Bài 25. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Yến Hoàng
Xem chi tiết
ha cam
28 tháng 4 2016 lúc 22:41

Sau Hiệp định sơ bộ(6 -3 – 1946) và Tạm ước(14-9 – 1946), ta đã thực hiện nghiêm chỉnh, nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, Pháp đã bội ước và tăng cường các hành động khiêu khích+ Tháng 11 – 1946 Pháp khiêu khích tiến công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn+ Từ đầu tháng 12 – 1946 quân Pháp liên tiếp gây xung đột với công an và tự vệ của ta, chúng bắn đại bác vào khu phố Hàng Bún, chiếm trụ sở Bộ Tài chính và một số cơ quan khác của ta+ Ngày 18 và 19 – 12 – 1946 thực dân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đôcho chúng- Trước những hành động xâm lược của thực dân pháp,nhân dân ta chỉ có một con đường cầm vũ khí kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do…Ngày 18 và 19 -12 – 1946 , Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định phát động toàn quốc kháng chiến. Ngay trong đêm 19 – 12 – 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Dương Thu Hiền
29 tháng 4 2016 lúc 10:11

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19-12-1946:

Dựa vào mục 1a phần Kiến thức cơ bản để nêu và phân tích như sau:

+ Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, nhưng thực dân Pháp không nghiêm túc thực hiện mà ra sức khiêu khích, phá hoại. Chúng không ngừng bắn ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tìm cách thành lập “Nam Kì tự trị”. Hạ tuần tháng 11-1946, chũng chiếm đóng ở Hải Phòng, Lạng Sơn. Đầu tháng 12 chúng đổ bộ lên Đà Nẵng, chiếm đóng Hải Dương và tăng thêm quân ở Hải Phòng.

Tại Hà Nội, liên tiếp từ đầu tháng 12-1946, quân Pháp ra sức khiêu khích như đốt cháy Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, phá chướng ngại vật của ta ở phố Lò Đúc, bắn vào dân thường như phố Hàng Bún, Yên Ninh, chiếm đóng trị sở Bộ Tài chính, Bộ Giao Thông công chính.

+Đến đây, bộ mặt của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta đã rõ ràng. Tình hình đó đòi hỏi Đáng và Chính ohur phải có những quyết sách kịp thời. Ngày 12-12-1946, Đảng đã họp và ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.

+Đặc biệt nghiêm trọng là trong các ngày 18 và 19-12-1946, quân Pháp gửi tối hậu thư như đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ và nắm quyền kiểm soát thủ đô, nếu không được chấp nhận thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946 chúng sẽ chuyển sang hành động.

+Nền độc lập của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc, Hà Đông phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. Khoảng 20h ngày 19-12-1946 công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả Hà Nội mất điện. Đó là tín hiệu của cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.

Dễ Thương
Xem chi tiết
Gauxayda
1 tháng 3 2017 lúc 21:28

Ngay sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp đã bắt tay ngay vào việc thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột về kinh tế nhằm biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia, rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
Pháp xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới ; đẩy mạnh Chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân, ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai ; xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.

Trong khi đó, triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.

Dễ Thương
1 tháng 3 2017 lúc 21:24

giúp mik với cần gấp

vui

nguyễn hương giang
Xem chi tiết
Bùi Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Hà Phước
13 tháng 4 2018 lúc 13:20

Vì tình hình thế giới và Đông Dương thay đổi,có nhiều thuận lợi cho ta : -Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949), tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam liên lạc, nối liền với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
- Đứng trước hoàn cảnh thế giới có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, bất lợi cho Pháp, đế quốc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, thực dân Pháp có âm mưu quân sự mới thông qua kế hoạch Rơ-ve. Pháp đã xây dựng được tuyến phòng thủ trên Đường số 4, khóa chặt biên giới Việt - Trung và thiết lập Hành lang Đông - Tây, hòng cắt đứt con đường liên lạc giữa Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV. Trên cơ sở đó, chúng chuẩn bị mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.

Minh Nhân
11 tháng 4 2019 lúc 22:19

- Tháng 6 - 1950, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm:

+ Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch.

+ Khai thông con đường liên lạc quốc tế giữa nước ta và Trung Quốc với các nước dân chủ trên thế giới.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến tiến lên.



