Bài 28. Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Chinh Do
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh An
27 tháng 4 2021 lúc 22:27

Các cải cách ở Việt Nam vào nữa cuối thế kỉ 19 đề cập đến tất cả các mặt của đời sống như kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, quốc phòng,...

Bình luận (0)
Candy
Xem chi tiết
TR ᗩ NG ²ᵏ⁶
24 tháng 4 2021 lúc 21:31

xem trong SGK có mà

Bình luận (0)
Ngọc Nguyễn Thái Khánh
24 tháng 4 2021 lúc 21:49

Nội dung cải cách:

- Năm 1868, Trần Đình Trúc, Nguyễn Huy Tế: xin mở của biển Trà Lí (Nam Định).

- Năm 1872, Đinh Văn Điền: xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chình quốc phòng.

- Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ: gửi lên triều dình 30 bản điều trần; yêu cầu chấn chỉnh bộ máy quan lại; phát triển công, thương nghiệp, tài chính; chình đốn võ bị; mở rộng ngoại giao; cải tiến giáo dục.

- Các năm 1877 và năm 1882, Nguyễn Lộ Trạch: dâng 2 bảng "Thời vụ sách", đề nghị chấn chỉnh hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

* Ý nghĩa:

- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết thức thời.

Bình luận (0)
Phạm Thị Kiều Oanh
Xem chi tiết
♊Ngọc Hân♊
15 tháng 4 2021 lúc 13:22

nguồn :https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/anh-gia-tong-quat-va-bai-hoc-kinh-nghiem-qua-35-nam-doi-moi-631365/

35 năm đổi mới (1986 - 2021) là giai đoạn quan trọng của sự nghiệp phát triển đất nước, đánh dấu sự trưởng thành mọi mặt của Ðảng, Nhà nước và nhân dân, là sáng tạo có tính tất yếu, toàn diện để gạt bỏ, tháo gỡ những vướng mắc, giải phóng năng lực sản xuất, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đổi mới là công cuộc có tính tổng thể, được chuẩn bị bài bản, theo cách thức, với từng đường đi nước bước cụ thể, được cân nhắc chắc chắn, triển khai một cách sâu rộng và đồng bộ, cho nên 35 năm qua, công cuộc đổi mới đã thật sự gắn bó với vận mệnh dân tộc, vận mệnh đất nước, gắn bó với mỗi người Việt Nam, và được bạn bè quốc tế hết sức quan tâm.

 

Ðổi mới để phát triển, song phải là phát triển trong thế ổn định, theo đúng định hướng, con đường mà chúng ta đã chọn. Ðổi mới để thực hiện bước chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường do Nhà nước quản lý, điều hành theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng thả nổi thị trường; phát triển kinh tế nhưng phải đi đôi với thực hiện công bằng xã hội, khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo. Ðổi mới yêu cầu gắn với mở cửa, hội nhập, với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đất nước phát triển nhanh, bền vững; xây dựng, tăng cường lực lượng sản xuất, củng cố và phát triển quan hệ sản xuất phù hợp, từ đó nâng tầm đất nước lên trình độ mới, tầm cao mới.

Sau 35 năm, đất nước đã đạt được những kết quả thiết thực, mà trước hết là đổi mới tư duy để khắc phục được nhận thức lệch lạc, nhất là bệnh giáo điều, chủ quan duy ý chí, vì thế vai trò lãnh đạo của Ðảng càng được tăng cường, định hướng XHCN được giữ vững, hình thành quan niệm mới về mục tiêu, bước đi, cách thức phát triển đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từng bước hình thành, phát triển. Công cuộc đổi mới đã giải phóng sức sản xuất, củng cố, tăng cường quan hệ sản xuất mới, đưa đất nước ra khỏi tình trạng một nước có thu nhập thấp; đời sống nhân dân cải thiện đáng kể, ổn định chính trị - xã hội được bảo đảm, an ninh quốc phòng được củng cố vững chắc, quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng. Ðổi mới đã đưa nước ta từ chỗ thiếu thốn, có khi phải nhập lương thực, nay đã thành nước xuất khẩu gạo đứng ở tốp đầu thế giới. Chưa bao giờ nhịp độ phát triển và đổi thay từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến đồng bằng lại nhanh chóng, mạnh mẽ như hiện nay. Cũng chưa bao giờ phong cách sống, làm việc của mọi gia đình và mọi người dân lại có nhiều nét mới mẻ, tươi tắn như hôm nay. Ðổi mới giúp chúng ta vừa kế thừa và phát huy những thành quả tốt đẹp đạt được trước đây, vừa có cách nghĩ khác trước, nghe khác trước, nhìn khác trước, làm khác trước, phù hợp với trạng thái phát triển mới, vì thế, đã đem đến một sức vóc mới cho đất nước, tiếp sức chúng ta đi thêm những bước dài trên con đường đã chọn.

