Bài 26 : Đất - Các nhân tố hình thành đất

Viet Thang
Xem chi tiết
FAIRY TAIL
30 tháng 4 2017 lúc 21:15

Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt". Những điều kiện đó là: Đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng. Độ ẩm thích hợp. Nhiệt độ thích hợp. Chế độ không khí thích hợp cho hô hấp của thực vật và hoạt động của vi sinh vật. Không có độc chất. Không có cỏ dại, đất tơi xốp đảm bảo cho hệ rễ phát triển.

Bình luận (0)
Tăng Quang Huy
Xem chi tiết
Alan Walker
8 tháng 5 2017 lúc 11:34

Đất gồm2 thành phần chính: Thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.

* Thành phần khoáng:

- Chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm các hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.

- Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng là đá mẹ.

* Thành phần hữu cơ:

- Chiếm một tỉ lệ nhỏ nhuuwng có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng đất.

- Chất hữu cơ có nguồn góc từ xác động vật, thực vật trong đất gọi là mùn

Bình luận (0)
Nguyễn Đăng Sơn Tùng
Xem chi tiết
Diệp Tử Đằng
2 tháng 5 2017 lúc 19:18

1. Đá mẹ
Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.

2. Khí hậu
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.

3. Sinh vật
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.

4. Địa hình
Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.

5. Thời gian
Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.

Bình luận (0)
Ha Minh Tam
2 tháng 5 2017 lúc 20:05

_ Da me la nguon goc sinh ra thanh ohan khoang trong dat .Da me co anh huong den mau sac va tinh chat cua dat

_ Sinh vat la nguon goc sinh ra thanh phan huu co

_ Khi hau dac biet la nhiet do va luong mua tao dieu kien thuan loi hay khi khan cho qua trinh phan giai cac chat khoang va chat huu co trong dat

(Cai nay la dap an cua de thi nam truoc )

Bình luận (0)
anh nguyet
24 tháng 4 2019 lúc 20:15

Bài 26 : Đất - Các nhân tố hình thành đất

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Huyền Trang
Xem chi tiết
Đặng Trần Tây Thi
10 tháng 5 2017 lúc 10:29

Thành phần khoáng: chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm các hạt khoáng có màu sắc loang lỗ và kích thước to nhỏ khác nhau

Thành phần hữu cơ: chiếm tỉ lệ nhỏ, tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất, chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẫm.

Đất hình thành do: đá mẹ, sinh vật, khí hậu

Bình luận (0)
tôi ko bít
Xem chi tiết
Hương Yangg
2 tháng 4 2017 lúc 14:42

B. Đất phù sa

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
2 tháng 4 2017 lúc 15:02

B

Bình luận (0)
Mikoto Misaka
2 tháng 4 2017 lúc 15:16

B

Bình luận (0)
Bùi thị Hà Phuong
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
30 tháng 4 2017 lúc 7:47

Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.

Bình luận (0)
Trần Tiến Đạt
3 tháng 5 2017 lúc 19:11

Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.

Bình luận (0)
Nguyên Thủy Tiên
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
30 tháng 4 2017 lúc 16:03

Vai trò của tầng ozon:Tuy mỏng manh nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng với sự sống trên trái đất. Nó sẽ hấp thụ tia cực tím từ bức xạ mặt trời, không cho những tai này đến với trái đất. Có thể nói, sự sống chỉ xuất hiện khi trái đất có tầng ozon. Vì vậy nếu tầng ozon bị phá hủy thì sẽ gây lên tác hại xấu đối với mọi sinh vật trên trái đất. Nếu tầng ozon bị suy giảm đồng nghĩa với việc tia UV sẽ chiếu đến trái đất nhiều hơn là tăng bệnh nhân bị ung thư da, đục thủy tinh thể ở mắt cũng như làm giảm sản lượng lương thực và ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.

