Bài 26 : Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1986 đến năm 2000

Dan Tiểu
Xem chi tiết
Hiiiii~
16 tháng 5 2018 lúc 21:53

a) Bối cảnh lịch sử:

 Đại hội dảng toàn quốc lần thứ 6 diễn ra tháng12/1986 là đại hội Dảng đánh dấu CM của lịch sử Đảng ta.

 Năm 1986 bối cảnh trong nước:

- Toàn Đảng toàn dân ta sau 5 năm thực hiện nghị quyết ĐH Đảng 5 thu được 1 số thành tựu nhất định. Nhưng nhìn chung đất nước ta đang ở vào thời kỳ khủng hoảng KT - XH trầm trọng mà ta không dự đoán được, thậm chí không nhận biết được.

- Tình hình KT - XH ngày càng trở nên bức xúc, căng thẳng, lạm phát tăng nhanh, đồng tiền mất giá, đời sống của người lao động ngày một khó khăn hơn.

Sản xuất Công - nông - thương nghiệp - dịch vụ đều đình trệ. Năng suất lao động vô cùng thấp. Mức sống nhân dân ngày càng giảm: thiếu đói, thiếu lương thực, thiếu hàng tiêu dùng.

 Đất nước ta bị bao vây, cấm vận bởi Đế quốc Mỹ. Chúng ta được chi viện của các nước XHCN nhưng ngày càng giảm sút, ít đi, thậm chí có nước cắt viện trợ cho nước ta. Tiêu cực trong XH ngày càng nảy sinh nhiều.

 Lòng tin của nhân dân với Đảng giảm sút, lung lay.

 Tình hình quốc tế:

 Phe XHCN trước là lực lượng tiến bộ nhất, lực lượng quyết định chiều hứơng phát triển xã hội loài người. Lúc này bắt đầu bước vào khủng hoảng KT - XH, Chính trị - XH.

Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani, Bungari...

 1985, Liên Xô bắt đầu phát động công cuộc cải tổ

 Tại Trung Quốc, nước XHCN láng giềng VN. 1978 đã bắt đầu công cuộc cải cách và mở cửa. 1979 Trung Quốc gây chiến với VN. Lúc này, Trung Quốc vẫn tiếp tục chính sách thù địch với VN.

=> Tình hình trên đây đòi hỏi Đảng ta, lúc này là người lãnh đạo duy nhất CM, phải bằng cách nào đó để lãnh đạo nhân dân tổ chức sản xuất, cải thiện đời sống, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Chính vì vậy mà ĐH Đảng lần thứ 6, khai mạc tại HN, từ 5 -> 14/12/1986 họp nội bộ, 15 ->18/12/1986, họp công khai. Dự ĐH: 1129 đại biểu thay mặt cho 1,9 triệu đảng viên trong cả nước, 32 đoàn đại biểu quốc tế đến dự.

b) Nội dung cơ bản: Đường lối đổi mới.

 ĐH đã nêu lên những nội dung hết sức mới: Đó là phải đổi mới tư duy và nhận thức về CNXH, và con đường đi lên CNXH cho riêng mình, không tiếp thu giáo điều, mô phỏng theo nước khác.

 Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, thông qua tư duy mới để từ đó nhìn thấy những gì đã làm được và những cái chưa làm được một cách thẳng thắn, CM khoa học.

 ĐH đã tổng kết 4 bài học kinh nghiệm của Đảng lúc này

+ Mọi hành động của Đáng lấy dân làm gốc, lấy ý chí nguyện vọng cuộc sống lơi ích của dân là mục đích, từ đó hoạch định các chính sách.

