Bài 27. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Trần Võ Lam Thuyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Trang
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
7 tháng 4 2018 lúc 15:28

Tinh thần chống Pháp của vua quan triểu đình nhà Nguyễn :

- Năm 1858, khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, triều đình nhà Nguyên đã tích cực tổ chức quân đội và nhân dân chống Pháp, giành đuợc thắng lợi bước đầu ở mặi trận Đà Nẵng.

- Năm 1859, khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định, quan quân triều Nguyễn ở đây nhanh chóng tan rã, để mất thành vào tay thực dân Pháp.

- Đầu năm 1860, khi thực dân Pháp gặp khó khăn vì phải phân tán lực lượng, triều đình nhà Nguyễn đã không chủ động tiến công địch mà chỉ lo "thủ hiểm", dồn sức xây dựng Đại đồn Chí Hoà để ngăn chăn quân Pháp tiến công, bỏ lỡ thời cơ đánh Pháp.

- Năm 1861, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh mién Đông Nam Kì, triểu đình không kiên quyết lãnh đạo nhân dân chống Pháp, ngược lại đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và yêu cầu nhân dân bãi binh, không được đánh Pháp vì ảo tưởng có thể thương thuyết với Pháp lấy lại các vùng đất đã mất.

- Năm 1867, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, triều đình không có hành động chống cự, ngược lại đã giao nộp thành nhanh chóng.

Nhận xét:

- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).

- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.



Bình luận (1)
Huyền Nguyến Thị
7 tháng 4 2018 lúc 17:57

Nhận xét về triều đình nhà Nguyễn ?

1.Về công lao nhà Nguyễn

- Mở rộng lãnh thổ:

Công lao nổi bật của nhà Nguyễn đó là khai phá vùng đất Thuận Quảng mở rộng lãnh thổ vào tận vùng đồng bằng Sông Cửu Long, xác lập chủ quyền trên vùng đất mới. Từ đó tạo nên diện mạo đất nước Việt Nam hôm nay.

- Thống nhất đất nước:

Mặc dù từ khi phong trào Tây Sơn nổ ra, đất nước về cơ bản đã được thống nhất. Nhưng phải đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi thì tình trạng phong kiến phân quyền mới thực sự chấm dứt. Đó là công lớn của Nguyễn Ánh.

- Những cải cách tiến bộ:

Thời vua Minh Mạng đã đưa ra được những cải cách tiến bộ: Ông đã chia nước ta thành 30 tỉnh dự trên những đặc điểm về địa lí, dân cư, làm tiền đề cho việc chia thành các tỉnh như sau này.

- Để lại một kho di sản văn hóa đồ sộ:

Thời nhà Nguyễn đã để lại những giá trị đồ sộ về văn hóa trong đó nổi bật là 3 di sản văn hóa có giá trị toàn cầu (Cố đô Huế, phố cổ Hội An và Nhã nhạc cung đình Huế).

2. Tội nhà Nguyễn

- Không chịu đổi mới đất nước

Đây là một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Do hoàn cảnh khu vực cũng như thế giới đã có biến chuyển. Trong khi đó, Nhà Nguyễn lại rụt rè, yếu kém trong đổi mới đất nước. Trước hoạ xâm lược của phương Tây, nước nào không canh tân thì mất nước là tất yếu. Do đó, nhà Nguyễn không tránh khỏi trách nhiệm khi để mất nước.

+ Những sai lầm trong chính sách ngoại giao:

Nhà Nguyễn bắt các nước phía Nam ( Lào, Chân Lạp) phải thần phục gây nên mối bất hòa với các nước này, thần phục Trung Quốc – Một đất nước đang trong thời kì khủng hoảng về mọi mặt, Trung Quốc lúc bấy giờ đang trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến, thần phục Trung Quốc có nghĩa là nhà Nguyễn coi Trung Quốc là mô hình kiểu mẫu để noi theo. Trong khi đó mô hình này đã chứng tỏ sự lạc hậu của nó.

Nhà Nguyễn chủ trương không quan hệ, giao lưu với phương Tây khiến nước ta không tiếp cận được với khoa học tiên tiến phương Tây và càng khiến cho thực dân phương Tây có cái cớ để xâm lược nước ta.

+ Những sai lầm trong chính sách kinh tế:

Nhà Nguyễn tiếp tục thi hành chính sách quân điền đã không còn phù hợp, những chính sách dẫn đến thương nghiệp không phát triển được (đánh thuế nặng với các thuyền buôn đi xa, nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương).

