Bài 27 : Lớp vỏ sinh vật - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực động vật trên Trái đất.

sakura
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
17 tháng 5 2017 lúc 10:30

+ Tích cực
– Mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố.
– Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
+ Tiêu cực
– Phá rừng bừa bãi ảnh hưởng tiêu cực thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống.
– Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số, dẫn đến thu hẹp môi trường sống sinh vật.

Bình luận (0)
Ái Nữ
17 tháng 5 2017 lúc 6:45

*Ảnh hưởng của con người là:

Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

Bình luận (0)
Phạm Thị Bích Hạ
18 tháng 5 2017 lúc 20:55

Tích cực: con người đã mở rộng phạm vi phân bố động, thực vật bằng cách mang các giống cây trồng và vật nuôi từ nơi này đến nơi khác lai tạo các giống mới được năng suất cao hơn

Tiêu cực: con người đã thu hẹp nơi sinh sống của nhìu loại đông, thực vật, việc khai thác rừng bừa bãi đã làm 1 số động vật mất nơi cư trú

Bình luận (0)
Lê Ngọc My
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
14 tháng 5 2017 lúc 20:01

Ảnh hưởng của khí hậu đến:

1. Thực vật:

- Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật. Tùy theo đặc điểm khí hậu của mỗi nơi mà có các loài thực vật khác nhau; khí hậu quyết định đến sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật.

- Trong yếu tố khí hậu có lượng mưa và nhiệt độ có ảnh hưởng tới sự phát triển của thực vật.

2. Động vật:

- Khí hậu có ảnh hưởng đến sự phân bố và đặc điểm của động vật : Các động vật ở miền có khí hậu lạnh khác với các loài động vật ở miền có khí hậu nóng.

Chúc pạn hok tốt!!! Lê Ngọc My

Bình luận (4)
Nguyễn Vũ Đăng
14 tháng 5 2017 lúc 19:36

Ảnh hưởng của khí hậu tới sự phân bố thực, động vật thế giới rất rõ rệt, thể hiện ở chỗ:

– Tuỳ theo đặc điểm khí hậu mà mỗi nơi có các loại thực vật đặc trưng. Khí hậu quyết định sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật. Ví dụ:

– Vùng xích đạo nóng quanh năm, thuận lợi với sự sinh sống của nhiều loại thực vật, nên các loại thực vật mọc chen chúc thành nhiều tầng.

– Miền cực có khí hậu giá lạnh gần quanh năm nên thực vật sinh sống rất khó khăn; chỉ có một số rất ít thực vật ià tồn tại được ở đây (như rêu, địa y…)

Bình luận (1)
Dương Đức Mạnh
Xem chi tiết
Dương Hạ Chi
11 tháng 5 2017 lúc 7:56

Ảnh hưởng của khí hậu tới sự phân bố thực, động vật thế giới rất rõ rệt, thể hiện ở chỗ:

– Tuỳ theo đặc điểm khí hậu mà mỗi nơi có các loại thực vật đặc trưng. Khí hậu quyết định sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật. Ví dụ:

– Vùng xích đạo nóng quanh năm, thuận lợi với sự sinh sống của nhiều loại thực vật, nên các loại thực vật mọc chen chúc thành nhiều tầng.

– Miền cực có khí hậu giá lạnh gần quanh năm nên thực vật sinh sống rất khó khăn; chỉ có một số rất ít thực vật ià tồn tại được ở đây (như rêu, địa y…)

Chúc bn hc tốt!

