Bài 25 : Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

mai ngoc
Xem chi tiết
Lê Hải
Xem chi tiết
Phan Thu An
25 tháng 2 2018 lúc 16:10

Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

Bình luận (0)
Nguyễn Kiều Yến Nhi
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
24 tháng 5 2016 lúc 9:37

Những đặc điểm chính của vùng nông nghiệp là :

- Vùng lãnh thổ rộng lớn.

- Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.

- Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

- Có các ngành phục vụ và bổ trợ.

 

Bình luận (0)
Love Học 24
24 tháng 5 2016 lúc 9:38

- Đặc điểm :

   + Vùng lãnh thổ rộng lớn (bao gồm nhiều tỉnh, thành phố)

   + Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành  công nghiêpj.

   + Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa

   + Có các ngành phục vụ và hỗ trợ

- Theo quy hoạch của bộ công nghiệp (năm 2001), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp

    + Vùng 1 : Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh)

    + Vùng 2 : Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

    + Vùng 3 : Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận

    + Vùng 4 : Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng)

    + Vùng 5 : Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng

    + Vùng 6 : Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

Bình luận (0)
Trần Thị Hoài Nhung
24 tháng 5 2016 lúc 9:38

Cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp:

- Vùng 1: các tỉnh thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ, trừ Quảnh Ninh.

- Vùng 2: các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

- Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.

- Vùng 4: các tỉnh thuộc Tây Nguyên, trừ Lâm Đồng.

- Vùng 5: các tỉnh thuộc Động Nam Bộ, Lâm Đồng, Bình Thuận.

- Vùng 6: các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

* Một số đặc điểm chính :

-Có quy mô lãnh thổ lớn nhất trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

-Có mối quan hệ chặt chẽ về sản xuất, công nghệ,...

- Có một số nhân tố tạo vùng tương đồng.

-Có một hoặc vài ngành công nghiệp chuyên môn hóa.

- Thường có một trung tâm công nghiệp mang tính chất tạo vùng hoặc là hạt nhân cho sự phát triển của vùng.

Bình luận (0)
Lê Tiến Đạt
Xem chi tiết
Bùi Bích Phương
22 tháng 5 2016 lúc 22:04

1. Sự khác biệt giữa CMH của TDMNBB với TNguyên

- Tây nguyên chủ yếu trồng cây CN lâu năm của vùng cận nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) ngoài ra còn trồng chè là cây cận nhiệt ở cao nguyên Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu.

- TDMNBB: chủ yếu trồng cây CN có nguồn gốc ôn đới ,cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi, quế,…) Các cây CN ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá, cây dược liệu, cây ăn quả,…Chăn nuôi trâu, bò, (trâu nhiều hơn) lấy thịt, lấy sữa và lợn.

- Ngoài ra còn khác biệt về qui mô:

Mặc dù đều trồng chè nhưng DTchè ởTDMNBB lớn hơn.Ch.nuôi ở TDMNBB cũng phát triển hơn.

2.Sự khác biệt CMH giữa ĐBSH và ĐBSCL

- ĐBSH có ưu thế về tập đoàn cây có nguồn gốc cận nhiệt ôn đới, đặc biệt là rau (cà chua, su hào, bắp cải), chăn nuôi lợn, gia cầm.

- ĐBSCL chủ yếu cây nhiệt đới,chiếm ưu thế về chăn nuôi thủy sản nước mặn, lợ, ngọt, chăn nuôi vịt,

-Cùng là trồng lúa và nuôi trồng th.sản nhưng qui mô sxuất ở ĐBSCL lớn hơn rất nhiều sơ với ĐBSH.

3.Nguyên nhân:

Do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

Bình luận (0)
Quốc Đạt
23 tháng 5 2016 lúc 7:23

-Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

-  Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...

+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...

- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
22 tháng 5 2016 lúc 22:09

-Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

-  Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...

+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...

- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.


 

Bình luận (0)