Qua 35 năm đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bộ mặt đất nước, đời sống của nhân dân thật sự thay đổi; dân chủ XHCN được phát huy và mở rộng; đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Công tác xây dựng Ðảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hệ thống chính trị được đẩy mạnh; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN được giữ vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng đi vào chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao…

Bình luận (0)
Quên
Xem chi tiết
minh nguyet
10 tháng 4 2021 lúc 19:08

2.

Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì:
- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại : Giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa công dân với thuộc địa phong kiến
- Triều đình phong kiến bảo thủ,bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi đề nghị cải cách.

Bình luận (0)
Quên
10 tháng 4 2021 lúc 19:08

Mong mọi người giúp đỡ.

Quên

Bình luận (0)
Trường Phước
Xem chi tiết
Smile
9 tháng 4 2021 lúc 21:04

Hạn chế:
Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó.
Kết cục: các đề nghị, cải cách đã không được thực hiện, do sự bảo thủ của triều Nguyễn.

Bình luận (0)
Trường Phước
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh An
12 tháng 4 2021 lúc 18:24

Em đồng ý với ý kiến trên. Bởi vì: Nếu nhà Nguyễn chấp nhận cải cách đất nước toàn diện giống như Duy tân Minh Trị thì đất nước sẽ vực dậy, phát triển phồn thịnh, kinh tế, công thương đạt được thành tựu rực rỡ, đời sống nhân dân được cải thiện, uy tín của giai cấp phong kiến được củng cố. Tất cả giúp Việt Nam tránh được nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Trường Phước
Xem chi tiết
♊Ngọc Hân♊
15 tháng 4 2021 lúc 13:38

Gây được tiếng vang lớn, ít nhất cũng đẵ dám tấn công vào những tu tưởng bảo thủ và trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết,tức thời .

Bình luận (0)
nguyễn thị minh thùy
Xem chi tiết
Ánh Dương
8 tháng 4 2021 lúc 20:53

Nội dung như: xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng,đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại. phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

Chúc bn hc tốt!

Bình luận (0)
Mi Đỗ
Xem chi tiết
Amee
30 tháng 3 2021 lúc 22:07

tham khảo

+ Nhận xét :

Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ là sự kết hợp của ba yếu tố: yêu nước; kính chúa; kiến thức sâu rộng do đi sớm ra nước ngoài nên có cái nhìn thức thời.

- Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện, đề cập đến nhiều vấn đề: kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo. Trong số những đề nghị đó, có đề nghị có thể thực hiện được như thay đổi chính kiến, quan niệm, khai thác nguồn lực của nước, của dân, chấn chỉnh giáo dục...Không đòi hỏi quá nhiều tiền của, mà chỉ cần lòng quyết tâm cao vì sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như vậy

Bình luận (0)
Amee
30 tháng 3 2021 lúc 22:08

tham khảo(ND)

Cuộc cải cách duy tân minh trị với nhiều cải cách ở các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, giáo dục, quân sự... đã khiến cho mọi mặt về kinh tế xã hội của nhật bản thay đổi hoàn toàn 

- Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để đã đưa nhật bản từ nước phong kiến lạc hậu thành một nước tư bản chủ nghĩa và hùng mạnh nhất châu Á

Bình luận (0)
Amee
24 tháng 3 2021 lúc 21:02

Nguyễn Khuyến sinh năm 1835 mất năm 1909. Ông tên thật là Nguyễn Thắng lấy hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi. Ông sinh sống và trưởng thành tại huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Cha của Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi thi đỗ ba khóa tú tài, làm nghề dạy học. Mẹ của ông là bà Trần Thị Thoan.

