Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

truong anh
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
25 tháng 5 2022 lúc 8:59

- Tư tưởng :

+ Tăng cường niềm tự hào cho cán bộ, đảng viên về sự lãnh đạo tài tình của Đảng, tập hợp được sức mạnh toàn dân tộc đánh bại tên đế quốc to có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất đế giới, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

+ Giúp học viện nhận thức khách quan, toàn diện về diễn biến lịch sử trong quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ đó làm cơ sở khoa học và tư tưởng để chống lại những quan điểm sai trái về sự lãnh đạo của Đảng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

  - Tính khoa học:

+ Giúp người học nắm rõ tri thức lịch sử về quá trình Đảng lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ đó đánh giá về tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong đề ra đường lối và lãnh đạo thành công chống lại kẻ thù hùng mạnh bậc nhất thế giới thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam VIệt Nam..

 + Những kinh nghiệm lịch sử của Đảng trong lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

Kỹ năng: Giúp học viên nâng cao hiểu biết về các vấn đề, sự kiện lịch sử Đảng trên cơ sở được trang bị kỹ năng phân tích, nắm bắt vấn đề, rút ra các kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng.

Thái độ: Tăng cường niềm tin cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về truyền thống và những đóng góp của ĐCSVN trong sự nghiệp đấu tranh giái phóng dân tộc.

 2. Yêu cầu

- Đối với giảng viên:

 + Nhuần nhuyễn kiến thức cơ bản và chuyên sâu về quá trình Đảng lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

 + Nhận thức rõ mục tiêu, nhiệm vụ của chuyên đề để kết hợp tốt giữa nội dung và phương pháp sao cho có hiệu quả nhất.

 + Phương pháp: có khả năng trong tổ chức thảo luận, làm chủ các tình huống sư phạm và định hướng tốt nội dung khi thảo luận cũng như thuyết trình.

- Đối với học viên:

 + Ý thức thái độ: thực sự cầu thị, ham hiểu biết, hăng hái xây dựng bài.

 + Đọc tài liệu và giáo án của giảng viên trên Web.

 + Kỹ năng: tăng cường kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh và vận dụng những kinh nghiệm lịch sử vào thực tiễn.

B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề, neo chốt kiến thức. Phương tiện dạy học: Sử dụng máy chiếu, phấn, bảng đen.

I.  Mở đầu

1. Về phía Mỹ

- Mỹ chọn Việt Nam làm trọng điểm chiến lược toàn cầu, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

2. Về phía cách mạng

Hoàn thành mục tiêu cách mạng, thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình, nhưng đế quốc Mỹ sử dụng vũ trang đàn áp phong trào cách mạng miền Nam, buộc Đảng ta phải kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

 3.Tính chất và đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

II. Các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

1. Giai đoạn 1 (từ 7-1954 – đến hết 1960) –Từ thế giữa gìn lực lượng, chuyển sang thế tiến công, đánh bại “chiến lược trả đủa ào ạt của Aixenhao”

 a. Âm mưu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn

b. Tìm đường giải phóng miền Nam: (Nghị quyết Trung ương 6 (7-1945); Nghị quyết Bộ chính chính (6-1956); Đề cương cách mạng Miền Nam); Nghị quyết Trung ương  15 (1-1959)

c. Phong trào đồng khởi

 2. Giai đoạn 2 : Đánh thắng chiến lược "chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (từ 1961 đến giữa 1965)

 aChiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ

 - Kế hoạch Stalây –Tâylo

 - Kế hoach xây dựng ấp chiến lược

b. Đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

- Nghị quyết Trung ương 9  (tháng 12 -1963)

- Phong trào đấu tranh

      + Chiến thắng Ba Gia, Đồng Xoài, Bình Giã…)

3. Đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968)(1 tiết)

a. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc

b. Đánh bại hai cuộc phản công chiến lược của Mỹ - ngụy (1965-1966, 1966-1967

c. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968, chiến lược "Chiến tranh cục bộ" phá sản

4. Giai đoạn 4 Đánh thắng một bước chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", buộc đế quốc Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam (1969-1973)

a. Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ

b. Đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (Nghị quyết18 (1-1970)

c. Phong trào đấu tranh

- Đánh bại cuộc hành quân Chenla 2 (Đông bắc Campuchia)

- Đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719(Đường 9 Nam Lào)

- Cuộc tiến công chiến lược 1972

5. Giai đoạn 5: Tổng tiến công và nổi dậy - giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)(30 phút)

a. Tình thế cách mạng sau Hiệp định Pari

b.  Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7-1973) xác định phương hướng và biện pháp cơ bản đưa cách mạng miền Nam tiến lên, đánh đổ hoàn toàn chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹ

c. Đảng tổ chức, lãnh đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đầu năm 1975, giải phóng miền Nam.

