Bài 25 : Ôn tập chương III

nguyễn shin
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
5 tháng 5 2018 lúc 19:00

- Là học sinh, em phải học tập để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình.

- Hiểu được cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc ta và của cả xã hội loài người trong quá khứ, xây dựng nên xã hội văn minh như ngày nay.

- Hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.

Bình luận (0)
Hà Minh Huyền
Xem chi tiết
Hồ Thảo Anh
4 tháng 5 2018 lúc 20:59

- Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc trên đất nước ta.

- Mở ra thời kì độc lập lâu dài của tổ quốc.

Nếu mk còn thiếu thì các bn hãy bổ sung nhé!

Bình luận (0)
thiên thần buồn
6 tháng 5 2018 lúc 17:04

- Hai Bà Trưng :

+ Là những người đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, đã đánh đuổi được Thái thú của nhà Hán về nước, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

+ Đã bước đầu xây dựng một chính quyén độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.

+ Đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.

+ Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.

- Lý Bí:

+ Đã lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.

+ Đã xây dựng một nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.

+ Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.

- Triệu Quang Phục :

+ Đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương thắng lợi, bảo vệ chủ quyền của nước Vạn Xuân.

+ Tiếp tục xây dựng nhà nước Vạn Xuân độc lạp. tự chủ thêm một thời gian.



Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
6 tháng 5 2018 lúc 19:52

- Hai Bà Trưng :

+ Là những người đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, đã đánh đuổi được Thái thú của nhà Hán về nước, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

+ Đã bước đầu xây dựng một chính quyén độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.

+ Đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.

+ Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.

- Lý Bí:

+ Đã lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.

+ Đã xây dựng một nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.

+ Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.

- Triệu Quang Phục :

+ Đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương thắng lợi, bảo vệ chủ quyền của nước Vạn Xuân.

+ Tiếp tục xây dựng nhà nước Vạn Xuân độc lạp. tự chủ thêm một thời gian.

Bình luận (0)
Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết
Trần Thị Khánh Vy
Xem chi tiết
Trần Thi Mai Phuong
4 tháng 5 2018 lúc 19:36

từ cuối thế kỉ IX, ở trung quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra ( đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa hoàng sào ). nhà Đuờng suy yếu. lợi dụng thời cơ đó, khúc thừa dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.

giữa năm 905, tiết độ sứ an nam là độc cô tổn bị giáng chức. khúc thừa dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đã đánh chiếm tống bình rồi tự xưng là tiết độ sứ, xây dựng 1 chính quyền tự chủ.

đầu năm 906, vua đường buộc phải phong khúc thừa dụ làm tiết độ sứ an nam đô hộ

Bình luận (0)
Phạm Trung Anh
Xem chi tiết
nguyễn shin
5 tháng 5 2018 lúc 10:56

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602
Ngô quyền (938)

Bình luận (1)
Nguyễn Quỳnh Giang
5 tháng 5 2018 lúc 19:11

Năm 40: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Năm 248: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

Năm 542-602: Cuộc khởi nghĩa Lí Bí

Khoảng đầu thế kỉ VIII (năm 722): Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan

Khoảng từ 776-791: Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng

Năm 905: Cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

Năm 930-931: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Nam Hán

Năm 938: Trận chiến trên sông Bạch Đằng

Bình luận (3)
Ngô Công Đức
Xem chi tiết
Đào Hồng Khánh
16 tháng 4 2017 lúc 14:07

Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên[1], được dân chúng ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình cũ - Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ[2][3].

Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 5) viết: "Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ...".

Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý. Ông khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ.

Tháng 7 ngày 23 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Nhà Hậu Lương lên thay nhà Đường công nhận ông làm "An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ". Ông đã kế tiếp sự nghiệp của cha một cách tài tình để củng cố sự nghiệp độc lập của Việt Nam lúc đó từ tay Trung Quốc.

Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui". Khoan dung tức là không bắt buộc, không quá khắt khe với dân, chống tham quan ô lại. Giản dị là không làm phiên hà, sách nhiễu bởi nhiều thủ tục quan liêu. Yên vui, "an cư lạc nghiệp" là lý tưởng của nếp sống mà người nông dân nơi thôn xóm mong đợi.

Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế má lực dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh "bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi".

Từ mô hình của chính quyền đô hộ nhà Đường với An Nam, nhằm khắc phục tình trạng phân tán quyền lực vào tay các thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng lớn đầu tiên nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Mỗi xã đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng. Một số xã ở gần nhau thời thuộc Đường gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. Theo sách "An Nam chí nguyên", Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp.

ăm 905, Khúc Hạo giúp cha giành quyền tự chủ của người Việt ở An Nam, lúc đó gọi là Tĩnh Hải quân. Khi Khúc Thừa Dụ được nhà Đường phong làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân thì ông được cha phong làm "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ của người sẽ kế nghiệp cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải sau này.

Năm 905, Khúc Hạo giúp cha giành quyền tự chủ của người Việt ở An Nam, lúc đó gọi là Tĩnh Hải quân. Khi Khúc Thừa Dụ được nhà Đường phong làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân thì ông được cha phong làm "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ của người sẽ kế nghiệp cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải sau này.

