Bài 27 : Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Lê Tuyến
Xem chi tiết
Quang Nhân
9 tháng 5 2021 lúc 10:16

 Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?

* Hoàn cảnh:

- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

=> Mục đích trị tội Kiều công tiễn, bảo vệ nền tự chủ.

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Hán. Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

* Kế hoạch của Ngô Quyền:

- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược.

- Chủ động đón đánh quân Nam Hán.

- Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm.

=> Cách đánh giặc độc đáo.

Bình luận (2)
fan SIMMY/ hero team
9 tháng 5 2021 lúc 10:20

năm 937, kiều công tiễn giết duong đình nghệ, nghe tin ngô quyên đem quân ra bắc.

kiều công tiển cầu cứu quân nam hán.quân nam hán sang xâm lược lần hai

ngô quyền vào thành đại la, khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, chọn khúc sông bạch đằng làm căn cứ kháng chiến

Bình luận (0)
Thuy Hinh
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 5 2021 lúc 22:42

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.


 

Bình luận (0)
Nguyễn Kim Đoàn
Xem chi tiết
ϗⱳȿ༗༤Harry™
7 tháng 5 2021 lúc 19:46

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc. 
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

Bình luận (2)
lửa chùa vn
7 tháng 5 2021 lúc 20:19

Ngô Quyền biết sử dụng điểm lợi của giặc biến thành điểm yếu của chúng.

Chủ động đón đánh quân xâm lược để dụ chúng vào bẫy

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Phúc
7 tháng 5 2021 lúc 20:25

- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

Bình luận (0)
Hoàng Thanh Lâm
Xem chi tiết
Aaron Lycan
6 tháng 5 2021 lúc 21:26

     vì sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng, vì hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên, xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống chênh lệch nhau đến 3m.khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét

Diễn biến:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

- Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng. Nước triều đang lên, giặc đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm.

- Nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền cho quân đánh quật trở lại. Quân Nam Hán rút chạy ra biển. Nước triều rút nhanh, bãi cọc nhô lên, cùng lúc quân ta từ thượng lưu đánh xuống, hai bên bờ đánh tạt sang, quân Nam Hán rối loạn, thuyền bị vướng, va vào cọc vỡ tan tành, số thuyền khác to lớn, nặng, không thoát khỏi trận địa cọc. Quân ta dùng thuyền nhẹ, luồn lách, xông vào giáp lá cà tiêu diệt giặc quyết liệt, quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, Hoằng Tháo cũng bị bị chết.

- Vua Nam Hán hay tin bại trận, hoảng sợ rút quân về nước.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta.

- Đập tan âm mưu xâm lược nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.

- Mở ra thời kì mới, xây dựng, bảo vệ nền độc lập của tổ quốc.

- Chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước.

Bình luận (0)
anh vũ
Xem chi tiết
Phong Thần
5 tháng 5 2021 lúc 17:28

- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cử biển nước ta.

- Ngô Quyền cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc thủy triều dâng lên.

- Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại.

Bình luận (0)
Selina Lili
5 tháng 5 2021 lúc 19:15

- Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng : + Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm. + Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...). + Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.  -    Ý nghĩa :  + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.  + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.vui

Bình luận (0)
Dương nguyễn hà ly
Xem chi tiết
phan thị minh thư
11 tháng 5 2016 lúc 19:14

vì sông Bạch  Đằng có tên nôm là sông Rừng, vì hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên, xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống chênh lệch nhau đến 3m.khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét

 

Bình luận (1)
Dānyáng__tên tui é:>>>>...
5 tháng 5 2021 lúc 17:25

vì sông Bạch Đằng có thủy triều lên xuống rất mạnh, lúc lên cao thì cao đến 3m, hai bên bờ xung quanh toàn là rừng, cây cối um tùm, dễ dàng làm nơi lẩn trốn, phục kích với quy mô lớn. Với lại 1 điều nữa là Ngô Quyền đã đoán đúng đc hướng tiến công của quân giặc là vùng sông Bạch Đằng nên đã chuẩn bị rất chu đáo cho cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán.

Bình luận (0)
Mai Thị Huyên
Xem chi tiết
búi công bảo
Xem chi tiết
??? ! RIDDLE ! ???
10 tháng 8 2021 lúc 20:46
a) Những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta:

–              Tổ chức bộ máy cai trị:

+ Thời Bắc thuộc, các triều đại từ Triệu, Hán, Ngô, Tán, Tống, Tề, Lương đến Tùy, Đường đã thực hiện nhiều chính sách cai trị nhằm sáp nhập nước Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc.