IVBài học kinh nghiệm

- Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nươc đúng đắn, sang tạo, độc lập, tự chủ.

- Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo.

- Xây dựng căn cứ địa cách mạng, hậu phương kháng chiến lâu dài.

- Đoàn kết liên minh chiến đấu với lào, Campuchia.

- Đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh thời đại.

- Phát huy nhân tố con người.

- Phương pháp chủ yếu: thảo luận.

C. SẢN PHẨM NGƯỜI HỌC PHẢI HOÀN THÀNH

1. Viết bài thu hoạch 4-5 trang nêu rõ nhận thức của bản thân về vai trò của Đảng trong lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

2. Những hướng vận dụng bài học kinh nghiệm của Đảng kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào thực tiễn hiện nay.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I – Khoa Lịch sử Đảng: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, (tái bản lần thứ nhất có bổ sung), 2013.

2. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh – Trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, HN,1996

3. Viện Mác – Lênin: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập II (1954 -1975) Nxb Chính trị quốc gia, 1995.

4. Viện Sử học : Lịch sử Việt Nam  (1954 -1965), Nxb Khoa học xã hội, HN, 1995.

5. Viện Sử học : Lịch sử Việt Nam  (1965 - 1975), Nxb Khoa học xã hội, HN, 1995.

6. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì đọc lập tự do, vì chủ nghĩa ax hội, tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự Thật, Hà Nội, H, 1970.

Bình luận (0)
Ngô Ngọc Tâm Anh
Xem chi tiết
Tùng
Xem chi tiết
Ba Thị Bích Vân
10 tháng 4 2017 lúc 11:03
Thời Hậu Lê là một trong những thời kì có vị trí đặc biệt trong lịch sử hình thành và phát triển của các triều đại phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam. Triều Hậu Lê là một trong những triều đại phong kiến có lịch sử tồn tại và phát triển lâu dài với 361 năm (1428-1789). Trong thời gian đó, triều Hậu Lê đã trải qua biết bao thăng trầm về chính trị, bảo vệ và mở rộng biên giới, hạn chế các xu hướng cát cứ, xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền mạnh, có vị trí và uy tín lớn trong khu vực, để lại nhiều ảnh hưởng sâu sắc cho các triều đại phong kiến sau này. Và một trong những nguyên nhân đưa tới sự thành công của triều đại phong kiến này ấy là sự vận dụng đầy sáng tạo và khoa học nguyên tắc tôn quân quyền của đạo Nho trong việc xây dựng và tổ chức bộ máy chính quyền của mình. Với mong muốn tìm hiểu về vấn đề này, dưới đây là bài tiểu luận của tôi về đề tài: “ Sự vận dụng nguyên tắc tôn quân quyền trong nhà nước phong kiến thời kì Hậu Lê". NỘI DUNG. 1. Khái quát chung về nguyên tắc tôn quân quyền.

Đến thế kỷ 9 sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền thì nước ta bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ, bắt tay vào xây dựng đất nước trong khuôn khổ nhà nước phong kiến tập quyền, đạo Nho bắt đầu có ảnh hưởng lớn. Các triều đại phong kiến Việt Nam dựa vào hệ tư tưởng Nho giáo để thiết lập bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tôn quân quyền, đặc biệt là trong các giai đoạn về sau thời Lê.

