Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huỳnh Thu Trang
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
27 tháng 3 2017 lúc 12:13

Sau khi chiếm được Quy Nhơn (tháng 6 - 1801), Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toàn phải chạy ra Bắc Hà. Khoảng giữa năm 1802, Nguyên Ánh huy động nhiều cánh quân thuỷ - bộ đồng thời tiến ra Bắc. Quân của Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nguyễn Quang Toản vượt sông Nhị chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt, chấm dứt triều Tây Sơn.
Năm 1802, Nguyễn Anh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; năm 1806, lên ngôi Hoàng đế. Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.
Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là luật Gia Long - niên hiệu của Nguyễn Ánh).
Các năm 1831 -1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là chức tuần phủ.
Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng. Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây thành trì vững chắc. Một hệ thống trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Mau để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình với cá. địa phương.
Về quan hệ ngoại giao, các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Điều này càng thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị việc xâm lược nước ta.

Quynh Do
27 tháng 3 2017 lúc 11:42

-1802 Nguyễn Ánh lật đổ phong trào Tây Sơn=> chọn Phú Xuân làm kinh đô
-1806 lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long
- Xây dựng bộ máy: Quân chủ tập quyền
-1815 ban hành bộ luật Gia Long
-1831-1832 chia cả nước thành 30 tỉnh 1 phủ thừa thiên
- Chú trọng xây dựng lực lượng quân đội
- Về ngoại giao:+ Thần phục nhà Thanh
+ Nhà nước khước từ quan hệ phương Tây

Phương Thảo Nguyễn
29 tháng 3 2017 lúc 18:56

Ngay từ sớm, Nguyễn Ánh đã phong vương, đặt quan lại cho những người theo phò tá mình. Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và trở thành hoàng đế Gia Long, ông lại tiếp tục kiện toàn lại hệ thống hành chính và quan chế của chính quyền mới.
Nhà Nguyễn về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống quan chế và cơ cấu chính quyền trung ương giống như các triều đại trước đó. Đứng đầu Nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành trong tay. Giúp vua giải quyết giấy tờ, văn thư và ghi chép có Thị thư viện (đến thời Minh Mạng thì đổi thành Văn thư phòng và năm 1829 thì lại đổi là Nội các). Về việc quân quốc trọng sự thì có 4 vị Điện Đại học sĩ gọi là Tứ trụ Đại thần, đến năm 1834 trở thành viện Cơ mật. Ngoài ra còn có Tông nhân phủ phụ trách các công việc của Hoàng gia.
Đặc biệt, để đề cao uy quyền nhà vua và ngăn chặn nạn quyền thần lấn át hoàng đế, vua Gia Long đã đặt ra lệ Tứ bất: Trong triều không lập Tể tướng, thi đình không lấy Trạng nguyên, trong cung không lập Hoàng hậu, không phong tước vương cho người ngoài họ vua.
Bên dưới, triều đình lập ra 6 Bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng Thư chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của Nhà nước:
Bộ Lại: coi việc khảo xét công trạng, thảo những tờ chiếu sắc...
Bộ Hộ: coi việc đinh điền thuế má, tiền bạc...
Bộ Lễ: coi việc tế tự, tôn phong, cách thức học hành thi cử...
Bộ Binh: coi việc binh lính...
Bộ Hình: coi việc pháp luật...
Bộ Công: coi việc làm cung điện, dinh thự...
Bên cạnh 6 Bộ còn có Đô sát viện (tức là Ngự sử đài bao gồm 6 khoa) chịu trách nhiệm thanh tra quan lại, Hàn lâm viện phụ trách các sắc dụ, công văn, 5 Tự phụ trách một số sự vụ, phủ Nội vụ coi sóc các kho tàng, Quốc tử giám phụ trách giáo dục, Thái y viện chịu trách nhiệm về việc chữa bệnh và thuốc thang,... cùng với một số Ti và Cục khác.
Theo tổ chức của nhà Nguyễn, khi có việc gì quan trọng, thì vua giao cho đình thần các quan cùng nhau bàn xét. Quan lại bất kỳ lớn bé đều được đem ý kiến của mình mà trình bày. Việc gì đã quyết định, đem dâng lên để vua chuẩn y, rồi mới thi hành. Hoàng đế tuy có quyền lớn nhưng lại không được làm điều gì trái phép thường. Khi vua có làm điều gì sai thì các quan Giám Sát Ngự Sử có quyền can ngăn vua và thường là vua phải nghe lời can ngăn của những người này.
Quan chức của triều đình chỉ phân ra tới phủ huyện, từ tổng trở xuống thuộc về quyền tự trị của dân. Người dân tự lựa chọn lấy người của mình mà cử ra quản trị mọi việc tại đia phương. Tổng gồm có vài làng hay xã, có một cai tổng và một phó tổng do Hội đồng Kỳ dịch của các làng cử ra quản lý thuế khóa, đê điều và trị an trong tổng.
Ngạch quan lại chia làm 2 ngành văn và võ. Kể từ thời vua Minh Mạng được xác định rõ rệt giai chế phẩm trật từ cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm chia ra chánh và tòng 2 bậc. Trừ khi chiến tranh loạn lạc còn bình thường quan võ phải dưới quan văn cùng phẩm với mình. Quan Tổng đốc (văn) vừa cai trị tỉnh vừa chỉ huy quân lính của tỉnh nhà.
Lương bổng của các quan tương đối ít nhưng quan lại được hưởng nhiều quyền lợi, cha họ được khỏi đi lính, làm sưu và miễn thuế tùy theo quan văn hay võ, hàm cao hay thấp. Ngoài ra con cái các quan còn được hưởng lệ tập ấm.

