Bài 24 : Biển và đại dương

Huyền ume môn Anh
Xem chi tiết
ミ★ήɠọς τɾίếτ★彡
16 tháng 4 2021 lúc 5:40

Độ muối của các biển và đại dương khác nhau là do nó tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

Bình luận (3)
Bảy Trịnh
Xem chi tiết
Hoàng Minh Hiếu
23 tháng 4 2021 lúc 8:21

nhớ tick nha 

nguyên nhân:

_ sóng: chủ yếu là do gió

_thủy triều: do sức hút của mặt trăng mặt trời và trái đất

_dòng biển: Có một số dòng biển (hải lưu) của đại dương được tìm thấy xung quanh Trái đất. 
Đại khái thì hiện tại cũng giống như một dòng sông rộng lớn trong đại dương, chảy từ nơi này đến nơi khác. Nguyên nhân tạo ra những dòng này là do sự khác biệt về NHIỆT ĐỘ, sự khác biệt trong ĐỘ MẶN và GIÓ. Dòng hải lưu có trách nhiệm cho một số lượng lớn về các chuyển động của nước được tìm thấy trong các đại dương của Trái đất

_ để bảo vệ biển đông:

.Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.

 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.

Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.

Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Quang Hưng
Xem chi tiết
Yukina Trần
25 tháng 7 2018 lúc 20:55

* Các dòng bỉển nóng chảy từ vùng có vĩ độ thấp về vụng có vĩ độ cao.

* Các dòng bỉển lạnh chảy từ vùng có vĩ độ cao về vụng có vĩ độ thấp.

* Khí hậu : Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
Dòng lạnh làm giãm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ .

* Lượng mưa:Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa. Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.

Bình luận (0)
Nanami-Michiru
26 tháng 7 2018 lúc 7:40

1.Dòng biển nóng đều xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao ,dòng biển lạnh đều chảy từ vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp

2.Dòng biển nóng làm cho các vùng ven biển có nhiệt độ cao hơn , lượng mưa nhiều hơn , dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven biển thấp , lượng mưa ít hơn các vùng có cùng vĩ độ

Bình luận (0)
Min Yoongi
Xem chi tiết
Nanami-Michiru
24 tháng 7 2018 lúc 8:25

Các dòng biển như những dòng sông chảy trên biển vậy, nó chảy thành dòng và có nhiệt độ cao hơn (dòng biển nóng) hoặc thấp hơn (dòng biển lạnh) nước của vùng biển mà nó chảy qua

Chính vì vậy, nếu ven biển có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu sẽ ẩm và mưa nhiều , còn nếu là dòng biển lạnh thì khí hậu lạnh khô và mưa ít

Bình luận (0)
nguyễn thu thảo
23 tháng 7 2018 lúc 23:36

Các dòng biển chảy thành dòng, nếu có nhiệt độ cao hơn (dòng biển nóng) hoặc nhiệt độ thấp hơn (dòng biển lạnh) nước của vùng biển mà nó chảy qua.

Vì vậy, nếu ven biển có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu sẽ ẩm và mưa nhiều, còn nếu là dòng biển lạnh chảy qua thì khí hậu lạnh khô và mưa ít.

Bình luận (0)
Min Yoongi
Xem chi tiết
Nanami-Michiru
24 tháng 7 2018 lúc 8:26

Nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Chính sức hút này đã làm cho nước ở các biển và đại dương vận động lên xuống sinh ra thuỷ triều trong ngày và những thời kì triều cường, triều kém trong tháng.
Vào chu kỳ khi nước triều dâng lên hoặc xuống, ngày mực nước lên cao nhất là nước phát tức là nước lớn tuần trăng mới. Ngày mực nước không dâng mấy (khoảng 15 ngày sau nước phát) là nước sính, tức là nước lớn tuần trăng rằm

Bình luận (0)
nguyễn thu thảo
23 tháng 7 2018 lúc 23:32

- Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.

- Nguyên nhân sinh ra hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

Bình luận (0)
Min Yoongi
Xem chi tiết
Nanami-Michiru
24 tháng 7 2018 lúc 8:26

Độ muối ( độ mặn nước biển ) khác nhau do tác động của các yếu tố:
- Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
- Lượng bay hơi nước.
- Nhiệt độ môi trường không khí.
- Lượng mưa.
- Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở ).
- Số lượng nước sông đổ ra biển.

Bình luận (0)
nguyễn thu thảo
23 tháng 7 2018 lúc 23:30

Độ muối của nước trong các biển không giống nhau tuỳ thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít, độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

Bình luận (0)
Điều Gì Đó
14 tháng 5 2019 lúc 16:18

Độ muối ( độ mặn nước biển ) khác nhau do tác động của các yếu tố:
- Nhiệt độ nước biển (các dòng hải lưu nóng, lạnh).
- Lượng bay hơi nước.
- Nhiệt độ môi trường không khí.
- Lượng mưa.
- Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở ).
- Số lượng nước sông đổ ra biển.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thạch Thảo
Xem chi tiết
Võ Thị Tuyết Kha
18 tháng 5 2018 lúc 19:23

Sóng biển là các sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển hay đại dương. Chúng thường được tạo ra do tác dụng của gió, nhưng đôi khi cũng do các hoạt động địa chấn, và có thể lan truyền hàng nghìn kilômét. Độ cao của sóng có thể chỉ nhỏ cỡ chục xentimét nhưng cũng có thể lớn tới cỡ sóng thần. Các phân tử nước biển tham gia vào chuyển động sóng chỉ xoay vòng tại chỗ và có ít chuyển động tịnh tiến theo hướng lan truyền của sóng; tuy rằng một lượng năng lượng lớn có thể được lan truyền theo sóng.