Nguyên tắc “tôn quân quyền” tức là quyền lực nhà vua được đưa lên vị trí độc tôn, theo đó vua nắm tất cả các quyền hành. Tất cả mọi người phải phục tùng theo nhà vua, vua là “thiên tử”, ý vua là ý trời, vua nắm quyền cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Người đứng đầu nhà nước không chia sẻ quyền lực cho bất cứ ai, nắm giữ địa vị độc tôn trong các mối quan hệ. Tôn quân quyền là đưa quyền cho bậc quân vương, cũng là tôn trọng tối đa vương quyền đó, quyền lực nhà vua nắm địa vị độc tôn. Vua là người nắm trọn vương quyền: là người duy nhất có quyền đặt ra luật pháp. Các chiếu chỉ của vua có giá trị pháp lý tối cao, các bộ luật được biên soạn trên cơ sở ý chí của vua. Vua đứng đầu nhà nước, điều hành hoạt động của bộ máy hành pháp từ trung ương đến địa phương, có quyền bổ nhiệm, khen thưởng hoặc trừng phạt các quan lại. Vua cũng là quan toà tối cao, có quyền quyết định trong các vụ xét xử và là người duy nhất có quyền ân xá cho phạm nhân. Không chỉ nắm vương quyền các nhà vua còn nắm giữ thần quyền: vua ban danh hiệu quốc sư, ban sắc phong cho các thần linh. Chỉ có vua mới có quyền tế trời, thần dân chỉ được thờ cúng tổ tiên và thần thánh. Ngoài ra, quyền lực của vua còn chi phối đến nhiều lĩnh vực cụ thể khác ví dụ như về kinh tế vua là người sở hữu tối cao với ruộng đất công của các làng xã. Hơn nữa vua còn được hưởng nhiều đặc quyền khác. Dưới vua có bộ máy quan lại giúp việc cho vua cai quản với chức năng chính là chức năng tư vấn; chức năng phụ tá và thực thi quyền lực của vua. 2. Sự vận dụng nguyên tắc tôn quân quyền dưới thời Hậu Lê. Nhà Hậu Lê (1427-1789) là một triều đại phong kiến Việt Nam, tồn tại sau thời Bắc thuộc lần 4 và đồng thời với nhà Mạc, nhà Tây Sơn trong một thời gian, trước nhà Nguyễn. Nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra, được phân biệt với nhà Tiền Lê (980-1009) do Lê Hoàn lập ra cuối thế kỷ 10. Nhà Hậu Lê gồm có 2 giai đoạn: Nhà Lê sơ (1428-1527) và Nhà Lê trung hưng (1533- 1789) a. Biểu hiện của nguyên tắc tôn quân quyền dưới thời Lê sơ. Lê Lợi, vị thủ lĩnh tối cao của nghĩa quân Lam Sơn cũng là vị vua đầu tiên, mở đầu cho triều đại Lê sơ. Khi lên ngôi năm 1428, ngày rằm tháng 4 năm Mậu Thân, Lê Lợi chính thức lên ngôi ở điện Kính Thiên trong thành Đông Đô (tức Hà Nội ngày nay), đặt niên hiệu là Thuận Thiên, quốc hiệu là Đại Việt. Và nói đến thời Lê sơ, người ta thường nhắc đến tính chất hoàn bị của bộ máy thời kỳ này. Sở dĩ thời kỳ này có được sự phát triển mạnh về nhiều phương diện kinh tế, chính trị, xã hội và xây dựng được bộ máy hoàn bị là do thời kì này hội đủ 3 điều kiện đó là: nhà nước có một vị minh quân, một hệ thống đội ngũ quan lại có tài, có đức và quan trọng là có một hệ thống pháp luật tiến bộ, cùng với việc thực thi nghiêm minh. Trải qua bốn đời vua đầu: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lê Nghi Dân xã hội Đại Việt đã có nhiều chuyển biến rất tích cực. Nhưng phải đến thời của vua Lê Thánh Tông những điều kiện khách quan và chủ quan mới thật sự hội tụ đầy đủ, chín muồi. Thông qua hàng loạt biện pháp cải cách liên tục và lâu dài thành bộ máy nhà nước thời Lê sơ (triều Lê Thánh Tông) đã đạt đến tổ chức nhà nước quân chủ tập quyền mạnh. Đó là nhà nước quân chủ, quan liêu, chỉ huy quản lý và can thiệp vào mọi mặt đời sống của dân chúng từ kinh tế, chính trị đến xã hội, tư tưởng. Và có thể thấy, với những cải cách quan trọng của mình thì thật sự nguyên tắc tôn quân quyền đã được vận dụng một cách triệt để trong việc tổ chức và hoàn bị bộ máy