Trần Kiều Oanh
Xem chi tiết
Trương Quang Dũng
1 tháng 4 2017 lúc 21:41

Không đáp ứng được.Có nhiều cuộc khởi nghĩa vì chính quyền triều Nguyễn làm tay sai cho thực dân Pháp,vì thế mới chiếm được thành lên làm vua được(bạn chú ý ở trog sách sẽ có)

Nguyễn Thiên Hưng
12 tháng 7 2017 lúc 10:50

Những chính sách của triều Nguyễn phần nhiều không đáp ứng yêu cầu của lịch sử, tuy nhiên số ít vẫn đúng chẳng hạn như việc Nguyễn Ánh lập ra bộ luật Gia Long, các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều này diễn ra rất nhiều vì nhà Nguyễn đã cấu kết với Pháp làm nhiều điều bạo ngược khiến nông dân bất bình, tuy nhiên dưới triều này vẫn có những vị vua rất thương dân vì thế không thể nói nhà Nguyễn là 1 triều đại tồi tệ được

Trần Kiều Oanh
Xem chi tiết
Phương Thảo Nguyễn
29 tháng 3 2017 lúc 18:53

2Để trả lời cho câu hỏi tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong, cần thấy được ở nửa đầu thế kỉ XIX, ruộng đất bị bỏ hoang hoá rất nhiều do nông dân bị địa chủ cường hào cướp mất ruộng đất, nạn đói xảy ra... nhiều năm nên nông dân phải bỏ làng, lưu vong.

Phương Thảo Nguyễn
29 tháng 3 2017 lúc 18:53

3Trong các thế kỉ XIX, các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị không ngừng phát triển, số thợ thủ công chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp trong dân gian cũng ngày càng tăng thêm. Rải rác khắp nơi trong nước đều có những hộ thủ công, sản xuất các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu địa phương. Ở những nơi có đièu kiện giao thông và nguyên liệu vẫn tồn tại nhiều làng và phường thủ công chuyên chế tạo những sản phẩm nhất định như dệt, gốm, làm đường, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy, dệt chiếu. Nhiều làng chuyên môn nổi tiếng khắp cả nước như làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng ở Ngũ Xá, làng lụa Vạn Phúc, làng dệt chiếu ở Thiện Trạo, làng làm giấy gió ở Yên Thái...

Bình Trần Thị
29 tháng 3 2017 lúc 18:58

3.Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.

Trần Đình Kiên
Xem chi tiết
Anh là hoàng tử trong mơ...
29 tháng 3 2017 lúc 20:32

http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/542892

vào đây thử xem

nguyen thuy dung
Xem chi tiết
nguyen thuy dung
29 tháng 3 2017 lúc 21:46

Mong các bạn giúp đỡ.

van luong ngoc duyen
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
30 tháng 3 2017 lúc 8:53

Công cuộc khai hoang ờ thời Nguyễn có tác dụng như thế nào. Hãy dựa vào kết quả của công cuộc khai hoang thời Nguyễn ghi ở SGK để nêu lên được tác dụng trong việc mở mang thêm diện tích ruộng đất để sản xuất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho dân nghèo, không có ruộng đất sản xuất.

phùng thị khánh hợp
3 tháng 4 2017 lúc 21:36

việc khai hoang có tác dụng làm tăng diện tích canh tác

Vo Mai Anh
9 tháng 4 2017 lúc 21:48

-Nhiều ruộng đất mới được hình thành .