BẠN CŨNG SẼ THÍCH TÔI MUA EM  bởi Thuy2351 TÔI MUA EM Bởi Thuy2351 197K 13.3K Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Ngôn tình: H+... Truyện dài khoảng: 40 chương Tình trạng: Đang cập nhật Tố Diệp Như là một có gái thôn quê hiền lành... Cô cần tiền để trả viện phí phẫu thuật cho mẹ.. nên đã chấp nhận bán thân làm người tình một đêm... Còn hắn muốn thỏa mãn... sau khi ngủ với cô xong hắn dường như không thể quên được hình bóng của cô... Hắn tìm lại cô muốn cô là của riêng hắn... muốn cô là công cụ để thỏa mản mỗi đêm... THẦN NỮ NGẠO CUỒNG THIÊN HẠ bởi giangjevi THẦN NỮ NGẠO CUỒNG THIÊN HẠ Bởi giangjevi 1M 43.4K Nàng - một sát thủ thế kỷ 21 vang danh khắp thế giới... trong thâm tâm nàng vẫn khao khát tình cảm của một con người bình thường. Nàng tự tạo cho bản thân vỏ bọc hoàn hảo, hóa trang thành những thân phận khác nhau để được trải nghiệm cuộc sống. Vì vậy không ai có thể nhìn thấy bộ mặt sát thủ của nàng được che giấu dưới vẻ ngoài hoạt bát, năng động và có chút tinh nghịch. Nàng còn là một bác sỹ, một nhà nghiên cứu y học, chuyên cuồng nghiên cứu các loại dược khắp chốn, từ đông đến tây, nàng đều lĩnh ngộ được. Trong tay nàng có vô số thảo dược và các loại thuốc quý hiếm ngoài ra còn có nhiều loại độc dược do nàng chế tạo ra. Nhạc Phượng Hy chỉ vì bị té xuống núi khi đang thám hiểm hái thuốc để thỏa mãn niềm đam mê nghiên cứu của bản thân mà nàng phải chết. Linh hồn nàng bất ngờ xuyên không đến dị giới. Linh sư, kiếm khí, dược thuật...tất cả nàng đều coi như thú vui mà luyện, ngay cả các linh thú, thần thú cũng cam tâm tình nguyện ký khế ước cùng nàng... Tại dị giới xa lạ, nàng bắt đầu một cuộc sống mới, con người mới... đồng thời nàng khám phá được về thân thế thực sự của bản thân Hắn- một cung chủ của Nguyệt Thượng cung, một tổ chức bí ẩn chống đối với Thần Giáo và có nhiều bí mật đằng sau tổ chức đó. Hắn phúc hắc, bá đạo mang danh mĩ nam đầy mị hoặc làm điên đảo bao nhiêu nữ tử nhưng hắn chỉ sủng duy nhất một mình Phượng Hy nàng. Hắn - một ám vệ lạnh lùng nhưng lại tự nguyện làm thủ vệ cho nàng suốt đời. Hắn - một thái tử của Minh Lãm đế quốc. Hắn - một thánh tử to Giáo sư ngoan nào bởi vukhanhvi Giáo sư ngoan nào Bởi vukhanhvi 78.8K 1.6K - Truyện chỉ mang tính chất giải trí - Cao H, np, một Nữ nhiều Nam, Sm nhẹ - Không dành cho trẻ em dưới 18 tuổi {AkaKuro} Những Mẩu Truyện Ngắn Về Cặp AkaKuro bởi Akako_142 {AkaKuro} Những Mẩu Truyện Ngắn Về Cặp AkaKu... Bởi Akako_142 79.6K 7.3K Hửm.... Nói sao nhỉ? Đây chỉ là một onshort hoặc doujinshi về cặp AkaKuro thôi... Có khi sẽ có mấy cặp khác. Mình đăng để cho mọi người cùng đọc không vì các lượt đọc hoặc vote sao. Nhưng có vài phần mình dịch nên các