Bài 27. Tiêu hóa ở dạ dày

thanh thảo
Xem chi tiết
Chim Sẻ Đi Mưa
22 tháng 12 2016 lúc 12:34

Cơm nếp no lâu hơn do nhiều dinh dưỡng, giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn nhé bạn

Bình luận (0)
Dương Tùng
Xem chi tiết
Hải Đăng
4 tháng 5 2018 lúc 15:20

Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như sau :
- Thức ăn chạm lưỡi và chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 1 lít dịch vị) giúp hòa loãng thức ăn.
- Sự phối hợp cơ của các lớp cơ dạ dày giúp đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị

Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như sau :
- Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu. khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị.
- Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3-10 axit amin).

Bình luận (0)
Thời Sênh
4 tháng 5 2018 lúc 13:24

Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày:

- Biến đổi lí học: sự co bóp của dạ dày làm nhuyễn đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.

- Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim pepsin phân cắt một phần protein chuỗi dài thànhcác chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin

Bình luận (0)
Mai Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
29 tháng 11 2017 lúc 20:57

Cấu tạo của dạ dày.
Dạ dày có 4 lớp cấu tạo cơ bản.
Lớp màn bọc bên ngoài
Lớp cơ rất dày và khoẻ (cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)
Lớp dưới niêm mạc
Lớp niêm mạc trong cùng có nhiều tuyến dịch vị.
Tiêu hoá ở dạ dày
Dịch vị do dạ dày tiết ra gồm 95% nước, 5% còn lại có enzim pepsin, axit clohiđric (HCl), chất nhầy.

Enzim pepsin chỉ tác dụng duy nhất với protein ở mức độ nhất định, trong môi trường có HCl (biến đổi hoá học).

Dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn với dịch vị và lưu giữ trong dạ dày từ 3 đến 6 giờ sau đó mới đẩy dần thức ăn từng đợt xuống ruột non qua cơ vòng môn vị (biến đổi lí học).

Bình luận (0)
Lê Thị Kim Ánh
29 tháng 11 2017 lúc 20:40

Ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa:

- Biến đổi lí học:

+ Tiết dịch vị

+Sự co bóp của dạ dày

- Biến đổi hóa học: Hoạt động của enzim pepsin.

Bình luận (0)
Trần Thị Bích Trâm
29 tháng 11 2017 lúc 20:41

- Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:

+ Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)

+ Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

- Dạ dày:

+ Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.

+ Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin.

Bình luận (0)
Vũ Hạ Nguyên
Xem chi tiết
☘Tiểu Tuyết☘
2 tháng 2 2017 lúc 22:19

- Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được
chuyển xuống ruột non một cách từ từ, theo từng đợt nhờ sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở của cơ vòng môn vị.
- Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn đã được nghiền và nhào trộn kỹ
-Axit có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản xạ đóng môn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật
-Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hòa axit của thức ăn từ dạ dày xuống làm ngừng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng.
-Cứ như vậy thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt với một lượng nhỏ, tạo thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
2 tháng 2 2017 lúc 23:21

- Tâm vị không có cơ vòng thắt như môn vị mà chỉ được đóng mở nhờ sự dày lên hay xẹp xuống của lớp niêm mạc và cơ hoành xung quanh, do đó không đóng chặt như môn vị. Khi thức ăn chuyển đến cuối thực quản, tâm vị sẽ mở theo phản xạ, thức ăn được dồn xuống dạ dày. Tại đó thức ăn sẽ làm trung hoà bớt độ axit của dạ dày, pH tăng, tâm vị đóng lại. Khi pH trở về bình thường, tâm vị lại mở ra. Sự đóng tâm vị giúp thức ăn không bị trào ngược trở lại.

- Ngược với tâm vị, môn vị đóng lại khi pH giảm. Mỗi nhịp co bóp của dạ dày sẽ gây áp lực làm mở môn vị và 1 lượng thức ăn được đẩy xuống tá tràng. Thức ăn được đẩy xuống có độ pH thấp hơn so với tá tràng, làm cho pH giảm và môn vị đóng lại cho đến khi pH ở tá tràng trở về ổn định. Sự đóng môn vị giúp thức ăn được đi xuống ruột non theo từng đợt một và do đó sự tiêu hoá khói thức ăn ở ruột non được diễn ra tốt hơn là toàn bộ được đẩy xuống ruột non.