Minh Nhân
11 tháng 4 2019 lúc 22:20

à chết lộn :))

Lại Thị Khánh
Xem chi tiết
Hải Đăng
4 tháng 3 2018 lúc 21:02

Câu 2: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa là vì đó là cuộc chiến tranh vệ quốc , toàn dân đứng lên đánh lại kẻ thù đã xâm chiếm nước ta , bắt dân ta làm nô lệ trong 80 năm. Cuộc kháng chiến đó có tính nhân dân là vì đó là cuộc kháng chiến đó của toàn dân,tất cả mọi người dân đều tham gia đánh giặc , đó là cuộc kháng chiến nhân dân .

Lại Thị Khánh
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
4 tháng 3 2018 lúc 6:55
1. Sau cách mạng tháng tám 1945, thực dân Pháp tìm mọi cách thục hiện dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa.
Bội ước hiệp định sơ bộ 6/3/1945 và thoả ước 19/4/1945, thực dân Pháp ráo riết tăng cường lực lượng và đến tháng 11/1946, số quân của chúng đã lên tới 10 vạn. Chúng lần lượt cho quân đổ bộ trái phép vào Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và chuẩn bị kế hoạch đánh vào cơ quan đầu não của ta ở thủ đô Hà Nội.
Ngày 18 và 19/12/1946, hội nghị mở rộng Ban chấp hành Trung Ương Đảng họp khẩn cấp ở Vạn Phúc, Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến và chỉ ra đường lối kháng chiến lâu dài.
Ngày 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người nói: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng bắt chúng ta nhân nhượng. nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngưới già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp. Ai có súng cầm súng, ai có gươm cầm gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước…”
Đáp lời kêu gọi cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh, theo đường lối kháng chiến đúng đắn do Đảng vạch ra, thanh niên cả nước cùng toàn dân nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Đêm 19/12/1946, tiếng súng giết giặc của thủ đô Hà Nội đã nổ, mở đầu cuộc kháng chiến. Quân và dân cả nước cũng đã vùng lên kháng chiến và giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc ta. 2. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa là vì đó là cuộc chiến tranh vệ quốc , toàn dân đứng lên đánh lại kẻ thù đã xâm chiếm nước ta , bắt dân ta làm nô lệ trong 80 năm. Cuộc kháng chiến đó có tính nhân dân là vì đó là cuộc kháng chiến đó của toàn dân,tất cả mọi người dân đều tham gia đánh giặc , đó là cuộc kháng chiến nhân dân .
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Đức Minh
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
29 tháng 3 2018 lúc 14:16

Vì chiến thắng điện biên phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va và mọi mưu đồ chiến lược của Pháp-Mĩ, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo thuận lợi cơ bản cho cuộc đấu tranh ngoại giao của nước ta, buộc Pháp-Mĩ phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

TG
Xem chi tiết
huỳnh ngọc phương
28 tháng 2 2019 lúc 20:12

-vì tương quan so sánh lực lượng ban đầu giữa ta và địch quá chênh lệch, địch mạnh hơn ta rất nhiều về quận sự lẫn kinh tế. ta phải đánh lâu dài để rút dần khoản cách giữa ta và địch

- Pháp muốn thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh nên ta phải đánh lâu dài

- tự lực cánh sinh: lúc đầu ta bị bào vây, cô lập chưa có sự giúp đỡ của bên ngoài. mặt khác cuộc kháng chiến cúa ta phải do chính ta thực hiện là chính

BảoMật HồSơ
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 5 2018 lúc 17:15

Hoàn cảnh :

Sau khi kí Hiệp định sơ bộ (6/3) và Tạm ước (14/9), ta nghiêm chỉnh thực hiện đúng nội dung đã ký trong Hiệp định và tạm ước, còn Pháp từng bước lấn tới, xé bỏ Hiệp định và Tạm ước:

- 27/11/1946 thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng.

- 17/12/1946 Pháp gây ra vụ thảm sát đồng bào ta ở phố Hàng Bún (Hà Nội), đánh chiếm trụ sở Bộ tài chính.

- 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho Pháp. Trước hành động khiêu khích của thực dân Pháp, nhân dân ta chỉ còn một con đường: cầm vũ khí đứng lên để bảo vệ Tổ quốc.

Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng và Chính phủ đọc lời kêu gọi đồng bào cả nước chống Pháp: “Chúng ta muốn hòa bình!, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa... Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.