chính quyền trung ương tập quyền tới cao độ. Mô hình nhà nước thời Lê Thánh Tông đã trở thành mẫu mực cho những đời vua sau và các triều đại sau mô phỏng theo nhằm tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay nhà vua theo nguyên tắc tôn quân quyền của nho giáo và tăng cường hiệu lực của bộ máy quan liêu, tăng cường hiệu quả quyền lực của hoàng đế. Tất cả quyền hành tối cao của bộ máy nhà nước đều tập trung vào triều đình mà đứng đầu là vua, vua là người duy nhất chủ trì các buổi tế lễ và tổng chỉ huy quân đội tham chiến như vua Lê Thánh Tông đã từng đích thân cầm quân đi đánh Chăm pa để mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Lê Thánh Tông đã thực hiện cải tổ bằng việc loại bỏ bớt một số chức quan, cơ quan ở trung ương, thành lập các cơ quan giám sát, không tập trung quyền hành vào một cơ quan tránh cho việc lạm quyền, tiếm quyền. Theo đó, vua là người đứng đầu, các quan lại, cơ quan chỉ là cơ quan giúp việc cho vua. Ông bãi bỏ các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và các bộ phận thừa hành như thượng thư sảnh, trung thư sảnh…. Lê Thánh Tông đã bãi bỏ chức tể tướng, trước đây tể tướng là người dưới một người trên muôn người, rất nhiều quyền hành, nay vua tự mình đứng ra điều khiển các quan, không thông qua tể tướng. Tương tự chức đại hành khiển đứng đầu quan văn cũng bị bãi bỏ. Ngoài ra Lê Thánh Tông còn bãi bỏ tam tư, chỉ còn lại tam thái, tam thiếu. Công thần dưới triều này không kiêm nhiệm các trọng trách lớn mà chỉ là những công thần không có thực quyền được hưởng phẩm cao, bổng hậu. Tiếp đó, Lê thánh tông lại tách Lục bộ ra khỏi thượng thư sảnh, thành lập sáu cơ quan riêng, chịu trách nhiệm trực tiếp từ vua. Đặt thêm các chức danh, cơ quan giám sát. Và để khuyến khích mở mang nông nghiệp- nền tảng phát triển của xã hội nước ta khi đó, Lê Thánh Tông cho lập ra 4 sở chuyên môn,bao gồm: sở đồn điền, sở tầm tang, sở thực thái và sở điền mục. Ở địa phương chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện, châu, xã. Ông trực tiếp điều hành ở mức tối cao nhiều công việc của triều đình. Ở mỗi xã đặt ra các chức xã trưởng, do dân bầu nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan cấp trên. Đồng thời cho phép làng xã lập hương ước nhưng phải qua sự kiểm duyệt của cơ quan nhà nước, cấp trên. Trong quân sự, vua bỏ quyền của thái úy trực tiếp điều khiển quân đội. Thái úy hiện nay chỉ còn giữ việc tuyển quân, luyện quân; quyền lực thực tế thuộc về nhà vua.. Cùng với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ tổng quát của các bộ, các khoa, các tự, các sở, nhà vua còn quy định rõ cơ cấu tổ chức, biên chế của từng bộ, từng khoa,.. với những chức danh, phẩm hầm và lương bổng cụ thể cho từng quan lại. Số lượng biên chế trong từng bộ, khoa, tự, sở và tổng số quan lại của cả nước đều được vua ấn định dứt khoát, không ai được tự tiện tăng hay giảm dù chỉ là một chức quan thấp nhất. Với việc thực hiện quản lý hệ thống quan lại này đã giúp nâng cao quyền lực nhà vua, xây dựng nên bộ máy hành chính có hiệu lực, hạn chế đến mức thấp nhất sự phân quyền và sự lộng hành của các công thần, đảm bảo cho sự tập trung cao độ của quyền lực nhà nước trong tay Thiên tử… Và như vậy ta có thể thấy, qua cơ cấu tổ chức, triều Lê Thánh Tông đã tạo ra hệ thống hành chính thống nhất từ trên xuống, gắn địa phương với trung ương vừa nhắm tới mục tiêu tập trung quyền lực, chỉ đạo của vua, hạn chế xu hướng li tâm, vừa phân chia chức trách, giảm thiểu sự chồng chéo của các cơ quan, địa phương. Nó