Bài 28 : Ôn tập

Kiều Bùi
Xem chi tiết
Kiều Bùi
Xem chi tiết
Hello Mine
Xem chi tiết
Nguyễn Yến Khanh
Xem chi tiết
Nguyễn Yến Khanh
Xem chi tiết
Lộc Nguyễn
Xem chi tiết
thịnh hòang
Xem chi tiết
trần thị thái hiền
Xem chi tiết
Ducanhdeptraibodoi
20 tháng 4 2019 lúc 16:19

Câu 1:

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển. Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

Câu 2:

* Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:

- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.

- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.

Bình luận (0)
Phan Vy
21 tháng 4 2019 lúc 19:58

Câu1: Biểu hiện:

- Dùng trâu bò để cày cấy

- Biết đắp đê phòng lụt

-Nghề thủ công phát triển: gốm; dệt

-Xuất hiện nhiều chợ lớn, nhỏ

-Chính quyền đô hộ độc chiếm thị trường ngoại thương

Câu 2:

- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.

- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.

Câu 3:

Năm 1306, Huyền Trân Công chúa kết duyên cùng Vua Chế Mân vị vua thứ 34 của vương quốc Chiêm Thành vào thế kỉ thứ 14. Đây là cuộc hôn nhân lịch sử này đã dâng về cho đất nước Đại Việt một vùng lãnh thổ rộng lớn – Thuận Châu và Hóa Châu.
Năm 1470
Chỉ sau cuộc xuất chinh vĩ đại bình Chiêm của Lê Thánh Tông (1470) vùng đất này mới được bình ổn, biên cương Đại Việt được mở rộng đến Mũi Nạy (giữa Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay) và bắt đầu có những cuộc khai phá mở mang.
Giữa thế kỷ XVI
Vào giữa thế kỷ XVI, Hội An đã là thương cảng, trung tâm buôn bán sầm uất, trong khi Đà Nẵng chỉ mới giữ vai trò là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa và tu sửa tàu thuyền.
Đầu thế kỷ XVIII
Đến đầu thế kỷ XVIII, khi kỹ thuật đóng tàu thuyền ở Châu Âu phát triển với nhiều tàu trọng tải lớn, đáy sâu vào được vịnh Đà Nẵng, vì vậy Đà Nẵng trở thành trung tâm giao dịch mới và chủ yếu giữa xứ Đàng Trong và phương Tây.
Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công vào vịnh Đà Nẵng.
Năm 1889, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thành phố Tourane (Đà Nẵng) thuộc tỉnh Quảng Nam và được xếp thành phố cấp 2.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, thành phố được mang tên nhà yêu nước Thái Phiên.
Tháng 3-1965, các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và xây dựng Đà Nẵng trở thành căn cứ quân sự lớn để bắt đầu chiến tranh Việt Nam
Vào lúc 14 giờ ngày 29-3-1975 Đà Nẵng được hoàn toàn giải phóng.
Ngày 30-8-1977 Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 228-CP hợp nhất các Quận I,II,III thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng thành một đơn vị hành chính thống nhất lấy tên là thành phố Đà Nẵng.

Ngày 01/01/1997, Đà Nẵng chính thức tách ra khỏi Quảng Nam và trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương.
Từ 2003 đến nay: Sau khi được Chính phủ công nhận là đô thị loại 1, Đà Nẵng đã cải thiện cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, định hướng trở thành trung tâm kinh tế – xã hội của duyên hải miền Trung và Việt Nam.

Câu 4:

Méo trả lời được-_-

Bình luận (0)
Lộc Nguyễn
Xem chi tiết