-Tăng diện tích đất canh tác

Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Phương Thảo
30 tháng 3 2017 lúc 20:17

Công cuộc khai hoang ờ thời Nguyễn có tác dụng trong việc mở mang thêm diện tích ruộng đất để sản xuất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho dân nghèo, không có ruộng đất sản xuất.

phùng thị khánh hợp
3 tháng 4 2017 lúc 21:38

có tác dụng làm tăng diện tích canh tác nhưng ruộng đất bỏ hoang nhiều , vì nông dân bị địa chủ cường hào cướp mất ruộng đất phải lưu vong

Phan Khánh Quỳnh
26 tháng 4 2018 lúc 9:11

-Làm tăng diện tích đất canh tác

Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
25 tháng 4 2017 lúc 10:13
Tên cuộc khởi nghĩa Tầng lớp lãnh đạo Địa bàn Thời gian Kết quả
Khởi nghĩa Phan Bá Vành Nông dân Trà Lũ( Nam Định), Quảng Yên, Thái Bình 1821-1826 Thất bại
Khởi nghĩa Nông Văn Vân Tù trưởng Cao Bằng 1833-1835 Thất bại
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi Thổ hào Gia Định 1833-1835 Thất bại
Khởi nghĩa Cao Bá Quát Nhà nho Sơn Tây( Hà Nội) 1854-1856 Thất bại

Lê Quỳnh Trang
25 tháng 4 2017 lúc 9:51

Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh dạo

Hoạt động nổi bật

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

Khởi nghĩa Ba Đình (1886- 1887)

- Phạm Bành

- Đinh Công Tráng

-Xây dựng căn cứ Ba Đình (Thanh Hoá) kiên cố, cấu trúc độc đáo.

-Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1 -1887.

-Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm lại quá trình bình định Bắc Trung Kì của Pháp.

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885- 1892)

- Nguyễn Thiện Thuật

-Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương),

-Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chăn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.

- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.

- Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích.

Khởi nghĩa

* 1885 - 1888 : chuẩn bi lưc

- Là cuôc khởi nghĩa tiêu biểu

lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo

nhất trong phong trào Cần

Hương Khê

vũ khí, tích trữ lương thực,...

Vương.

(1885- 1896)

* Từ năm 1889, liên tục tập kích

- Để lại nhiều bài học kinh

- Phan Đình Phùng

đẩy lùi các cuộc hành quân càn

nghiệm vể tổ chức hoạt động.

- Cao Tháng

quét cùa địch, chủ động tấn công và thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.

tác chiến.



qwerty
25 tháng 4 2017 lúc 10:26
Tên cuộc khởi nghĩa Tầng lớp lãnh đạo Thời gian Địa bàn hoạt động Kết quả
Phan Bá Vành Người dân 1821 - 1827 Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên Thất bại
Nông Văn Vân Tù trưởng 1833 - 1835 Việt Bắc, làng người Mường, người Việt Thất bại
Lê Văn Khôi Thổ hào 1833 - 1835 Phiên An, Nam Kì, Gia Định Thất bại
Cao Bá Quát Nhà Nho 1854 - 1856 Miền trung du, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây Thất bại
Phạm Hồng Trà
Xem chi tiết
Crush Crush
1 tháng 4 2017 lúc 8:53

Thời kì này đất nước đã thống nhất có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế ( khai thác huy động được nhân tài vật lực các nguồn tài nguyên cả nước

Đc kế thừa các thành tụ về kinh tế nông nghiệp ở các thời đại trước 16,17,18 nên có thuận lợi để phát triển kinh tế

Nhớ ủng hộ mình nha

Lê Quỳnh Trang
6 tháng 4 2017 lúc 15:53

Để trả lời câu hỏi ờ nửa đầu thế kỉ XIX, nước ta có những điều kiện gì mới để phát triển kinh tế thuận lợi, cần biết ở thời kì này đất nước đã thống nhất có điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế (khai thác và huy động được nhân tài vật lực, các nguồn tài nguyên của cả nước...). Được kế thừa các thành tựu về kinh tế công thương nghiệp của các thế kỉ XVI, xvn, xvm, nên có thuận lợi để tiếp tục phát triển.

Mộng Du
Xem chi tiết
Phúc Minh
6 tháng 4 2017 lúc 9:06

Thật sự là bạn đặt câu hỏi như vậy nhìn k muốn trả lời tí nào :)

Đặt câu hỏi thì chữ rõ ràng, hạn chế ghi tắt, xuống hàng đàng hoàng nhá1