nhằm hướng tới mục tiêu chung mà Lê Thánh Tông đã đặt ra ban đầu, đó là: “Đồ bản, đất đai ngày nay so với trước đã khác xa nhau, ta cần phải tự mình giữ quyền chế tác hết đạo biến thông”; “Cốt để quan to, quan nhỏ cùng ràng buộc nhau, chức trọng, chức thường kìm chế lẫn nhau, uy quyền không lạm dụng, lẽ phải không bị lung lay, khiến mọi người có thói quen theo đạo giữ phép không lầm lỗi làm trái nghĩa”… b. Biểu hiện của nguyên tắc tôn quân quyền dưới thời Lê trung hưng. Sau khi Lê Thánh Tông qua đời, chỉ không đầy một thập kỷ, triều đình nhà Lê rơi vào cảnh hỗn loạn, suy thoái dẫn đến sự thay thế triều Lê sơ bằng chính quyền nhà Mạc. Để phù vua Lê, các triều Trịnh, Nguyễn lần lượt đứng lên chống triều Mạc để giành lại ngôi vị cho vua Lê. Thế nhưng cuối cùng, nhờ tài năng của Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, quân nhà Lê dần dần thắng thế. Năm 1592, quân Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc bỏ chạy lên cát cứ ở Cao Bằng, mở ra một thời kì mới cho lịch sử dân tộc với sự tồn tại của thể chế lưỡng đầu Lê- Trịnh. Trên danh nghĩa các vua Lê được coi là người duy nhất đứng đầu bộ máy nhà nước, nắm quyền bính trong tay và giữ quyền cai trị toàn bộ lánh thổ quốc gia Đại Việt. Tuy nhiên trên thực tế, quyền lực của nhà vua còn bị hạn chế và chi phối mạnh bởi quyền lực của các chúa Trịnh. Để khẳng định uy quyền và địa vị pháp lý của mình, các chúa Trịnh buộc vua Lê phải phong vương cho mình. Vua Lê phong cho Trịnh Tùng giữ chức Tổng quốc, đứng đầu hàng ngũ quan lại trong triều và kể từ đó các vua Lê hoàn toàn "khoanh tay rủ áo", như cách nói của các sử gia đương thời, đối với chính sự. Mọi công việc từ trị sự đến quân sự đều do chúa Trịnh đảm đương. Về lĩnh vực lập pháp, về mặt nguyên tắc, chỉ có nhà vua với tư cách là người đứng đầu nhà nước phong kiến mới được toàn quyền trong hoạt động lập pháp. Tuy nhiên trên thực tế, sự tồn tại của chúa Trịnh lấn át quyền hành của vua Lê nên chúa Trịnh cũng có quyền bạn hành pháp luật. những văn bản pháp luật mang danh nghĩa vua Lê ban hành thực chất đều do chúa Trịnh soạn sẵn và nhà vua chỉ việc kí ban hành mà ít khi vua Lê bác bỏ nội dung của chúng. Và cũng bởi lẽ đó mà sau này trong tất cả các bài chiếu lên ngôi của vua Lê đều có một kết luận: nhà vua kế thừa sự nghiệp của tổ tông, lên ngôi báu để gìn giữ tông miếu xã tắc, phát huy đức độ, thừa hưởng và bảo tồn uy phúc của tổ tiên. Còn việc trị quốc an dân, nhà vua hoàn toàn nhờ cậy Trịnh Vương. Xét về tính chất văn bản pháp luật thời kì này, ta thấy giữa chúng không có sự xung đột hay chồng chéo, sự phân định thẩm quyền đã tương đối rõ ràng, sự qui định như vậy cũng cho thấy rất rõ tính chất đế quyền của nhà vua, và tính chất thực quyền của chúa, hay nói cách khác nhà Lê trị vì còn Chúa Nguyễn thì cai trị. Về lĩnh vực hành pháp, mặc dù lấy danh nghĩa của vua Lê để ra sắc chiếu hay chỉ dụ tuyên bổ, thưởng phạt.. song từ khi họ Trịnh lên nắm quyền, mọi việc chính trị, quan dân, quan chế đều do bên phủ chúa Trịnh định đoạt hết. Hầu như mọi việc liên quan tới tài chính, thuế khóa của quốc gia đều do cháu Trịnh nắm giữ như: thu chi ngân sách, lương bổn, các loại thuế… Trong quân sự, vua Lê phong cho chúa Trịnh giữ chức Đại nguyên soái và lãnh đạo toàn bộ lực lượng quân binh trong cả nước. Ngoài ra, trong lĩnh vực ngoại giao, vua Lê với tư cách là nguyên thủ quốc gia nên có quyền tiếp sứ giả hoặc cử sứ giả ra nước ngoài thiết lập quan hệ ngoai giao với các nước liên bang, song những quyền này cũng chỉ mang tính tượng