Bài 26. Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Thai Chung Hsdl
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
11 tháng 3 2018 lúc 15:13

Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp lo sợ. Chúng tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. Tình hình hết sức căng thẳng.
Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp nhất thời rối loạn. Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

Bình luận (0)
๖ۣۜTina Ss
Xem chi tiết
Đặng Cẩm Vân
Xem chi tiết
Thảo Phương
8 tháng 2 2018 lúc 15:53

Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp lo sợ. Chúng tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. Tình hình hết sức căng thẳng.
Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp nhất thời rối loạn. Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.

Bình luận (0)
Ánh Cừu Moonee
Xem chi tiết
Phạm Thị Việt Hà
4 tháng 5 2017 lúc 7:18

Nội dung là thừa nhận 6 tỉnh nam kì là của Pháp

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Tạ Đức Minh
21 tháng 2 2018 lúc 15:04

Kinh tế nông nghiệp sa sút , đời sống nhân dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn,một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế,họ đã sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình / Khi Pháp thi hành chính sách bình định,cuộc sóng bị xâm phạm,nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh/ Bạn tích cho mk nha/

Bình luận (0)
Hải Phạm
Xem chi tiết
Dung Phượng Ca
Xem chi tiết
nguyen thi vang
3 tháng 3 2018 lúc 16:33

2) Nêu hiểu biết về phong trào Cần Vương

* Hoàn cảnh :

+ Cuộc phản công ở Đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ thất bại.

+ Tôn Thất Thuyết đưa nhà vua rút chạy ra Tân Sở (Quảng Trị)

+ 13-7- 1885 , Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra "Chiếu Cần Vương"

* Các giai đoạn :

- 1885 - 1888 :

+ Phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tình Trung Kì và Bắc Kì.

+ Cuối năm 1886, Tôn Thất Thuyết lên đường sangTrung Quốc cầu viện.

+ Tháng 11 - 1888, Pháp đưa vua Hàm Nghi đi đày ở An-giê-ri.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Diễm
25 tháng 2 2018 lúc 21:01

Mih xin lỗi là cuối thế kỉ XIX

Bình luận (0)
nguyen thi vang
27 tháng 2 2018 lúc 15:43

BÀi 26 : Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Thúy
17 tháng 1 2019 lúc 21:06

- Hình 1: Vua Hàm Nghi - Ông đã phê chuẩn '' Chiểu Cần Vương '' kêu gọi quân nhân cả nước đoàn kết, ra sức chống giặc Pháp năm 1885 => Phong trào chống Pháp nổ ra của nhân dân ta ngày càng mạnh mẽ.

- Hình 2: Tôn Thất Thuyết - Tổ chức nghĩa quân chống Pháp và chính ông nhân danh Vua Hàm Nghi đã ra '' Chiếu Cần Vương '', bản chiếu thư nổi tiếng kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp.

- Hình 3: Phan Đình Phùng - Là nhà thơ và là nhà lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 - 1896 ) trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX trong lịch sử Việt Nam.

- Hình 4: Hoàng Hoa Thám - Là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp ( 1885 - 1913 ).

+ Ngắn gọn đầy đủ ý. Mong nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập.

Chúc bạn học tốt! Năm mới vui vẻ.

Bình luận (0)
Lucy Châu
Xem chi tiết
Trần Thanh Thủy
7 tháng 2 2018 lúc 20:37

Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi (12/5/1839) tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến, kinh thành Huế nay là thôn Phú Mộng, phường Kim Long, TP Huế. Ông là con thứ hai của Đề đốc Tôn Thất Đính và bà Văn Thị Thu và là cháu 5 đời của Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687).

Cuộc đời Tôn Thất Thuyết gắn liền với binh nghiệp. Năm 1869, ông giữ chức Án sát tỉnh Hải Dương. Tháng 7/1870 được sang làm biện lý Bộ Hộ và sau đó giữ chức Tán tương giúp Tổng thống quân vụ đại thần Hoàng Tá Viêm "dẹp loạn" ở các tỉnh phía Bắc. Sau chiến dịch này, Tôn Thất Thuyết được phong chức "Quang lộc tự khanh" và làm Tán lý quân thứ Thái Nguyên. Tháng 12/1870, ông chỉ huy đánh dẹp nhóm Đặng Chí Hùng ở Thái Nguyên, đánh tan quân Tàu Ô ở Hải Dương (1872); đánh thắng toán giặc khách ở Quảng Yên tháng 8/1872; tháng 12/1873 ông cùng Hoàng Tá Viêm phục binh tại Cầu Giấy (Hà Nội) giết chết viên chỉ huy quân sự trong đợt thực dân Pháp tiến đánh miền Bắc lần thứ nhất là đại úy Francis Garnier.

Với những chiến công này, Tôn Thất Thuyết được vua Tự Đức cho thăng tiến nhanh. Tháng 4/1874, ông giữ chức Tuần vũ tỉnh Sơn Tây kiêm Tham tán đại thần; Hiệp đốc quân vụ Đại thần; Thượng thư Bộ Binh. Năm 1883, Tôn Thất Thuyết được cử vào Cơ mật viện. Ngày 19/7/1883, trước khi băng hà, vua Tự Đức chọn Tôn Thất Thuyết làm Đệ tam phụ chính đại thần cùng với Nguyễn Văn Tường và Trần Tiễn Thành để giúp Dục Đức kế vị ngôi vua.