+ Những sai lầm trong chính sách giáo dục, văn hóa:

Nhà Nguyễn vẫn duy trì nền giáo dục Nho học lỗi thời, lạc hậu. Chủ trương độc tôn Nho giáo (lỗi thời, lạc hậu), hạn chế các tôn giáo khác, đặc biệt là Thiên Chúa giáo. Điều này khiến cho tư bản phương Tây càng có cớ xâm lược nước ta.

- Trả thù nghĩa quân Tây Sơn:

Giữa năm 1802, Nguyễn ánh tiến ra chiếm được Thăng Long, Quang Toản (con trai vua Quang Trung-Nguyễn Huệ) không chống nổi, bỏ chạy và sau đó bị bắt. Nguyễn ánh đã xử gia đình Quang Toản và những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo:

"Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì”.

"Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục”.

"Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, chồng bà là Trần Quang Diệu do trước đó đã có lần tỏ ra khoan thứ cho quân Nguyễn nên xin được Nguyễn ánh tha cho mẹ già 80 tuổi trước khi bị xử chết...”.

Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối.

Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thường trước có thù riêng nên cho người đánh chết).

Những việc làm này của Nguyễn Ánh gây nên mối bất bình trong nhân dân.

Tóm lại, vương triều Nguyễn là một vương triều vĩ đại với những công lao không thể phủ nhận, nhưng cũng có những tội trạng không thể chối cãi. Do đó đánh giá về vương triều Nguyễn quả thực hết sức phức tạp và còn nhiều tranh cãi.

Bình luận (0)
Hoạch Quách
7 tháng 5 2022 lúc 14:05

Nhận xét của em về triều đình nhà nguyển

Bình luận (0)
fjjhdjhjdjfjd
Xem chi tiết
Trúc Hoàng Thị Thanh
Xem chi tiết
Trúc Hoàng Thị Thanh
5 tháng 5 2016 lúc 18:36

giúp mình với, làm ơn luôn áhlimdimkhocroigianroiucche

Bình luận (0)
daica
27 tháng 6 2016 lúc 21:49

banhbanhquahihi

Bình luận (2)
 nguyễn hà
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
6 tháng 4 2018 lúc 10:27

Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ đất nước, nhà Nguyễn phải đối mặt với một tình hình xã hội phức tạp và đầy khó khăn. Hãy nêu ra những điểm tích cực và hạn chế trong các chính sách kinh tế của nhà Nguyễn.

Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX :
a) Nông nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
- Hạn chế:
+ Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
h) Thủ công nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
- Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
c) Thương nghiệp :
- Ưu điểm : Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
- Hạn chế:
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Huy
Xem chi tiết
le tran nhat linh
28 tháng 6 2017 lúc 16:05

Tình hình kinh tế:
a. Nông nghiệp
+ Chủ trương: Coi trọng nông nghiệp: Ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang, sửa chữa đê điều ….
+ Kết quả : Nông nghiệp có sự phát triển nhưng nông dân vẫn khổ cực: Không có hoặc có ít ruộng đất, bị bóc lột nặng nề.
Vì sao nông nghiệp có phát triển mà đời sốngnông dân vẫn khổ cực?
Ruộng đất công chỉ còn khoảng 20%, ưu tiên cho quan lại, quý tộc, binh lính là chủ yếu. Kỹ thuật lạc hậu. Ruộng đất tích tụ vào tay địa chủ…
b.Thủ công nghiệp và thương nghiệp
+ Chủ trương: Ưu tiên các quan xưởng, hạn chế thủ công nghiệp nhân dân và thương nghiệp
+ Kết quả:- Xây dựng nhiều quan xưởng quy mô lớn, nhiều nghề có kỹ thuật cao ….
Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển
Xuất hiện nghề mới: In tranh dân gian
Thương nghiệp sa sút, các đô thị lụi tàn.
Vì sao thủ công nghiệp trong nhân dân bị nhà nước hạn chế mà vẫn tiếp tục phát triển?
vì Người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, vượt qua mọi hoàn cảnh…
Thủ công nghiệp:
- Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục được phát triển
- Bộ phận thủ công nhà nước (Quan xưởng) được tổ chức với quy mô lớn.
- Các phường thủ công được duy trì
- Nghề mới ra đời: in tranh dân gian.
* Hạn chế: chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
c,Thương nghiệp:
- Nội thương: Phát triển chậm, mang tính địa phương.
- Ngoại thương: + Nhà nước giữ độc quyền.
+ Đô thị: Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Hồng Phúc
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Lân
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
30 tháng 3 2018 lúc 21:46
Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Diễn biến Kết quả
(1821 -1827) Khởi nghĩa Phan Bá Vành Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), thuở nhỏ đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ. Năm 1821, ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình, sử nhà Nguyễn ghi: "Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh".
Năm 1827, nhà Nguyễn huy động hàng chục viên tướng đem hàng vạn quân bao vây, tấn công căn cứ Trà Lũ. Phan Bá Vành không chống nổi, định thoát ra biển, chẳng may bị bắt.
Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
(1833 -1835) Khởi nghĩa Nông Văn Vân Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng.
Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
(1833 - 1835) Khởi nghĩa Lê Văn Khôi Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Tháng 6 -1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết tên quan gian ác Bạch Xuân Nguyên. Mấy tháng sau, cả sáu tỉnh Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó, viên tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi qua đời (1834). Nghĩa quân đưa con trai ông mới 8 tuổi lên thay. Tháng 7 -1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.
(1854 - 1856) Khởi nghĩa Cao Bá Quát Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn, ông cùng một số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du, định nổi dậy ỏ Hà Nội, Bắc Ninh. Nhưng kế hoạch bị lộ, nghĩa quân buộc phải khởi sự sớm hơn dự tính. Đầu năm 1855, trong một trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội), Cao Bá Quát hi sinh. Nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, đến cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.