trưng còn thực tế chúa Trịnh mới là người toàn quyền quyết định và vua Lê là người công bố những chính sách ngoại giao đó. Còn về tư pháp, quyền tài phán cuối cùng thuộc về chúa Trịnh, còn các vua Lê chỉ có chức năng ban hành các đạo, chiếu liên quan đến lĩnh vực tư pháp, ban bố lệnh ân xá và đại xá mà thôi. Về hình thức triều đình thì vua Lê vẫn giữ theo mô hình thời Lê sơ và cơ cấu tổ chức cũng như quyền hạn của các cơ quan vẫn như trước đây. Song càng vầ sau chức năng các cơ quan này càng bị hạn chế bởi sự ra đời của các cơ quan bên phủ chúa Trịnh như: Ngũ phủ Phủ Liêu, Lục phiên- cơ quan này không chỉ nắm trọn quyền thống lĩnh quân đội mà còn lấn dần và tước đoạt quyền hạn của lục bộ. Về chính quyền địa phương cơ bản vẫn được tổ chức theo mô hình thời Hồng Đức với 13 xứ thừa tuyên. Như vậy có thể thấy, dưới thời Lê- Trịnh với chế độ lưỡng đầu chế, thì nguyên tắc tôn quân quyền đã được áp dụng một cách mềm dẻo và linh hoạt hơn để phù hợp với yêu cầu thực tiễn mà lịch sử đã đặt ra. Trên danh nghĩa, vua Lê là nguyên thủ quốc gia nhưng chỉ là “hữu danh vô thực”, tất cả quyền bính thực chất thuộc về các chủa Trịnh và phủ chúa. Chúa mới là nơi xuất phát của các mệnh lệnh, chủ trương chính sách của nhà nước. Chúa Trịnh không dám lật đổ vua Lê và vua Lê chấp nhận sự lấn át của chúa Trịnh nen cả 2 cùng dực vào nhau để tồn tại và duy trì tập quán chính trị “lưỡng đầu chế” này. Chính quyền Lê- trịnh thể hiện quyền lực của 2 dòng họ, giữa vua và chúa, giữa đế và vương. Cả 2 cùng vừa kết hợp, vừa thể hiện sự đối trọng nhau nhưng cùng tham gia quản lý và điều hành đất nước với sự song song tồn tại của 2 hệ thống cơ quan nhà nước với cơ cấu và tổ chứ khác nhau nhưng đều dựa trên sự vận dụng nguyên tắc tôn quân quyền của Nho giáo. c. Đánh giá về sự vận dụng nguyên tắc tôn quân quyền dưới thời Hậu Lê. Với sự vận dụng đầy linh hoạt và sáng tạo nguyên tắc tôn quân quyền trong việc tổ chức bộ máy nhà nước thời Hậu Lê đã đưa đến những thành tựu nhất định của triều đại này trong tiến trình lịch sử dân tộc. Trong thể chế quân chủ tuyệt đối Lê sơ, vai trò của nhà vua được đặt lên rất cao với chủ nghĩa “tôn quân” và theo đó, hoàng đế là người nắm trọn trong tay cả vương quyền, thần quyền và các đặc quyền kinh tế, chính trị khác và có thể nói, với cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã đưa đến sự phát triển cao độ của mô hình nhà nước quan liêu chuyên chế. Còn đối với thời Lê trung hưng, với sự vận dụng một cách mềm dẻo nguyên tắc này của Nho giáo đã đưa tới sự ra đời của một chính thể độc đáo trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam đó là thể chế lưỡng đầu Lê – Trịnh với sự song song tồn tại của 2 nguyên thủ quốc gia vừa cân bằng vừa đối trọng với nhau trong quá trình trị vì đất nước của mình. Tuy nhiên, với việc áp dụng nguyên tắc này đã khiến cho nhà vua giữ vai trò độc tôn trong bộ máy nhà nước, dễ đưa lại sự chuyên chế độc đoán và chuyên quyền, lạm quyền vô độ; và hơn hết, là đưa vua và dân ngày càng cách xa nhau hơn… KẾT LUẬN. Trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của mình, nhà nước phong kiến Hậu Lê đã ghi tạc những dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc với những biến động đầy thăng trầm của mình. Với gần 4 thế kỉ tồn tại của mình, tổ chức bộ máy nhà nước Hậu Lê đã có những ảnh hưởng sâu sắc tới những triều đại phong kiến ở Việt Nam sau này, và đặc biệt là với cuộc cải cách thành công của vua Lê Thánh Tông vào thế kỉ XV…..
Bình luận (0)
Huy Bin
15 tháng 10 2016 lúc 21:41