bạn muốn mang đi thì nói mình. Những phần mình dịch sẽ có ghi tên mình trong dou. Có những dou là của page khác và mình đã xin phép họ đăng lại cho mọi người cùng đọc nên khi bạn muốn reup thì hãy xin phép họ. Đừng tự tiện mang truyện Akako đi khi chưa xin phép. [Đam Mỹ] Ma Đạo Tổ Sư (Full)- Mặc Hương Đồng Khứu bởi CarmenChu2107 [Đam Mỹ] Ma Đạo Tổ Sư (Full)- Mặc Hương Đồng... Bởi CarmenChu2107 142K 4.8K Tác giả: Mặc Hương Đồng Khứu Nguồn: http://truyencuatui.net/truyen/ma-dao-to-su/ Thể loại : Cổ đại - Trọng sinh - Tu tiên - Huyền huyễn - 1×1 - HE - thiên tác chi hợp - linh dị thần quái - tiên hiệp tu chân. Tình trạng: Full chính văn + PN Nhân vật chính: Ngụy Vô Tiện (Ngụy Anh), Lam Vong Cơ (Lam Trạm) ┃ phối hợp diễn: yêu ma quỷ quái ┃ cái khác: mãn cấp trọng sinh, vương bát khí, trang B, cẩu huyết, có bệnh. Couple: Cao quý lãnh diễm (Băng sơn muộn tao) công x Tà mị cuồng quyến (Thánh mẫu lưu manh phong tao) thụ. Editor: Đậu Moe, Phongbienthai, Carmen Kiếp trước, Nguỵ Vô Tiện bị vạn người phỉ báng, thanh danh tan nát. Bị sư đệ - kẻ thân cận nhất dẫn người đến tận hang ổ kết liễu. Tung hoành một đời, lại chết không toàn thây. Từng là một ma đạo tổ sư nhấc lên tinh phong huyết vũ, chết đi rồi sống lại, lại biến thành một tên... Não tàn. Lại còn là một tên não tàn đoạn tụ người người hô đánh! Ta thấy chư quân bệnh dữ lắm, liệu chư quân có thấy giống như ta. Hắn quyết định làm một tên não tàn chuyên nghiệp. Nhưng tu quỷ đạo chứ không tu tiên, mặc ngươi thiên quân vạn mã, ác bá thập phương, kỳ hiệp Cửu Châu, Cao Lĩnh chi hoa. Một khi đã hóa thành nắm cát vàng, tất cả đều thu về dưới trướng, làm việc cho ta, mặc ta sai sử! Mãi Mãi Cưng Chiều Em  bởi LylyNguyn600 Mãi Mãi Cưng Chiều Em Bởi LylyNguyn600 488K 21.9K Anh là vua của thế giới ngầm -"King".Đối với người khác anh là ác ma tàn nhẫn, vô tình, trước mặt cô lại là một người dịu dàng, cưng chiều cô hết mực. Còn cô- bề ngoài là một tiểu bạch thỏ ngây thơ nhưng thật ra lại là một tiểu ác ma, quyết tâm trở nên mạnh mẽ hơn để bên cạnh anh, bảo vệ anh. Cô còn có một thân phận khác là sát thủ đứng đầu tổ chức, với cái tên - "Queen ". - Cô 8 tuổi anh 12 tuổi: Gặp nhau khi bị bắt cóc. Vì cứu anh,cô bị mất trí nhớ. Lúc đó anh nói: " Từ nay về sau trong ký ức của em chỉ cần có tôi, cũng chỉ có thể ở bên cạnh tôi." - Cô 14 tuổi anh 18 tuổi: Vì an toàn của cô anh đuổi cô đi đến nước Mĩ xa xôi. Còn cô vì muốn mình có thể bảo vệ anh nên đã chấp nhận cuộc huấn luyện địa ngục. 4 năm sau cô trở về, anh vẫn cưng chiều, bảo hộ cô như ngày nào, bí mật thân phận của cô dần hé lộ, chuyện tình của hai người chính thức bắt đầu. P/s: Đây là tác phẩm đầu tay của mình mong mọi người ủng hộ