Bình luận (0)
hi
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
12 tháng 5 2017 lúc 19:35

- Tránh cho đất nước bị chia cắt, chiến tranh.
- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, tạo sự hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.

Bình luận (0)
Vũ Vân Anh
12 tháng 5 2017 lúc 19:45

Đường lối đối ngoại của Vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?
a. Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:
- Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở Gia Định: Kiên quyết tiến quân đánh dẹp (tiêu diệt)
- Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc
b. Ý nghĩa chính sách ngoại giao:
- Tránh cho đất nước bị chia cắt, chiến tranh.
- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, tạo sự hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.

Bình luận (1)
Nguyễn Bảo Trung
12 tháng 5 2017 lúc 19:51

a. Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:

‐ Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở Gia Định: Kiên quyết tiến quân đánh dẹp ﴾tiêu diệt﴿

‐ Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc

b. Ý nghĩa chính sách ngoại giao:

‐ Tránh cho đất nước bị chia cắt, chiến tranh.

‐ Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, tạo sự hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh

Bình luận (0)
Những Cô Nàq Nổi Loạn
Xem chi tiết
Cô Nàng Song Tử
2 tháng 5 2017 lúc 21:56

Các cuộc khởi nghĩa nông dân nửa đầu thế kỉ XIX đều bị thất bại vì:

- Phong trào nông dân tuy rầm rộ, rộng khắp nhưng phân tán, thiếu sự liên kết

- Thiếu một bộ chỉ huy tài giỏi

- Triều đình nhà Nguyễn đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa

Bình luận (0)
Trà Giang
2 tháng 5 2017 lúc 21:59

Thứ nhất các cuộc khởi nghĩa này diễn ra lẻ tẻ thường chỉ ở một vùng đất , thiếu tính toàn thể .Thứ hai các lãnh tụ phong trào nông dân lúc đó chua có đường lối , tư tưởng ,không nêu cao được chính nghĩa ma chỉ là chủ nghĩa bình quân ''lấy của nhà giầu chia cho dân nghèo'', ''được lam vua thua làm giặc'' .Không như phong trào Tây Sơn anh em Huệ nêu cao ngọn cờ đánh đổ Trương Phúc Loan hay phù Lê diệt Trịnh

Bình luận (0)
Huyền Anh Lê
13 tháng 8 2018 lúc 20:39

Vì:

+ Các phong trào yêu nước và các tổ chức của Đảng có những hạn ché về giai cấp, về đường lối chính trị, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa tập hợp được rộng rãi các lực lượng của dân tộc, nhất là chưa tập hợp đuợc 2 lực lượng cơ bản 9 công nhân và nông dân) cho nên thất bại.

+ Cuộc đấu tranh của ta nằm trong tình thế bị động, nên Pháp đã dạp tắt nhanh chóng.

+ Ta gặp phải sai lầm trong quá trình đấu tranh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, phản đối chiến tranh và cầu viện nc ngoài.

+ Những cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, đa số các pt mang tính tự phác, trong nội bộ chia rẽ.

+ Lực lượng ta và địch không cân xứng, ta đấu tranh khi địch vẫn còn mạnh, địch có trang bị vũ khí hiện đại hơn ta.

+ Ta chưa tập hợp đc sức mạnh quần chúng nhân dân, chưa thấy đc khả năng lãnh đạo của giai cấp công nhân và chưa đoàn kết đc họ.

+ Chưa có chính Đảng lãnh đạo.

Bình luận (3)