Lê Văn Tám là có thật 

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
15 tháng 10 2016 lúc 21:44

“Dựng” chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám.

 Hình tượng thật của “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám - Ảnh 1.

Hình tượng Lê Văn Tám dựa trên một câu chuyện có thật.

Giải thích về hình tượng nhân vật Lê Văn Tám, GS Phan Huy Lê, một trong những chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam dẫn lời kể và lời dặn của GS Trần Huy Liệu như sau:

"Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10/1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh, nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã "dựng" lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét".

GS Trần Huy Liệu còn cho biết là sau khi ta phát tin này thì đài BBC đưa tin ngay, và hôm sau bình luận: "Một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng". GS đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý.

GS Trần Huy Liệu không hề "hư cấu" sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ "dựng lên", theo cách nói của GS, chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch.

GS giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng "dựng" chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám.

Hình tượng thật của “ngọn đuốc sống” Lê Văn Tám - Ảnh 2.

Kho xăng Thị Nghè

Lúc bấy giờ, GS Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên GS nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta. Cũng xin lưu ý là GS Trần Huy Liệu giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời từ ngày 28/8/1945 đến ngày 1/1/1946, rồi Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cổ động trong Chính phủ liên hiệp lâm thời từ ngày 1/1/1946 cho đến khi thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 2/3/1946, nghĩa là trong thời gian xảy ra sự kiện Kho xăng Thị Nghè bị đốt cháy, chứ không phải trong thời gian "1946 - 1948?" sau sự kiện trên.

Điều căn dặn của GS Trần Huy Liệu là: Sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. Trong câu chuyện, GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng. Đây chính là điều lắng đọng sâu nhất trong tâm trí mà tôi coi là trách nhiệm đối với GS Trần Huy Liệu đã quá cố và đối với lịch sử.

Còn sự kiện quân ta phá nổ kho đạn của địch ở Sài Gòn ngày 8/4/1946 mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói đến trong hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên" thuộc giai đoạn sau, không liên quan đến chuyện Lê Văn Tám.

Điểm lại những tư liệu đã thu thập được thì càng thấy rõ, trên cơ sở sự kiện có thật và cả dư luận về hình ảnh người chiến sĩ tẩm xăng thời đó, GS Trần Huy Liệu tạo dựng nên biểu tượng "ngọn đuốc sống" gắn với tên tuổi thiếu niên Lê Văn Tám. Vấn đề thứ hai là cách ứng xử đối với biểu tượng "ngọn đuốc sống Lê Văn Tám".

Trong bàn luận, cũng có người nghĩ rằng, "ngọn đuốc sống Lê Văn Tám" đã đi vào lòng dân rồi, các nhà sử học không cần xác minh nhân vật đó có thật hay không, làm ảnh hưởng tới một "biểu tượng", một "tượng đài" yêu nước. Đối với sử học, tôn trọng sự thật, tìm ra sự thật, xác minh sự thật là một nguyên tắc cao cả thuộc về phẩm chất và chức năng của nhà sử học, GS Phan Huy Lê nói.

Biểu tượng "ngọn đuốc sống Lê Văn Tám" thực sự đã được quảng bá rộng rãi, đi sâu vào tâm thức của nhân dân, tiêu biểu cho tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí xả thân vì nước của quân dân ta trong buổi đầu của Nam kỳ kháng chiến. Một số đường phố, trường học, công viên hiện nay đã mang tên Lê Văn Tám.

Lời dặn của GS Trần Huy Liệu là đến lúc đất nước yên ổn, cần phải nói lên sự thật về câu chuyện Lê Văn Tám. Đó không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật. Đó là một biểu tượng đã đi vào lịch sử mang tính phổ biến và thiêng liêng. Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê Văn Tám.

Trích bài đăng của GS Phan Huy Lê

Bình luận (2)
Bình Trần Thị
15 tháng 10 2016 lúc 22:45

có thật .

Lê Văn Tám là cái tên của một thiếu niên anh hùng trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương của Việt Nam với chiến tích nổi bật là đã cảm tử châm lửa để phá hủy một kho xăngcủa quân địch. Sau chiến tranh, hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng, được nhắc tới cho đến tận ngày nay trong sách giáo khoa để các em thiếu nhi học tập tấm gương của một thiếu niên anh hùng dân tộc, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc

Bình luận (0)
Trần ngọc Mai
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Minh Tú
4 tháng 5 2016 lúc 19:55

Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 

 

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Minh Tú
4 tháng 5 2016 lúc 16:08

mk có nè

 

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Minh Tú
4 tháng 5 2016 lúc 19:55

Thứ tự từ dưới len nhá

Bình luận (0)
Tiến Tiền Đô
10 tháng 5 2016 lúc 21:46

I. CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ  DÂN TỘC

1. Giai đoạn 1919 - 1930: từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất  đến khi Đảng ra đới năm 1930.

-       Sau chiến tranh thế giới I, Pháp làm chuyển biến  kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo điều kiện  cho phong trào yêu nước tiếp thu  luồng tư tưởng cách mạng vô sản.