Bình luận (0)
nguyễn thị thảo ngân
Xem chi tiết
Cô Chủ Nhỏ
2 tháng 1 2018 lúc 23:21

Cấu tạo của dạ dày là :

- dạ dày hình túi , thắt 2 đầu , dung tích khoảng 3 lít

- thành dạ dày gồm 4 lớp :

+ lớp màng ngoài : tiết dịch vị vừa để bảo vệ vừa giúp dạ dày hoạt động dễ dàng

+ lớp cơ : cơ dọc , cơ vòng và cơ chéo rất dày ( chứa thức ăn , co bóp thức ăn thành dịch thức ăn )

+ lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc trong cùng : tiết ra dịch nhày phủ lên lớp niêm mạc để tránh bị tiêu hóa protein như trong thức ăn

Bình luận (0)
Lâm Hiến Chương
12 tháng 12 2017 lúc 19:22

-Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:

+Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gổm 3 lớp: Cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo).

+Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

Bình luận (0)
Lâm Hiến Chương
12 tháng 12 2017 lúc 19:24

-Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:

+Có lớp cơ rất dày và khỏe (gồm 3 lớp: Cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo).

+Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

Bình luận (1)
Bảo Hoài
Xem chi tiết
Lâm Hiến Chương
10 tháng 12 2017 lúc 10:31

-Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày, còn lipit (dầu mỡ) cần tiêu hóa tiếp. Vì ở khoang miệng và dạ dày không có dịch hay enzim tiêu hóa được lipit, nên sau khi tiêu hóa ở dạ dày, lipit cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non nhờ dịch mật có trong ruột non.

Bình luận (0)
Cô Chủ Nhỏ
2 tháng 1 2018 lúc 23:27

với khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở dạ dày thì các chất lipit , protein , gluxit cần đc tiêu hóa tiếp do tiêu hóa ở dạ dày chỉ 1 phần protein chuỗi dài dưới ttacs dụng của enzim pepsin biến đổi thành protein chuỗi ngắn gồm 3 -10 axit amin , còn những chất còn lại hoàn toàn không bị biến đổi

Bình luận (0)
duong ngoc dang duong
23 tháng 12 2018 lúc 16:50

theo như chúng ta đã học, lipit sẽ được biến đổi thành axit béo và glixerin, nhưng quá trình này không diễn ra ở khoang miệng và dạ dày(vì không có dịch và emzim tiêu hóa) , cho nên quá trình tiêu hóa lipit này sẽ được ruột non đảm nhiệm. ngoài ra còn 1 số chất do ruột non đảm nhiệm tiêu hóa nữa đó là protein chuỗi dài, tinh bột, đường đôi, axit nucleic.

Bình luận (0)
Vo Mai Anh
Xem chi tiết
Van Truong Nguyen
30 tháng 12 2017 lúc 8:41

Ăn khoai sống bị sình bụng vì khi đó khoai vào trong khoang miệng sẽ không được enzim amilaza biến đổi một phần thành tinh bột chín thành đường mantozo ( khoai lang sống tinh bột chưa chín), tiếp đến khi vào dạ dày sẽ không được tiêu hóa lí học, một phần đưa xuống ruột non còn lại bị đọng lại trên bề dạ dày -> khó tiêu, sình bụng

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hoàng Dung
30 tháng 12 2017 lúc 8:49

- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.

Bình luận (0)
Le Le Le
Xem chi tiết
Bế Thị Khánh Hà
8 tháng 12 2017 lúc 20:56

* Giống nhau: Đều có 4 lớp ( màng bọc, lớp cơ, dưới niêm mạc, niêm mạc)

- Lớp niêm mạc có nhiều tế bào tiết dich ruột, tiết chất nhầy

* Khác nhau:

- Dạ dày: Gồm 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo

- Ruột non: Gồm 2 lớp cơ: cơ doc, cơ vòng

~ Chúc bạn học tốt ~

Bình luận (0)
vũ kin
Xem chi tiết
Chúc Nguyễn
25 tháng 12 2017 lúc 22:43

- Dạ dày tiêu hóa được các thức ăn protein mà ko tiêu hóa được chính nó là nhờ các chất nhầy do các tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị tiết ra và phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin

Bình luận (0)
Trangg Trangg
Xem chi tiết
Van Truong Nguyen
30 tháng 12 2017 lúc 9:30

Đường dẫn khí gồm các bộ phận : mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản

Bộ phận mũi quan trọng nhất vì : mũi có xoang rộng được phủ lớp niêm mạc có nhiều lông và tuyến tiết nhày. Dưới lớp niêm mạc có mạng mao mạch dày đặc. Lông và chất nhày có tác dụng giữ bụi của không khí khi đi qua xoang mũi; mạng mao mạch có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi đi vào phổi.

Bình luận (0)