Bài 25. Phong trào Tây Sơn

Nguyễn Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
bui thi my tra
Xem chi tiết
Ngọc Kim
4 tháng 5 2017 lúc 10:49

1 . Lật đổ chính quyền họ Nguyễn
2.Đánh tan quân xâm lược Xiêm
3.Lật đổ chính quyền họ trịnh , thu phục Bắc Hà
4.Tây Sơn đại phá quân thanh xâm lược

Bình luận (0)
Nguyễn Lan
6 tháng 5 2017 lúc 20:31

Thời gian

Sự kiện

1771

Khời nghĩa Tây Sơn bùng nổ

9 - 1773

Chiếm phủ thành Quy Nhơn

1774

Mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát từ Quảng Nam " Bình Thuận

1776 - 1783

Tây Sơn 4 lần đánh vào Gia Định

1777

Lật đổ được chính quyền phong kiến họ Nguyễn

1785

Đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược

1786 - 1788

Lật đổ được phong kiến Trịnh – Lê

1789

Đại phá 29 vạn quân Thanh Xâm lược

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Diễm
Xem chi tiết
Lộc Khánh Vi
15 tháng 3 2017 lúc 22:11

1, những thuận lợi đó là:

-Nghĩa quân được các tầng lớp nhân dân ủng hộ , đặc biệt là đồng bào thiểu số.

-Dân nghèo đồng bào dân tộc, hào mục địa phương nhiệt tình nổi dậy hưởng ứng.

=> Nghĩa quân nhanh chóng giải phóng các vùng bị lấn chiếm, lực lượng ngày càng mạnh, càng ngày càng được mở rộng.

2. Các giáo sĩ phương Tây trong SGK lớp 7 mô tả về nghĩa quân Tây Sơn.

Bình luận (5)
Phan Văn Trung
16 tháng 3 2017 lúc 16:04

1: Căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn từ vùng Tây Sơn thượng đạo xuống Tây Sơn hạ đạo có thuận lợi sau:

+ để tránh quân chúa Nguyễn biết được căn cứ.

+ để có thể biết được hành tung và nơi mà bọn chúa Nguyễn ở và làm gì.

+ để tìm hiể số lính và sự ràng buộc của bọn quan lại với nhân dân.

+ được nhân dân ủng hộ voi ngựa, và gia nhập vào nghĩa quân.

+ được các hào trưởng ở các địa phương nổi dậy hưởng ứng.

=> Nghĩa quân nhanh chóng giả phóng các vùng mà dân bị lấn chiếm đất vá bị bóc lột. Để có thêm sự ủng hộ và nhiều người gia nhập vào nghĩa quân, giúp nghĩa quân ngày càng mạnh và mở rộng được quy mô khởi nghĩa.

2 : Các giáo sĩ phương tây đang nói đến ở đây là nghĩa quân Tây Sơn.

Bình luận (0)
Han Uen Ji
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Hùng
Xem chi tiết
Đặng Châu Anh
3 tháng 4 2017 lúc 21:42

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.


Bình luận (0)
Đặng Quốc Khánh ( dặt dẹ...
3 tháng 4 2017 lúc 21:45

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Trị vì : 22 tháng 12 năm 1788 – 16 tháng 9 năm 1792

1)Tước hiệu

2)Niên hiệu

3)Thụy hiệu

4)Miếu hiệu

5)Triều đại

6)Thân phụ

7)Sinh

8)Mất

( bảng dưới)

Long Nhương Tướng Quân, Bắc Bình Vương, Quang Trung Hoàng Đế
Quang Trung: 1788 - 1792
Vũ Hoàng Đế
Tây Sơn Thái Tổ
Nhà Tây Sơn
Nguyễn Phi Phúc
1753
Bình Định, Việt Nam
16 tháng 9, 1792 (38–39 tuổi)
Phú Xuân, Việt Nam

Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Bình luận (0)
Nhu Linh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
22 tháng 3 2017 lúc 17:47

- 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hòang đế , lấy hiệu là Quang Trung , rồi tiến quân ra Bắc ,mộ thêm quân ở Nghệ An .

- Tới Thanh Hóa tuyển thêm quân , làm Lễ Thệ Sư và đọc bài Hiểu dụ tướng sĩ .