Sử sách ghi chép rất vắn tắt về những năm tháng thời kỳ này nhưng chắc chắn trong 2 năm trị vì ngắn ngủi của cha, Khúc Hạo đã có đóng góp đáng kể trong việc trị sự, bởi vậy khi lên nắm quyền, ông là nhà cai trị ôn hoà nhưng rất vững vàng.Khúc Thừa Dụ được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của người Việt đối với triều đình phương Bắc: "độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa". Tuy còn chính quyền vẫn còn mang danh hiệu của nhà Đường, nhưng về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, về cơ bản kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc. Lịch sử ghi nhận công lao của ông như là người đầu tiên đặt cơ sở lấy lại nền độc lập dân tộc từ khi nước Nam Việt rơi vào tay nhà Hán

Bình luận (0)
nguyễn ngọc hạ quyên
Xem chi tiết
Kang Daniel
3 tháng 5 2018 lúc 10:09

Thời kì Bắc thuộc diễn ra từ năm 179TCN đến thế kỉ 10

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Ngọc
Xem chi tiết
qwerty
28 tháng 4 2017 lúc 11:36

Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán:
- Về phía quân xâm lược Hán: thời gian - tướng chỉ huy - lực lượng - tấn công Hợp Phố - chia hai đạo thuỷ bộ tấn công vào đất Giao Chỉ - hợp quân ở vùng Lãng Bạc...
- Về phía quân ta: chiến đấu anh dũng ở Hợp Phố - Hai Bà Trưng kéo quân về Lãng Bạc, cuộc chiến ác liệt
- Quân ta lùi về cổ Loa. Mê Linh — quân ta lùi về Cấm Khê
- Tháng 3 - 43 Hai Bà hi sinh anh dũng — cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11 - 43 thì chấm dứt...

Bình luận (0)
Adorable Angel
28 tháng 4 2017 lúc 11:37

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Bình luận (0)
Hoài Nguyễn
11 tháng 5 2017 lúc 18:26

Mùa thu, tháng 7, năm 923 vua Hán sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang đánh Giao Châu. Lý Khắc Chính bắt được Tiết độ sứ Khúc Thừa Mĩ đem về. Vua Hán phong tước cho Dương Đình Nghệ, cho Lý Tiến làm Thứ Sử Giao-Châu, cùng với Lý Khắc Chính giữ thành.

Năm 931, Dương Đình Nghệ tìm cách báo thù cho họ Khúc, ông nuôi 3.000 giả tử (con nuôi), đặt ra trường đánh vật, chiêu tập các hào kiệt, lấy đại nghĩa khuyến khích họ.

Lý Tiến lo sợ, sai người cấp báo cho vua Hán, cùng năm ấy, Dương Đình Nghệ đem quân vây Lý Tiến. Vua Hán sai Trần Bảo đem quân sang cứu, nhưng đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã hạ được thành. Lý Tiến trốn về nước, Trần Bảo vây thành, Dương Đình Nghệ đem quân ra đánh giết chết Trần Bảo.

Dương Đình Nghệ giữ lấy thành, tự xưng là Tiết độ sứ nhận lĩnh việc châu.

***

Năm 938, sau khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ; Ngô Quyền phát binh từ Ái châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sai sứ sang đút lót để cầu cứu với nhà Nam Hán. Sách An Nam chí lược viết rằng: Công Tiễn bị Ngô Quyền vây, sức yếu bị thua mới cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Cung nhân Giao Chỉ có loạn muốn chiếm lấy. Lưu Cung phong con mình là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Giao Vương, đem quân cứu Kiều Công Tiễn.

Lưu Cung tự làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện. Lưu Cung hỏi kế ở Sùng văn sứ là Tiêu Ích, Tiêu Ích nói:"Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến. Vua Nam Hán không nghe, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào, muốn đánh Ngô Quyền; nhưng quân chưa đến, Ngô Quyền đã giết Kiều Công Tiễn rồi.

Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo các tướng tá rằng: Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại,đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.

Ngô Quyền định kế rồi, bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển. Khi nước triều lên, Ngô Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ quân Nam Hán đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc. Nước triều rút, cọc nhô lên, Ngô Quyền bèn tiếng quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Nam Hán không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nữa. Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Nam Hán đồn trú ở cửa biển để cứu trợ nhưng không làm gì được; thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về.

Hơi dài dòng, nhưng mong rằng nó hữu ích cho bạn.vui

Bình luận (0)
Hà Minh Huyền
Xem chi tiết
Zoe Peng
10 tháng 4 2019 lúc 21:23

Các nhân vật này đều có phẩm chất tốt là dũng cảm ,gan dạ ,can đảm và có lòng yêu nước thương dân sâu sắc.

Bình luận (0)
lê thị minh hồng
Xem chi tiết
Công Mẫn
16 tháng 4 2019 lúc 22:19

không có ai cả

Bình luận (2)