"Ý Đảng lòng dân"

+ Đường lối chính sách của Đảng xuất phát từ thực tế khác quan. Đảng tôn trọng hành động theo quy luật khách quan.

+ Biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.

+ Chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với 1 Đảng cầm quyền lãnh đạo Nhân dân tiến hành CMXHCN.

 ĐH đã đề ra mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên.

+ Ổn định mọi mặt tình hình KT - XH.

+ Tiếp tục xây dựng tiền đề cần thiết nhằm đẩy mạnh CNH XHCN trong chặng đường tiếp theo.

 Mục tiêu KT - XH của chặng đường tiếp theo.

+ Sản xuất đủ tiêu dùng, có tích lũy.

+ Bước đầu tạo ra 1 cơ cấu kinh tế hợp lý.

+ Thừa nhận nền kinh tế có nhiều thành phần nhưng trong đó thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

+ Thừa nhận nền kinh tế hàng hóa.

+ Xây dựng từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất (trước đây, chúng ta hiểu và làm sai quy luật, quan hệ sản xuất phải đi trước 1 bước mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Hiện nay quan điểm lực lượng sản xuất nào quan hệ sản xuất đó...)

+ Tạo bước chuyển biến lớn về mặt XH, giải quyết công ăn việc làm, công bằng XH chống tiêu cực, mở rộng dân chủ kỷ cương, đảm bảo nhu cầu, củng cố quốc phòng an ninh.

+ Về đường lối kinh tế, ĐH 6 nhấn mạnh phải tập trung sức lực thực hiện 3 chương trình

(1) Chương trình lương thực, thực phẩm

(2) Chương trình hàng tiêu dùng

(3) Chương trình hàng xuất khẩu

 Chính sách đối ngoại, ĐH 6 chủ trương:

+ Hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước XHCN

+ Phấn đấu bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

+ Mở rộng quan hệ với các nước khác.

 Phương châm đối nội của ĐH 6.

+ Phát huy sức mạnh quần chúng

Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân

+ Thực hiện khẩu hiệu: dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra.

 Phương châm lãnh đạo của Đảng

+ Phát động toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới tư duy, nhận thức về CNXH, nhằm tìm con đường riêng, mô hình riêng cho xây dựng XHCN ở VN.

+ Trong đổi mới tư duy, trọng tâm trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế, thừa nhận nền KT hàng hóa nhiều thành phần, quan hệ thị trường xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, vốn chỉ thích hợp trong những thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, nay đã trở thành vật cản sự phát triển (các quan hệ, cách thức quản lý XH đã kìm hãm lực lượng SX phát triển).

+ Đổi mới đội ngũ cán bộ, phong cách lãnh đạo, mọi việc lấy hiếu quả thực tế làm thước đo.

 ĐH bầu ban chấp hành TW mới, ban bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Linh nguyên là bí thư thành ủy thành phối HCM làm tổng bí thư Đảng.

c) Ý nghĩa lịch sử:

 ĐH 6 là mốc lịch sử to lớn trong lịch sử CMVN

 ĐH 6 bắt đầu thời kỳ đổi mới đất nước, thời kỳ xóa bỏ cơ chế quản lý KT - XH theo kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp. Mở ra thời kỳ phát triển KT hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta. Mở ra thời kỳ Đảng lãnh đạo tôn trọng vận dụng các quy luật khác quan. Từ đây, đất nước ta có cơ hội và điều kiện để nỗ lực thoát khỏi khủng hoảng KTXH.+

 Nhờ việc Đảng chủ động phát động công cuộc đổi mới đáp ứng được lòng mong muốn của nhân dân nhờ đó Đảng lấy lại lòng tin của nhân dân.

 Ý nghĩa quốc tế: Mở ra 1 thời kỳ mới, thời kỳ mà VN bắt đầu mở cửa đất nước.1

Bình luận (0)
Đạt Trần
16 tháng 5 2018 lúc 22:43

B2:trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung đổi mới ĐHĐBTQ lan 6.ý nghĩa lịch sử - Wattpad

Tham khảo

Bình luận (0)
vothedien
17 tháng 5 2018 lúc 9:01

Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước

Bình luận (0)
Nguyen Phuong Mai Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
27 tháng 4 2016 lúc 17:33

a) Đại hội VI (12-1986) mở đầu công cuộc đổi mới

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (họp từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986) đã đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lí của Nhà nước  trong thập niên cả  nước đi lên chủ nghĩa xã hội, từ đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới.

Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế-xã hội xã hội chủ nghĩa do các Đại hội IV và V của Đảng đề ra.

Tuy nhiên, đến Đại hội VI, Đảng ta nhận thức được thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là cả một thời kì lịch sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện chúng ta đang ở chặng đường đầu tiên. Trước mắt, trong 5 năm (1986-1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn : lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Muốn thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế, thì nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, phải được đặt đúng vị trí là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư, về năng lực, vật tư, lao động, kĩ thuật v.v..

b)Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới

Công cuộc đổi mới bước đầu đạt thành tựu, trước tiên trong việc thực hiện các mục tiêu của Ba chương trình kinh tế.

Về lương thực-thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập 45 vạn tấn gạo, đến năm 1989, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. Sản xuất lương thực năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, vượt so với năm 1987 là 2 triệu tấn, và năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.

