Bài 24 : Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp

kim anh youtube
Xem chi tiết
Trân Nguyễn
Xem chi tiết
Lê tuấn Vũ
23 tháng 4 2021 lúc 0:01

Tây nguyên hẹp, dốc, mùa mưa nước lũ quét sạc lỡ, nước mạnh, nắng thì khô do nguồn hẹp, k có dự trữ, bắc thì nguồn ổn định hơn

Bình luận (0)
Hoàng Thị Yến
1 tháng 1 lúc 9:56

theo mình thì bạn nên so sánh điều kiện phát triển,vùng nào có thế mạnh hơn,kể tên 1 số nhà máy thủy điện

Bình luận (0)
Mun Trần
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
16 tháng 10 2018 lúc 15:15

Bốn ngư trường trọng điểm của nước ta là : ngư trường Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hài Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đào Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Bình luận (0)
Ann Đinh
18 tháng 10 2018 lúc 20:18

Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

Bốn ngư trường trọng điểm của nước ta là : ngư trường Cà Mau - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hài Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đào Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Tuy nhiên, việc phát triển ngành thuỷ sản gặp không ít khó khăn.

Nghể thuỷ sản đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo. Vì vậy, quy mô ngành thuỷ sản còn nhỏ. Ở nhiều vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh.

Bình luận (0)
nhung dang
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
15 tháng 5 2016 lúc 9:16

Chứng minh rằng vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn lợi sinh vật biển

– Tài nguyên khoáng sản
+ Nguồn muối vô tận.
+ Nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp (ôxit titan, cát trắng).
+ Nhiều mỏ dầu, khí (ở thềm lục địa).

– Nguồn lợi sinh vật biển
+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.
+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm; đặc sản (đồi mồi, vích, hải sâm…).
+ Nhiều tổ yến (đặc biệt ở các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ).

Bình luận (0)
Đặng Thị Cẩm Tú
15 tháng 5 2016 lúc 9:17

Các huyện đảo thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngHuyện đảo Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trường Sa Tỉnh Khánh Hòa
Hoàng Sa Thành phố Đà Nẵng
Vân Đồn Tỉnh Quảng Ninh
Cồn Cỏ Tỉnh Quảng Trị

Bình luận (0)
Phạm Thảo Vân
Xem chi tiết
Quốc Đạt
24 tháng 5 2016 lúc 9:33

Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
      + Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
      + Có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm).
      + Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn => Nuôi trồng thủy sản nước lợ.
      + Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Khó khăn:
      + Bão, gió mùa đông bắc.
      + Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.

Bình luận (0)
Nguyễn Mậu Sơn
24 tháng 5 2016 lúc 9:33

Sản lượng thuỷ sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, sản lượng bình quân đạt 42 kg/người/năm.

*Khai thác thủy sản:

-S.lượng khai thác liên tục tăng, đạt 1,79 t.tấn (2005), trong đó cá biển 1,36 triệu tấn.

-Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ. Dẫn đầu là các tỉnh về sản lượng đánh bắt: Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau.

*Nuôi trồng thủy sản:

-Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều, diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản là gần 1 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm hơn 70%.

-Nghề nuôi tôm phát triển mạnh với hình thức bán thâm canh và thâm canh công nghiệp

- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở ĐBSCL và ĐBSH, nhất là ở An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa.

Bình luận (0)
Lê Ngọc Phương Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Mậu Sơn
24 tháng 5 2016 lúc 9:32

-Vùng có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất. Năm 2005, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn vùng là 680.000 ha, chiếm khoảng 70% diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của cả nước.

-Diện tích rừng ngập mặn lớn, có thể kết hợp nuôi thủy sản.

-Đối tượng nuôi trồng đa dạng: cá, tôm, các giống đặc sản…

-Đây là vùng có truyền thống nuôi trồng thủy sản, người dân có nhiều kinh nghiệm. Sự năng động của cơ chế thị trường.

-Hàng năm lũ tràn về mang theo một lượng lớn thức ăn tự nhiên tạo thuận lợi cho nuôi trồng phát triển.

-Các dịch vụ về giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh đều phát triển.

-Nhu cầu thị trường lớn kể cả trong và ngoài nước.

-Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển.

-Chính sách khuyến ngư và đẩy mạnh xuất khẩu

Bình luận (0)
Hochocnuahocmai
24 tháng 5 2016 lúc 9:34

Nhờ các điều kiện sau mà Đồng bằng Sông Cửu Long có thể trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước:
 - Đồng bằng sông cửu Long có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nhiều ao hồ thuận lợi để nuôi cá, tôm nước ngọt.
-
 Các cửa sông, vùng ven biển, hải triều, rừng ngập mặn, ., có khả năng phát triển nuôi cá, tôm nước lợ, mặn.

 

Bình luận (0)
Cao Thị Ngọc Anh
6 tháng 4 2019 lúc 21:44

Những điều kiện để Đồng bằng Sông Cửu Long có thể rở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước :

Các điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng nuôi cá và nuôi tôm lớn nhất nước ta:

+ Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Đặc biệt vùng có hơn 179,000 ha diện tích rừng ngập mặn, tạo môi trường nuôi trồng thủy sản (tôm cá) hết sức thuận lợi.

+ Nội địa có nhiều mặt nước cửa sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

+ Nuôi trồng thủy sản trong vùng đã tăng trưởng cả về diện tích và sản lượng, từng bước phát triển thành một nghề sản xuất quy mô hàng hoá, ngày càng mở rộng theo nhu cầu thị trường xuất khẩu, nổi trội là các mặt hàng tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) và cá tra, basa. Kéo theo là sự phát triển nhanh các cơ sở chế biến thủy sản với dây chuyền công nghệ hiện đại, tạo giá trị gia tăng của mặt hàng thủy sản, góp phần đưa ngành thủy sản ĐBSCL phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bình luận (0)
Trang Nhung
Xem chi tiết
Bùi Thị Thùy Linh
17 tháng 6 2016 lúc 21:41

b/ Các biện pháp bảo vệ:

  – Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

  – Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

  – Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

  – Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng cho người dân và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010.

        c/ Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.

   – Về kinh tế: cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái….

   – Về môi trường: chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu…..

Bình luận (0)
Hoàng Anh Thư
17 tháng 6 2016 lúc 21:48

Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.

+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…

+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.

+ Rừng đã cùng con người đánh giặc

+ Rừng đã cung cấp thảo dược phục vụ cho y học. Các loài cây quí có thể trị các loại bệnh nan y, được những thầy thuốc đông y, tìm tòi nghiên cứu để chế biến theo phương pháp gia truyền.

+ Rừng là sinh sống, trú ngụ của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Khi ngôi nhà chung này không được bảo vệ, thú rừng chẳng còn nơi sinh sống tràn xuống thành thị gây ra biết bao tai họa.

+ Rừng chính là môi trường sống, là lá phổi xanh của con người. Các quá trình quang hợp của cây, cây hít khí cacbonic và nhả khí oxi ra ngoài một thứ rất cần thiết cho cuộc sống của con người.

+ Rừng giúp cho việc điều hòa khí hậu, là lá chắn vững vàng nhất cho mọi biến động thiên tai. Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.

- Các biện pháp bảo vệ rừng ở nước ta:

+Xây dựng các chương trình về thông tin - giáo dục - truyền thông, phổ biến kiến thức về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng của các chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành và toàn xã hội.

+ Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa. Đưa kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học. In ấn, phát hành các tài liệu tuyên truyền để phân phát cho các cộng đồng, xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên giao lộ, cửa rừng...

+ Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng ở cấp xã.

 + Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

  + Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

  + Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

  +Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng cho người dân và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010.

...

Bình luận (0)
Trang Nhung
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Minh Tú
17 tháng 6 2016 lúc 21:28

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và việc mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế, đã cho phép khai thác có hiệu quả lợi thế của các ngành kinh tế biển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng trên biển... Vì thế,kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta

Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Như Bình
18 tháng 6 2016 lúc 7:30

- Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và việc mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế, đã cho phép khai thác có hiệu quả lợi thế của các ngành kinh tế biển, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng trên biển... Vì thế, kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta.

 



 

Bình luận (0)