Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam

Hoàng Quốc Khánh
Xem chi tiết
Phạm Thị Ngọc  Huyền
10 tháng 5 2018 lúc 20:21

Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp

Sự phức tạp, đa dạng của tự nhiên nước ta đã được thể hiện rõ trong lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ và trong từng thành phần tự nhiên với nhiều loại đất, đá, khí hậu, sinh vật…
Sự phối hợp của các thành phần tự nhiên đã làm tăng thêm tính đa dạng, phức tạp của toàn bộ cảnh quan tự nhiên.
Cảnh quan tự nhiên nước ta vừa có những tính chất chung thống nhất vừa có sự phân hóa nội bộ tạo thành các miền tự nhiên.

Bình luận (1)
Võ Phương Nhi
Xem chi tiết
tk trinh
8 tháng 5 2018 lúc 21:47

đặc điểm chung của địa hình nước ta:

đồi núi là bộ phận qt nhất của nước ta:

+ chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ chủ yếu là đồi núi thấp (85%)

+địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ

địa hình nước ta được nâng lên trong GĐ tân kiến tạo và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

+ hướng nghiêng chung của địa hình là TB-ĐN, thấp dần từ nội địa ra biển

+hướng núi chính: TB-ĐN và vòng cung

địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động của con người:

+tính chất nhiệt đới: đất đai bị phong hóa

+tác động của con người: chặt phá rừng, xây các công trình...

chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
dinhkhuong duy
Xem chi tiết
Duyên Kuti
9 tháng 4 2018 lúc 20:46

-Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

+Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

- Cấu trúc địa khá đa dạng.

+ Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.

+Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: con người làm giảm diện tích rừng tự nhiên dẫn đến quá trình xâm lược, bóc mòn ở đồi núi tăng: tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông, đê biển,…)


Bình luận (0)
hoàng thị thúy
Xem chi tiết
Lucy heartfilia
3 tháng 7 2018 lúc 21:08

- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, còn lại rất ít.
- Hiện nay phổ biến lá rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau: rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.
- Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.

Bình luận (0)
Văn Công Phùng
Xem chi tiết
Nguyễn Tử Đằng
5 tháng 5 2018 lúc 20:33

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

► Khó khăn:
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.
- Biên giới dài, vùng biển rộng lớn nên việc bảo vệ chủ quyền là hết sức quan trọng.
- Đất nước kéo dài theo hướng Bắc - Nam làm giao thông xuyên Việt tốn kém, khó khăn trong điều hành quản lý kinh tế XH.
- Nằm ở vùng kinh tế năng động phải cạnh tranh tích cực với các nước (đây là điểm khó khăn và thuận lợi).

P/S: https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20090212073038AAAdKJz

Bình luận (0)
Võ Quang Huy
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
13 tháng 8 2018 lúc 8:42

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

a, Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn song Hồng đến dãy Bạch Mã.

● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

c.Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
Ngọc Hnue
13 tháng 8 2018 lúc 8:43

Sự phân bố địa hình Việt Nam: Đồi núi phân bố chủ yếu ở phía tây và bắc, đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía đông và nam

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
13 tháng 8 2018 lúc 9:46

Những đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn song Hồng đến dãy Bạch Mã.

● Hướng vong cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

Bình luận (0)
Võ Quang Huy
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
11 tháng 7 2018 lúc 8:47

Địa hình nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng.

Đồi núi phân bố chủ yếu ở phía tây và phía bắc; đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
Kuroko Tesuya
Xem chi tiết
spiderman
13 tháng 4 2017 lúc 7:46

Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc - đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
Cùng với Tân kiến tạo, hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta.
Trong môi trường nóng ẩm, gió mùa, đất đá bị phong hóa mạnh mẽ. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn. Đặc biệt hiện tượng nước mưa hòa tan đá vôi tạo nên địa hình các-xtơ nhiệt đới độc đáo. Những mạch nước ngầm khoét sâu vào lòng núi đá tạo nên những hang động rộng lớn, kì vĩ và rất phổ biến ở Việt Nam.
Trên bề mặt địa hình nước ta thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở.
Các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước...

Bình luận (0)
pham nguyen thanh thuy
Xem chi tiết
Lê Thanh Huyền
Xem chi tiết
Tuyết Nhi Melody
19 tháng 9 2017 lúc 14:23

Địa hình các – xtơ:

+ Địa hình này nước ta chiếm khoảng 50000 km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá :

CaCO3 + H2CO3 = Ca(HCO3)2

+ Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như nước ta xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình cácxtơ nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hang động có những hình thù kì lạ.

– Địa hình cao nguyên badan:

– Các cao nguyên bad an ở Việt Nam hình thành vào giai đoạn tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ,…Tổng diện tích badan tới hơn 20000 km2

– Địa hình đồng bằng phù sa mới:

Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào giai đoạn Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. Lớp trầm tích phù sa có thê dày 5000-6000m. Tổng diện tích của các đồng bằng khoảng 70000 km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 4000 km2 . Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm héc ta mỗi năm.

– Địa hình đê sông, đê biển:

+ Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng sông Thái Bình… để chống lụt. Hệ thống đê dài trên 2700km đã ngăn đồng bằng thành các vùng trũng nằm thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ từ 3 đến 7m.

+ Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định… để ngăn mặn. chống sự xâm nhập của thủy triều…

Bình luận (0)
Thien Tu Borum
19 tháng 9 2017 lúc 17:32

Trả lời

- Địa hình các – xtơ nhiệt đới :

+ Địa hình này nước ta chiếm khoảng 50000 km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá :

CaCO3 + H2CO3 = Ca(HCO3)2

+ Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như nước ta xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình cácxtơ nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hang động có những hình thù kì lạ.

- Địa hình cao nguyên bad an :

- Các cao nguyên bad an ở Việt Nam hình thành vào giai đoạn tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ,…Tổng diện tích badan tới hơn 20000 km2

- Địa hình đồng bằng phù sa mới :

Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào giai đoạn Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. Lớp trầm tích phù sa có thê dày 5000-6000m. Tổng diện tích của các đồng bằng khoảng 70000 km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 4000 km2 . Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm héc ta mỗi năm.

- Địa hình đê sông, đê biển:
+ Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng sông Thái Bình... để chống lụt. Hệ thống đê dài trên 2700km đã ngăn đồng bằng thành các vùng trũng nằm thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ từ 3 đến 7m.
+ Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định... để ngăn mặn. chống sự xâm nhập của thủy triều...


Bình luận (0)
Nguyễn Thị Xuân Diệu
8 tháng 1 2018 lúc 15:49

- Địa hình các – xtơ nhiệt đới :

+ Địa hình này nước ta chiếm khoảng 50000 km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá :

CaCO3 + H2CO3 = Ca(HCO3)2

+ Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như nước ta xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình cácxtơ nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hang động có những hình thù kì lạ.

- Địa hình cao nguyên bad an :

- Các cao nguyên bad an ở Việt Nam hình thành vào giai đoạn tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ,…Tổng diện tích badan tới hơn 20000 km2

- Địa hình đồng bằng phù sa mới :

Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào giai đoạn Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. Lớp trầm tích phù sa có thê dày 5000-6000m. Tổng diện tích của các đồng bằng khoảng 70000 km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 4000 km2 . Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm héc ta mỗi năm.

- Địa hình đê sông, đê biển:
+ Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng sông Thái Bình... để chống lụt. Hệ thống đê dài trên 2700km đã ngăn đồng bằng thành các vùng trũng nằm thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ từ 3 đến 7m.
+ Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định... để ngăn mặn. chống sự xâm nhập của thủy triều...


Bình luận (0)