 

Hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào và lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tuy chưa đạt kế hoạch nhưng vẫn tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường. Phần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá, vật tư, tiền lương v.v. giảm đáng kể.

Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức. Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. Từ năm 1989, chúng ta tăng thêm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lướn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác. Năm 1989, nước ta xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo. Nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

Một thành tựu quan trọng khác đã kiềm chế được một một bước đà lạm phát. Nếu chỉ tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường năm 1986 là 20%, thì năm 1990 là 4,4%.

Ở nước ta bước đầu đã hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước . Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng. Chủ trương này thực sự phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.

Bộ máy nhà nước các cấp ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại. Nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị có một số đổi mới theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử.

Những thành tựu, ưu điểm tiến bộ đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.

Tuy nhiên, công cuộc đổi mới vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém.

Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm tăng, hiệu quả kinh tế thấp, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của những người sống chủ yếu bằng tiền lương hoặc trợ cấp xã hội và của một bộ phận nông dân bị giảm sút.

Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp. Tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ, bất công xã hội và nhiều hiện tượng tiêu cực khác chưa được khắc phục.

2.Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991-1995

a)Đại hội VII (6-1991) tiếp tục sự nghiệp đổi mới

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (họp từ ngày 24 đến ngày 27-6-1991) đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội VI, đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm thừa kế, phát huy những thành tựu, ưu điểm đã đtạ được; khắc phục những khó khăn, yếu kém mắc phải trong bước đầu đổi mới; điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiến lên.

Đại hội còn quyết định một số vấn đề về chiến lược lâu dài, đó là thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000.

Xuất phát từ đặc điểm tình hình, căn cứ vào mục tiêu của chặng đường đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội VII của Đảng đề ra nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế-xã hội của kế hoạch 5 năm 1991-1995 là : đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát; ổn định, phát triển và nâng cao hiêu quả sản xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Để thực hiện mục tiêu trên, cần phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế với những nội dung cao hơn trước và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa.

b)Tiến bộ và hạn chế của sự nghiệp đổi mới

Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1991-1995 trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhân dân ta đạt được những thành tựu và tiến bộ to lớn.

Trong 5 năm, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP tăng bình quân hằng năm là 8,2%; công nghiệp tăng bình quân hằng năm 13,3%; nông nghiệp là 4,5%.

Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ: Nạn lạm phát từng bước bị đẩy lùi từ mức 67,1% năm 1991, xuống mức 12,7% năm 1995. Tỉ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế.

Trong 5 năm, xuất khẩu đạt 17 tỉ USD: tăng số mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn như dầu thô, gạo, cà phê, hải sản, may mặc….; nhập khẩu trên 21 tỉ USD. Quan hệ mậu dịch mở rộng với trên 100 nước và tiếp cận với nhiều thị trường mới.

Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong 5 năm tăng nhanh, bình quân hằng năm là 50%. Đến cuối năm 1995, tổng số vốn đăng kí cho các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 19 tỉ USD, trong số đó có khoảng 1/3 đã thực hiện.

Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường. Công tác giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới sau một số năm giảm sút.

Thu nhập và đời sống của các tầng lớp nhân dân ở các vùng đều được cải thiện với mức độ khác nhau. Mỗi năm giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động.

Tình hình chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được củng cố.

Nước ta ngày càng mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây, tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế. Đến năm 1995, ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ti của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào nước ta. Tháng 7-1995, Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Sau 5 năm thực hiện kế hoạch, bên cạnh thành tựu và tiến bộ, còn nhiều khó khăn và hạn chế chưa được giải quyết.

Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất-kĩ thuật lạc hậu; trình độ khoa học và công nghệ chuyển biến chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh , năng suất lao động thấp.

Tình trạng tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, làm ăn phi pháp chưa được ngăn chặn. Những hiện tượng tiêu cực nghiêm trọng kéo dài trong bộ máy Nhà nước.

Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp cư dân tăng nhanh; đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa,còn gặp nhiều khó khăn.

3.Thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000

a)Đại hội VIII (6-1996) đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (họp từ ngày 28-6 đến ngày 1-7-1996) đã kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VII; tổng kết 10 năm đất nước thực hiện đường lối mới, đề ra chủ trương, nhiệm vụ trong nhiệm kì mới.