Bình luận (0)
Bùi Vương Anh Thư
Xem chi tiết
Trần Hoàng Bảo Ngọc
12 tháng 5 2017 lúc 20:31

I.Trắc nghiệm:

1.Phụ lưu là những con sông:

a.Đổ nước vào sông chính

b.Thoát nước cho sông chính

c.Thoát nước ra biển

d.Không có đáp án nào đúng

2.Độ muối của biển nước ta là:

a. 15 phần nghìn

b.33 phần nghìn

c.35 phần nghìn

d.41 phần nghìn

3.Yếu tố nào của khí hậu ảnh hưởng đến quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

a.Gió

b.Nhiệt độ

c.Lượng mưa

d.Cả hai ý b và c đều đúng

4.Nước biển và đại dương có 3 sự vận động đó là:

a.Sóng, thủy triều, dòng biển nóng

b.Thủy triều, sóng và gió

c.Sóng, thủy triều, các dòng biển

d.Dòng biển lạnh, sóng, thủy triều

5.Mức độ phong phú hay nghèo nàn của thực vật chủ yếu là do yếu tố nào quyết định:

a.Địa hình

b.Khí hậu

c.Lượng mưa

d.Đặc điểm của chất

6.Căn cứ vào nguồn gốc thì có mấy loại hồ:

a.3

b.4

c.5

d.2

7.Trên bề mặt trái đất có mấy đới khí hậu?

a.3

b.4

c.5

d.6

8.Vị trí của đới nóng đó là:

a. Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc

b.Từ vòng cực Bắc đến vòng cực Nam

c.Từ chí tuyến Bác đến chí tuyến Nam

d.Từ cực Bắc đến cực Nam

9.Hiện tượng thủy triều sinh ra là do sức hút :

a.Mặt Trăng

b.Mặt Trời

c.Mặt Trời và Mặt Trăng

d.Chủ yếu là Mặt Trời

10.Chí tuyến Bắc nằm ở vĩ độ:

a.23 độ 27 phút Bắc

b.23 độ 27 phút Nam

c.23 độ 23 phút Bắc

d.23 độ 32 phút Bắc

11.Loại gió thường xuyên thổi trong đới nóng đó là gì?

a.Gío Đông cực

b.Gio Tín Phong

c.Gio Tây ôn đới

12.Lưu vực sông là gì?

a. Là toàn bộ diện tích đất đai cung cấp nước cho một con sông

b.Là lượng nước chảy ngang qua lòng sông ở một địa điểm nào đó

c.Gồm có sông chính, phụ lưu và chi lưu

13.Dòng biển lạnh là dòng biển :

a.Chảy từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp

b.Chảy từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao

c.Chảy từ Đông sang Tây

d.Chảy từ Nam lên Bắc

14.Con người đã làm gì để làm tăng độ phì cho đất?

a. Cày bừa

b.Bón phân

c.Tưới nước

d.Các ý trên đều đúng

15.Lượng mưa ở đới ôn hòa hàng năm khoảng từ:

a.200mm - 500mm

b.500mm - 1000mm

c.1000mm - 1500mm

d.1000mm - 2000mm

16.Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu phụ thuộc vào nhiều nhân tố, nhưng quan trọng nhất là nhân tố:

a.Góc chiếu mặt trời

b.Vĩ độ

c.Địa hình

d.Khí hậu

II.Tự luận:

Câu 1:Trình bày các nhân tố hình thành đất

- Đá mẹ

- Sinh vật

- Khí hậu

Câu 2;Nêu những ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực- động vật trên trái đất

- Tích cực : đem gieo trồng , tạo giống mới

- Tiêu cực : chặt phá , săn bắn động vật quý hiểm

Câu 3:Cho một ví dụ cụ thể về mối quan hệ giữa thực vật và động vật

- Động vật ăn thực vật ( chả bik nx , thấy kì kì sao )

Bình luận (1)
Nguyễn Vũ Đăng
12 tháng 5 2017 lúc 20:15

Câu 1 :Phụ lưu là sông đổ nước vào sông chính ( A)

Câu 2: Là 33% (B)

Câu 3: Là (D) cả 2 ý....