+ Nhà Triệu chia Âu Lạc thành hai quận sáp nhập vào quốc gia Nam Việt

+ Nhà Hán chia làm ba quận, sáp nhập vào bộ Giao Ch1 cùng với một số quận trên đất Trung Qucíc.

+ Nhà Tùy, nhà Đường chia làm nhiều châu.

+ Sau khi lật đổ được chính quyền của Hai Bở Trưng, chính quyền đô hộ tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

–              Về kinh tế:

+ Chính quyền đô hộ thi hành chính sách bóc lột, công nạp nặng nề; cướp ruộng đất, cưởng bức nhân dân ta cởy cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt.

+ Chính quyền đồ hộ đưa người Hán (dân nghèo, tội nhân,…) vào Âu Lạc, cho ở lẫn với người Việt; xâm chiếm, khai phá ruộng đất để lập đồn điền do chính quyền đô hộ trực tiếp quản lí, biến một bộ phận người Việt trở thành nông nô của họ.

 

+ Quan lại đô hộ ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.

–              Về văn hóa, xã hội:

+ Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán.

+ Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa vào đất Âu Lạc để thực hiện chính sách nói trên và mở lớp dạy chữ Nho. Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo chỉ ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

+  Áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân ta.

b) Nhận xét

–              Về chính sách đô hộ: nhằm sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, xóa bỏ nước ta trên bản đồ thế giới.

–              Về kinh tế: chúng ra sức khai thác, bóc lột nhân dân ta một cách triệt để, làm cho nước ta nghèo nàn, lạc hậu, không có khả năng chống lại chúng.

 

–              Về văn hóa: nhằm đồng hóa người Việt, xóa bỏ bản sắc văn hóa của dân tộc Việt

–              Về xã hội: làm cho nhân dân ta không dám đứng lên đấu tranh, nhằm duy trì vĩnh viễn sự thống trị trên đất nước ta.

 

                                                                                                                                Chúc bạn học tốt .

Bình luận (0)
Nhật Minh
3 tháng 5 2021 lúc 21:46

Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ:

- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

 

Bình luận (0)
Đổng Vy Vy
3 tháng 5 2021 lúc 21:48

dự kiến quân nam hán sẽ vào bằng đường thủy ở sông bạch đằng tiến vào nước ta. thấy ở đây là một nơi có địa hình rừng rậm hiểm trở,thủy triều lên xuống mạnh, ngài cho quân và dân đốn củi dài và làm sắc phần mũi cắm dưới ấy làm trận địa cọc ngầm.ngô quyền cho quân mai phục hai bên.

khi giặc tới, cho vài thuyền nhỏ ra nhử lúc thủy triều lên, khi qua rồi, thủy triều rút ,thì phản công , hai quân bên bờ tập kích , những hạm chiến lớn từ ngõ sông, từ trong sông xông ra đánh.

trận chiến giành thắng lợi

Bình luận (0)
hò phan
Xem chi tiết
Phong Thần
2 tháng 5 2021 lúc 20:27

- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta và chiếm được Tống Bình.

- Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.

- Quân Nam Hán lo sợ vội cho người về nước cầu cứu.

- Viện binh của địch chưa đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã chiếm được Tống Bình và chủ động đón đánh quân tiếp viện.

- Quân tiếp viện của giặc bị đánh tan tác, tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận.

- Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Bình luận (0)
Dương Trọng Trung
3 tháng 5 2021 lúc 13:32

- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta và chiếm được Tống Bình.

- Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.

- Quân Nam Hán lo sợ vội cho người về nước cầu cứu.

- Viện binh của địch chưa đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã chiếm được Tống Bình và chủ động đón đánh quân tiếp viện.

- Quân tiếp viện của giặc bị đánh tan tác, tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận.

- Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Bình luận (0)
Ngô Thị Kiều Uyên
8 tháng 3 2022 lúc 10:44

- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta và chiếm được Tống Bình.

- Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.

- Quân Nam Hán lo sợ vội cho người về nước cầu cứu.

- Viện binh của địch chưa đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã chiếm được Tống Bình và chủ động đón đánh quân tiếp viện.

- Quân tiếp viện của giặc bị đánh tan tác, tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận.

- Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

Bình luận (0)