- Đến Tam Điệp(Ninh Bình), cho binh sĩ ăn tết trước rồi đánh quân Thanh trong tết Kỷ Dậu, với tinh thần quyết đánh tan quân giặc .

* Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa :

Từ Tam Điệp quân Tây Sơn chia làm 5 đạo tiến ra Bắc:

+Đạo chủ lực do Quang Trung trực tiếp chỉ huy thẳng hướng Thăng Long .

+Đạo thứ hai và ba đánh vào Tây NamThăng Long và yểm trợ cho đạo chủ lực .

+ Đạo thứ tư ra phía Hải Dương và thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của địch .

-Đêm 30 tết ta vượt sông Gián Khẩu, đồn ngụy bị tiêu diệt.

-Đêm mồng 3 tết ta vây đồn Hạ Hồi, địch hạ khí giới .

-Mờ sáng mồng 5 tết ta vây đồn Ngọc Hồi.

-Cũng mồng 5 tết quân ta tấn công chiếm đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống tự tử.

-Trưa mồng 5 tết Quang Trung và Đô đốc Long tiến vào Thăng Long. Tôn sĩ Nghị và bè lũ rút chạy, bị quân ta chặn đánh tại Phượng Nhãn. Đất nước hòan tòan giải phóng.

Bình luận (0)
Dương Nguyễn
6 tháng 5 2017 lúc 14:32

Diễn biến cuộc chiến đấu chống quân Thanh của nhân dân ta vào cuối thế kỷ XVIII là:

- Năm 1788, Quang Trung tiến quân ra Bắc.

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo quân.

- Đêm 30 tết, quân ta nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ quân giặc ở đồn tiền tiêu.

- Đêm mùng 3 tết, quân ta bao vây đồn Hà Hồi, quân giặc hoảng sợ đầu hàng.

- Sáng mùng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh đại bại.

- Trưa mùng 5 tết, cuộc chiến kết thúc, Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.

=> Ý nghĩa:

- Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê.

- Xoá bỏ ranh giới Đàng Trong, Đàng Ngoài và thống nhất đất nước.

- Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm và quân Thanh, bảo vệ nền độc lập của đất nước.

Bình luận (0)
Kurumi
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Trang
5 tháng 5 2017 lúc 18:14

*Công lao của Quang Trung trong phong trào Tây Sơn là:

-Ông đã lật đổ các tập đoàn phong kiến: Nguyễn, Trịnh, Lê thống nhất đất nước

-Đánh đuổi quân xâm lược Xiêm-Thanh giữ vững nền độc lập dân tộc

-Củng cố ổn định kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục quốc phòng

Bình luận (0)
Nguyễn ngọc hải
Xem chi tiết
Trịnh Ánh Ngọc
1 tháng 4 2018 lúc 9:58

- Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa.

- Nghĩa quân được các tầng lớp nhân dân đặc biệt là đồng bào thiểu số ủng hộ, lực lượng ngày càng mạnh. Nghĩa quân đánh xuống vùng Tây Sơn hạ đạo rồi mở rộng vùng chiến xuống đồng bằng. Đi đến đâu nghĩa quân cũng lấy của người giàu chia cho người nghèo. Các tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đông. Kể cả các hào mục ở địa phương cũng hưởng ứng.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !

Bình luận (0)
Lê Thị Thanh
Xem chi tiết
Vân Lovely
5 tháng 4 2016 lúc 19:24

Năm 1771 tập trung lực lượng,xây dựng căn cứ                                                                                                                          Năm 1777 lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở đàng trong                                                                                                              Năm 1785 đánh đuổi quân xâm lược Xiêm                                                                                                                                  Năm 1786 giải phóng toàn bộ đàng trong và tiêu diệt chính quyền Lê-Trịnh ở đàng ngoài                                                        Năm 1788 lên ngôi hoàng đế                                                                                                                                                        Năm 1789 đại phá quân Thanh,đánh tan 29 vạn quân Thanh.Đề ra chính sách khôi phục và xây dựng đất nước

Bình luận (1)
Yen Bui
Xem chi tiết
Nhật Linh
4 tháng 5 2017 lúc 8:11

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

Bình luận (0)