Xuất phát từ đặc điểm tình hình thay đổi, từ nhận định nước ta đã rời khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và căn cứ vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược-xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh “ nước ta đã chuyển sang thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Đại hội của Đảng đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1996-2000 là : Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần…Phấn đấu và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

b)Chuyển biến tiến bộ và khó khăn, hạn chế của công cuộc đổi mới

Trong 5 năm, GDP tăng bình quân hằng năm là 7%; công nghiệp là 13,5%; nông nghiệp là 5,7%. Lương thực bình quân đầu người tăng từ 360 kg (1995) lên 444kg (2000). Nông nghiệp phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế-xã hội.

Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Hoạt động xuất, nhập khẩu không ngừng tăng lên: xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD, tăng bình quân hằng năm 21% với ba mặt hàng chủ lực là gạo (đứng thứ hai thế giới), cà phê (đứng thứ ba) và thủy sản; nhập khẩu khoảng 61 tỉ USD, tăng bình quân hàng năm 13,3%. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt được 10 tỉ USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước.

Các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến năm 2000, đã có trên 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ.

Đến hết năm 2000, có 100% tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học và xóa mù chữ: một số tỉnh, thành phố bắt đầu thực hiện chương trình phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

Trong 5 năm, có khoảng 6, 1 triệu người có việc làm, bình quân mỗi năm thu hút 1,2 triệu người.

Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư  từ nước ngoài.

Những thành tựu, ưu điểm trong 5 năm 1996-2000 và trong 15 năm 1986-2000 thực hiện đường lối đổi mới đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, chúng ta gặp không ít khó khăn và yếu kém.

-Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc; năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, gia thành cao; hiệu suất và sức cạnh tranh thấp.

-Kinh tế Nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể chưa mạnh.

-Các hoạt động khoa học-kĩ thuật và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển Tổ quốc.

-Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao. Mức sống của nhân dân, nhất là nông dân, ở một số vùng còn thấp.

Trong bối cảnh lịch sử đầu thế kỉ XXI, để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới đật nước. Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng (4-2001) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2001-2005) và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2001-2010), nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại …”. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2001-2005) là rất quan trọng đối với việc thực hiện chiến lược 10 năm (2001-2010).

Bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm đầu tiên của thế kỉ XXI, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi và hời cơ, song cũng có không ít khó khăn và thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta luôn chủ động nắm bắt thời cơ, tạo ra thế và lực mới, đồng thời luôn tỉnh táo đoán biết và kiên quyết  đẩy lùi nguy cơ, đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên mạnh mẽ, đúng hướng.

Bình luận (0)
Nguyen Phuong Mai Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Mi
28 tháng 4 2016 lúc 17:26

-Giai đoạn mới: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

-Mối quan hệ giữa độc lập và thống nhất: không những gắn với nhau mà còn gắn với chủ nghĩa xã hội. Đó là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng nước ta.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Anh
28 tháng 4 2016 lúc 17:34

-Giai đoạn mới: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

 

-Mối quan hệ giữa độc lập và thống nhất: không những gắn với nhau mà còn gắn với chủ nghĩa xã hội. Đó là con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng nước ta.

Bình luận (0)
Phạm Thảo Vân
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
26 tháng 5 2016 lúc 19:35

Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ VI là: Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Bình luận (0)
vothedien
17 tháng 5 2018 lúc 9:02

Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước

Bình luận (0)
Trần Thụy Nhật Trúc
Xem chi tiết
Minh Hiền Trần
26 tháng 5 2016 lúc 13:36

Chọn C. Đại hội VI

Bình luận (0)
Phạm Thị Phương Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Bảo
26 tháng 5 2016 lúc 14:18

Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam họp vào C. 15-18/12/1986

Bình luận (0)
Physics123
26 tháng 5 2016 lúc 14:19

C

Bình luận (0)
Vũ Hiền Vi
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
26 tháng 5 2016 lúc 19:32

Đại hội lần thứ V của Đảng đã khẳng định: Tiếp tục thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa đã vạch ra từ đại hội lần thứ IV.

Bình luận (0)