Cuộc đời của tác giả Nguyễn Khuyến

Từ thửa nhỏ, Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng là một người thông minh, rất hiệu học. Năm 1864, ông đỗ đầu giải nguyên trường Hà Nội. Năm 1865 sau đó, ông tiếp tục thi Hội nhưng trượt vì vậy, ông quyết định ở lại kinh đô theo học trường Quốc Tử Giám và đổi tên thành Nguyễn Khuyến với hàm ý sẽ tu chí, nỗi lực hơn nữa. Và năm 1871, ông đỗ liên tiếp Hội nguyên, Đình nguyên, do đỗ đầu cả ba kỳ thi nên người đời đã gọi ông là Tam nguyên Yên Đỗ.

Sau khi thi đỗ trạng, Nguyễn Khuyến ra làm quan và từng giữ nhiều chức vị cao như:

Năm 1873, ông được bổ nhiệm làm Đốc Học rồi được thăng làm Án Sát tại tỉnh Thanh HóaNăm 1877, ông thăng chức làm Bố Chính tỉnh Quảng NgãiNăm 1878, ông bị giáng chức và chỉ giữ một chức quan nhỏ tại Quốc Sử Quán ở HuếNăm 1883, ông được cử làm Tổng đốc Sơn Tây nhưng ông cáo quan về quê nhà.

Tuy ông thi cử đạt nhiều thành tích rực rỡ, đứng đầu khoa bảng, được vua quan tin dùng nhưng Nguyễn Khuyến chỉ làm quan 12 năm. Vì lúc bấy giờ, cơ đồ nhà Nguyễn bị sụp đỗ, Nam kỳ rơi vào tay thực dân Pháp, năm 1882 chúng đánh Hà Nội rồi tiếp tục tấn công vào kinh thành Huế năm 1885. Trước thời loạn thay đổi, các phong trào yêu nước như Cần Vương bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực không thể thay đổi được thời cuộc, không thể thực hiện giấc mơ trị quốc bình thiên hạ nên ông đã lùi ở ẩn. Chỉ tiếp tục sự nghiệp sáng tác thơ văn tuy nhiên lời thơ của ông lúc này luôn mang tâm trạng châm biếm, bất mãn, bế tắc.Nhà thơ Xuân Diệu sau này tôn Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của dân tình”, “nhà thơ của quê hương làng canh Việt Nam” vì chất thơ trào phúng, sinh động, gần gũi với cuộc sống.

Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Khuyến có rất nhiều bài thơ nổi tiếng, đến nay chúng ta vẫn gìn giữ khoảng 200 bài thơ chữ Hán và 100 bài thơ chữ Nôm của ông, được tập hợp trong cuốn Quế Sơn thi tập. Ngoài ra còn nhiều tập thơ tuyệt tác lưu truyền như Yên Đổ thi tập, Cẩm Ngữ, Bạn đến chơi nhà, Bách Liêu thi văn tập và 3 bài thơ hay viết về mùa Thu (Thu điếu, Thu ẩm, Thu Vịnh), cùng nhiều bài ca, văn tế, câu đối truyền miệng trong dân gian….

Cả hai lĩnh vực thơ Nôm và thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến đều đạt được thành tựu rực rỡ. Với bộ phận thơ Nôm, dường như Nguyễn Khuyến muốn đưa tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương để mong muốn tìm một đường đi đúng đắn, muốn phản kháng lại chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến thối nát, thơ vừa mang sự trào phúng vừa mang chất trữ tình. Còn với dòng thơ chữ Hán hầu hết các áng thơ đều là thơ trữ tình chất chứa nỗi lòng tác giả.

Đọc những vần thơ của Nguyễn Khuyến, chúng ta dường như thấy rõ hình ảnh người nông dân đang phải sống một hoàn cảnh nghèo khổ, tiêu điều đến mức muốn nghẹt thở, chìm sâu trong vũng lầy. Những câu thơ luôn ám ảnh người đọc, khiến ta thêm xót xa hơn.

Bình luận (0)