Bình luận (0)
Mai Thị Phương Trinh
1 tháng 5 2017 lúc 15:12

Lớp ozone trong khí quyển có tác dụng điều hòa nhiệt độ cho trái đất,giúp sinh vật và con người có thể phất triển bình thường.
ozon trong đời sống hằng ngày giúp khử độc...và nhiều tác dụng có lợi.
tuy nhiên mình nhớ mang máng nếu hàm lượng ozon nhiều ở trong không khí nếu ở tầng thấp thì ức chế quá trình sinh trưởng của thực vật (hiện tượng lá cây có màu trắng ấy)

Bình luận (0)
nguyen thanh thao
Xem chi tiết
Ducanhdeptraibodoi
1 tháng 5 2019 lúc 18:22

Các biện pháp làm tăng độ phì của đất:

- Làm đất (cày, bừa, xáo, xới..ệ).

- Bón phân hữu cơ, vô cơ cho đất.

- Bón vôi cải tạo đất.

- Thau chua, rửa mặn.

- Làm thuỷ lợi để tưới tiêu cho đất.

Nguồn gốc của thành phần hữu cơ trong đất là từ thực vật. Thực vật bị phân huỷ thành những chất đơn giản hơn, và sau đó được các vi sinh vật tổng họp thành mùn - thành phần hữu cơ chủ yếu trong đất.

Bình luận (1)
Nguyễn Trang Như
20 tháng 4 2016 lúc 20:31

Một số biện pháp làm tăng độ phì của đất mà em biết:

1/ Trồng xen canh các loại cây

Vd : khi trồng lúa xong ta có thể trồng các loại đậu, rau màu...v...v trồng các loại đậu như đậu nành, đậu xanh sẽ làm tăng vi sinh vật cố định đạm trong đất tăng độ phì nhiêu cho đất 
2/ Sau khi thu hoạch xong phải cày ải phơi đất thật lâu để cho đất có độ tơi xốp và thoáng khí. 
3/ Tăng cường bón các loại phân chuồng hoai mục, hạn chế bón phân hóa học nhiều sẽ làm cho đất chai và tăng độ axit (đất sẽ mặn hơn) 
4/ Bón vôi cho đất để diệt khuẩn và làm giảm độ axit (nếu có).
Bình luận (1)
Đinh Trần Phương Vân
1 tháng 5 2019 lúc 21:29

phì nhiêu á???

Bình luận (0)
Dương Thị Minh Hương
Xem chi tiết
Dương Thị Minh Hương
3 tháng 5 2017 lúc 7:06

nhân tố chính hình thành đất đá gốc nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoángvà chất hữu cơ trong đất sinh vật nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất

Bình luận (0)
Trần Tiến Đạt
Xem chi tiết
lylalalo
2 tháng 5 2017 lúc 16:25

1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa

- Lớp đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt lục địa.

- Lớp đất có 3 tầng: tầng chứa mùn, tần tích tụ,tầng đá mẹ.

2. Thành phần và dặc điểm của thổ nhưỡng.

- Đất gồm 2 thành phần chính; thành phần khoáng và thành phần hữu cơ

- Chất mùn tạo ra độ phì của đất

+ Đất có độ phì cao là đất tốt

+ Đất có độ phì thấp là đất xấu.

3. Các nhân tố hình thành đất.

-Đá mẹ hình thành thành phần khoáng

-Sinh vật hình thành thành phần hữu cơ

-Khí hậu giúp cho quá trình phân giải các chất khoáng và hữu cơ.

hihicó gì tích like cho mình nhé.

Bình luận (0)
Trần Tiến Đạt
2 tháng 5 2017 lúc 17:01

1 Lớp đất trên bề mặt lục địa.



- Lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp đất (thổ nhưỡng).

2) Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng:
- Có 2 thành phần chính:
a) Thành phần khoáng.
- Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.
- Gồm: Những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to, nhỏ khác nhau.
b) Thành phần hữu cơ:
- Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ.
- Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.
- Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen.
- ngoài ra trong đất còn có nước và không khí.
- Đất có tính chất quan trọng là độ phì.là khả năng cung cấp cho TV nước ,các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt
độ ,không khí ,để TV sinh trưởng và PT
3) Các nhân tố hình thành đất:
+ Đá mẹ: Sinh ra thành phần khoáng trong đất.
+ Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ.
+ Khí hậu: Gây thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất.
+Ngoài ra sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian.

Hay thì like nha!


Bình luận (0)
Đinh Ngô Huế Chi
2 tháng 5 2017 lúc 21:10

XIN LỖI BẠN NHA TUI CHƯA HỌC hehe

CHÚC BẠN MAY MẮN leuleu

Bình luận (0)