-       Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã làm chuyển biến  phong trào yêu nước chống Pháp

-       Ba tổ chức Công sản VN ra đời.

-       ĐCS VN ra đời 3/2/30 chấm dứt sự  khủng hoảng về đường lối lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

 

2. Giai đoạn 1930 - 1945: từ sau khi Đảng Cộng sản VN ra đời  đến 2/9/1945.

-       Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và “khủng bố trắng“ của Pháp  đã làm  bùng nổ phong trào cách mạng  dưới sự lãnh đạo của Đảng

-       Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 –1931. Vận động dân chủ 1936 –1939

-       Cách mạng tháng Tám 1945  thắng lợi  là kết quả  của quá trình tập dợt trong 10 năm từ  khi Đảng ra đời.

3. Giai đoạn 1945 - 1954: từ sau cách mạng tháng Tám  năm 1945 đến ngày 21/7/1954.

-       Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập,nước ta gặp muôn vàn khó  khăn.

-       Cuộc kháng chiến chống Pháp  (1945-1954) tiến hành  trong điều kiện  đã độc lập và có chính quyền ; kháng chiến  chống Pháp xâm lược.

-       Chiến thắng lịch sử Điện biên phủ 1954, Pháp rút  khỏi nước ta

4. Giai đoạn 1954 - 1975: từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến  chống Pháp  năm 1954 đến ngày 30-4-1975.

-       Nhiệm vụ cách mạng từng miền và  nhiệm vụ chung  của cả nước là “Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.

-       Miền Nam  đấu tranh chính trị phát triển lên  “Đồng khởi”, rồi chiến tranh  giải phóng.

-       Đánh  bại  chiến lược thống trị và xâm lược  thực dân mới của  Mỹ: đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương”; “Chiến tranh đặc biệt”; “Chiến tranh cục bộ”; “Việt Nam hóa  chiến tranh”

-       Hiệp định Pari kí kết tạo điều kiện thắng lợi cho ta tiến tới thắng lợi lịch sử 1975.

-       Miền Bắc: quá độ  lên chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, làm nghĩa vụ hậu phương cho miền Nam.

5/ Giai đoạn 1975 - 2000:  từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1975 đến năm 2000.

-       Cách mạng Việt nam chuyển sang thời kỳ Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

-       Trong 10 năm đầu (1976-1986)  đi lên chủ nghĩa xã hội, bên  cạnh thành tựu và ưu điểm, cách mạng nước ta  gặp không ít khó  khăn, yếu kém, sai lầm,khuyết điểm  đòi hỏi phải đổi mới.

-       Từ Đại Hội VI (12-1986) của Đảng, nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy m ạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên.

-       Đến 2000, đã thực hiện được  ba kế hoạch Nhà nước 5 năm.

-       Công cuộc đổi mới đã giành thắng lợi, từng bước đưa đất nước ta  lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định  đường lối đổi mới của Đảng  là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

II. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, BÀI HỌC KINH NGHIỆM

* Nguyên  nhân thắng lợi

-       Nhân dân giàu lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, chiến đấu  kiên cường, dũng cảm vì độc lập tự do.

-       Đảng ta đứng đầu là Bác Hồ, lãnh đạo cách mạng với đường lối đúng đắn, sáng tạo, độc lập,tự chủ, Đảng lãnh đạo  là nhân tố quyết định nhất

* Bài học kinh nghiệm

-       Nắm vững ngọn cờ   độc lập  dân tộc  và chủ nghĩa xã hội.

-       Sự nghiệp cách mạng là của  nhân dân, do dân và vì dân, nhân dân là người  làm nên thắng lợi lịch sử.

-       Không ngừng củng cố, tăng  cường đoàn kết.

-       Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế.

-       Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng  là nhân tố hàng đầu  bảo đảm thắng  lợi  của cách mạng Việt Nam

 

Bình luận (1)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
7 tháng 12 2016 lúc 19:19

Bình luận (0)