Với chức Phụ chính đại thần, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã nhiều lần làm việc phế lập. Phế Dục Đức, đưa Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi lên ngôi chỉ trong một thời gian ngắn nhằm tìm ra những thủ lĩnh tinh thần cùng chí hướng kháng thực dân Pháp. Tôn Thất Thuyết trở thành đối tượng cần thanh toán số một của người Pháp. Trong tình thế luôn bị thực dân Pháp loại bỏ, Tôn Thất Thuyết đã chủ động ra tay trước bằng cuộc tấn công quân Pháp tại Huế đêm ngày 4/7/1885, khi quan Pháp đang chiêu đãi Tòa khâm sứ Pháp, tuy nhiên cuộc đánh úp đã bị thất bại. Sau đó, ông đưa Vua Hàm Nghi ra thành Tân Sở ở Quảng Trị, giúp Vua ban dụ Cần Vương. Lời dụ nhấn mạnh "người giàu đóng góp tiền của, người mạnh khỏe đóng góp sức lực, người can đảm đóng góp cánh tay, để lấy lại đất nước trong tay quân xâm lược".

Cuộc đời Tôn Thất Thuyết gắn liền với binh nghiệp.

Mọi hoạt động chấm dứt vì bị quản thúc

Em trai ông là Tôn Thất Lệ và hai người con trai của ông là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Thiệp cũng theo phò Vua Hàm Nghi và trở thành những nhân vật lịch sử hàng đầu trong phong trào Cần Vương. Tháng 2/1886, Tôn Thất Thuyết giao cho hai con mình là Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Tiệp trực tiếp bảo vệ và giúp Hàm Nghi trong mọi việc. Còn ông tìm đường sang cầu viện nhà Thanh. Nhưng cuộc cầu viện không thành, ông đành tìm các người bạn lưu vong cố gắng liên hệ với phong trào trong nước tiếp tục đánh thực dân Pháp... Đến năm 1888, được tin thuộc hạ của ông là Trương Quang Ngọc làm phản bắt vua Hàm Nghi giao nộp cho thực dân Pháp, hai con ông là Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Tiệp tuẫn tiết, ông vô cùng phẫn nộ và thương tiếc.

Năm 1889, Tôn Thất Thuyết cử người về Hà Tĩnh và phong cho Phan Đình Phùng làm Bình Trung tướng quân lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Nghĩa quân Phan Đình Phùng đã đánh một trận lớn ở Vụ Quang và giành được thắng lợi lớn. Đây là đỉnh cao nhất trong phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX.

Năm 1895, chiến tranh Trung - Nhật nổ ra, biên giới Việt Trung bị kiểm soát, người Pháp yêu cầu nhà Mãn Thanh quản thúc Tôn Thất Thuyết và theo dõi Lưu Vĩnh Phúc nên mọi hoạt động của ông chấm dứt. Tôn Thất Thuyết bị quản thúc, không được đi lại bất cứ đâu. Tương truyền trong những năm cuối đời, ông như điên dại, thường múa gươm chém đá. Ông mất tại Trung Quốc ngày 22/9/1913.

Bình luận (0)
nguyễn thị bích loan
28 tháng 3 2021 lúc 9:17

Những hành động của Tôn Thất Thuyết chứng tỏ ông là đại diện cho phái chủ chiến trong triều đình Huế:

Dựa vào sự ủng hộ của những quan lại có tinh thần chống Pháp, Tôn Thất Thuyết thẳng tay trừng trị những người thân Pháp, đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi)Tích cực xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực, khí giới,....Rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá nhưng thất bại.

=> Tôn Thất Thuyết làm vậy vì ông không muốn mất nước, ông không muốn giao đất nước vào tay kẻ thù.

Bình luận (0)
Liêu thị ngọc trinh
Xem chi tiết
O=C=O
25 tháng 2 2018 lúc 12:37

Giai đoạn

Diễn biến chính

Nhân vật tiêu biểu

1858- 1862

- Năm 1858, khi Pháp tấn công Đà Nẵng, quân dân ta anh dũng chống Pháp, làm thất bại bước đầu âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, buộc chúng phải rút quân vào Gia Định.

- Năm 1859, khi Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình tan rã, các dội dân binh chiến đấu dũng cảm, làm phá sản kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" cùa Pháp.

- Năm 1861, khi Đại đồn Chí Hoà thất thủ, ba tỉnh miền Đông Nam Kì bị Pháp chiếm, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ.

- Nguyền Tri Phương

- Dương Bình Tâm

-Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy, Nguyẽn Trung Trực...

1863 - trước 1873

- 1862 - 1864, triểu đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh song phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân vẫn phát triển mạnh với các phong trào tiêu biểu như khởi nghĩa Trương Định...

-Từ năm 1867, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân tiếp tục dâng cao với nhiều hình thức : bất hợp tác, khời nghía vũ trang... Do lực lượng chênh lệch nên các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại.

- Trương Định

- Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyên Hữu Huân...

- Năm 1873, Pháp đánh Bắc Kì lẩn thứ nhất, quân dân ta đã bất hợp tác với địch.

-Ngày 21-12-1873, quân dân ta đánh thắng trận Cầu Giấy lần thứ nhất, giết chết chỉ huy, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ.

- Năm 1882, Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai, vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta.

-Ngày 19-5-1883, quân dân ta đánh tháng trận Cầu Giấy lần thứ hai, giết chết chi huy, giáng đòn nặng nề vào tinh thần quân Pháp.

- Năm 1883, khi triều đình đã đầu hàng Pháp, cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn không chấm dứt. Nhiều trung tâm khởi nghĩa tiếp tục hình thành.

- Nguyên Tri Phương, Nguyễn Lâm

- Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phú, Hoàng Diệu

- Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện...

Bình luận (0)