Câu 4:Là C

Câu 5: Là D

Câu 6: Là D ,có 2 loại

Câu 7: Là 3 (A)

Câu 8 : (a)

câu 9:(C)

Câu 10:(A)

Câu 11:theo mik thì là gió mùa mới đúng

Câu 12:chịu

Bình luận (1)
Kinder
Xem chi tiết
Ái Nữ
11 tháng 5 2017 lúc 15:12

cỏ=> thỏ => hổ ( thỏ ăn cỏ rồi hổ ăn thỏ)

===> chúng có quan hệ mật thiết với nhau

Bình luận (2)
Dương Đức Mạnh
Xem chi tiết
Phạm Trí Tùng
11 tháng 5 2017 lúc 11:03

Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân. Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới. Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

Bình luận (2)
Dương Đức Mạnh
Xem chi tiết
Dương Hạ Chi
11 tháng 5 2017 lúc 7:55

Vì thực vật làm nơi cư trú cho động vật ; đồng thời làm thức ăn cho một số loài động vật

Chúc bn hc tốt!

Bình luận (0)
Yui Arayaki
11 tháng 5 2017 lúc 8:09

Sự phân bố các loại thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loại động vật (vì có động vật ăn thực vật mới có động vật ăn thịt). Bởi vậy, chúng ta thấy động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt sẽ cùng sống trong một môi trường thực vật nhất định.

Bình luận (0)
Bùi Thị Oanh
11 tháng 5 2017 lúc 20:07

mik nghĩ là động vật như hươu nai... cần có thức ăn chủ yếu là thực vật nên chúng dựa vào thực vật để tồn tại

Bình luận (0)
Đào Thanh Minh
Xem chi tiết
Trần Quỳnh Anh
15 tháng 5 2017 lúc 9:44

1.Dựa vào nội dung bài học,em hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực vât trên trái đất?

=>Khí hậu quyết định tới thành phần loài, sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật

Bình luận (0)
Vũ Bích Phượng
Xem chi tiết
Đặng Trần Tây Thi
10 tháng 5 2017 lúc 10:41

1) khí hậu, địa hình,...

2) Ảnh hưởng tích cực: mở rộng sự phân bố của động, thực vật

Ảnh hưởng tiêu cực: thu hẹp nơi cư trú của các loài động, thực vật

Bình luận (0)
Bùi Văn Vương
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
4 tháng 6 2016 lúc 12:11

Anh hưởng đến khí hậu:

Sự phân bố của các sinh vật trên trái đất

- làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi.

Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi

-Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác.

Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
-con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã.

Ví dụ:Các loài động vật trên thế giới đang ngày càng tuyệt chủng và trở nên quý hiếm .

-Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

Ví dụ:Không chỉ có động vật ,các loại cây cũng trở nên quý hiếm hơn .

-Con người phá rừng ,đốt rừng làm cho đất bị trọc ,đất xói mòn ,...

Ví dụ:Phá rừng vẫn đang tiếp diễn và đang làm thay đổi khí hậu và địa lý

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v...Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực,khí hậu  và ô nhiễm cục bộGây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau ảnh hưởng đến khí hậu

tăng lượng khí CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch, tạo thành các sol khí tồn tại trong khí quyển và sản xuất xi măng. Các yếu tố khác như sử dụng đất, sự suy giảm ôzôn và phá rừng, cũng góp phần quan trọng làm ảnh hưởng đến khí hậu, vi khí hậu.

 
Bình luận (0)
ncjocsnoev
4 tháng 6 2016 lúc 12:21

-Tích cực: Mở rộng phạm vi phân bố của thực vật và động vật bằng cách mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác.

Ví dụ: Mang giống cây cao su từ Bra-xin tới Đông Nam Á( trong đó có Việt Nam...)...

-Tiêu cực: Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật, việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật, thực vật mất nơi cư trú.

Ví dụ: Việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động, thực vật mất nơi cư trú, o nhiễm môi trường...

Bình luận (0)
Doraemon
4 tháng 6 2016 lúc 11:18

Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

Bình luận (0)