Bình luận (0)
Đạt Trần
18 tháng 5 2018 lúc 22:34
Sóng biển là một hiện tượng tự nhiên rất gần với sự sống của chúng ta nhất là các nước giáp biển. Sóng biển là những chuyển động gợn sóng của nước biển khi gặp gió. Ngoài biển khơi luôn có những cơn gió mà gió ngoài biển không có vật gì cản trở nên gió biển thường tác động trực tiếp với đến nước biển, gió càng mạnh thì mức độ tác động tới nước biển càng lớn và sóng biển vỗ càng mạnh.
Bình luận (0)
Nanami-Michiru
2 tháng 7 2018 lúc 16:36

Sóng biển là các sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển hay đại dương. Chúng thường được tạo ra do tác dụng của gió, nhưng đôi khi cũng do các hoạt động địa chấn, và có thể lan truyền hàng nghìn kilômét. Độ cao của sóng có thể chỉ nhỏ cỡ chục xentimét nhưng cũng có thể lớn tới cỡ sóng thần. Các phân tử nước biển tham gia vào chuyển động sóng chỉ xoay vòng tại chỗ và có ít chuyển động tịnh tiến theo hướng lan truyền của sóng; tuy rằng một lượng năng lượng lớn có thể được lan truyền theo sóng.

Các đặc trưng

Chiều dài sóng (ký hiệu L) là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng kế tiếp Chu kì sóng (T) là khoảng thời gian cần thiết để một chiều dài sóng truyền qua vị trí đang xét. Chiều cao sóng (H) là khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa đỉnh sóng và đáy sóng. Biên độ sóng (a) là khoảng cách theo phương đứng từ đỉnh sóng (hoặc đáy sóng) tới đường mực nước tĩnh; biên độ sóng bằng một nửa chiều cao sóng. Độ dốc sóng (s) bằng chiều cao sóng chia cho một nửa chiều dài sóng Năng lượng sóng (E) thường tính bằng cơ năng của mỗi mét vuông mặt nước khi có sóng truyền qua. Vận tốc truyền sóng (c), còn gọi là vận tốc pha của sóng, là vận tốc chuyển động của đỉnh sóng trong hệ quy chiếu đứng yên. Vận tốc nhóm sóng ({\displaystyle c_{g}}) là đại lượng đặc trưng của sóng lan truyền, nó chính bằng vận tốc truyền năng lượng của sóng. Phân loại

Theo sự hình thành có thể phân chia sóng thành hai loại:

Sóng hỗn hợp được hình thành tại vị trí có xảy ra bão; hướng sóng, chiều cao sóng và chu kì sóng có dạng không đồng nhất. Sóng lừng được lan truyền từ nguồn phát sinh sóng (bão) cách xa vị trí đang xét. Sóng lừng có chiều dài sóng, chiều cao sóng và chu kì tương đối đồng đều.
Bình luận (0)
Nguyễn Trần Mỹ Uyên
Xem chi tiết
nguyễn hải hòa
12 tháng 5 2017 lúc 15:00

Các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc trong Đại Tây Dương:

+ Dòng biển Bắc xích đạo Đại Tây Dương xuất phát từ vùng phía nam của chí tuyến thuộc bờ Đông Đại Tây Dương chảy sang hướng tây rồi chảy theo bờ biển phía Đông Bắc nước Mĩ sang bờ Đông Đại Tây Dương tạo nên dòng Gơn-xtrim. Đây là dòng biển nóng.

+ Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương được hình thành khi dòng Gơn-xtrim tới gần bờ, tách thành một nhánh chảy ven bờ biển Bắc Âu rồi chảy lên Bắc Băng Dương.

+ Dòng biển lạnh La-bra-đo chảy từ phía bắc xuống, chạy ở bờ phía đông lục địa Bắc Mĩ.

+ Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy từ vĩ tuyến 40°B xuống phía Tây Bắc châu Phi, hợp với dòng Bẳc xích đạo.

- Có dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Nam trong Đại Tây Dương:

+ Dòng biển Nam xích đạo Đại Tây Dương từ bờ Đông Đại Tây Dương sang phía bờ Tây gặp bờ biển Bra-xin rồi chảy về phía nam thành hải lưu nóng Bra-xin.

+ Dòng lạnh Ben-ghê-la chảy từ các vĩ tuyến 50 - 55°N lên phía tây nam châu Phi.

- Các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc trong Thái Bình Dương:

+ Dòng nóng Bắc xích đạo Thái Bình Dương chảy từ phía đông sang phía tây, tới gần bờ biển châu Á quặt về phía đông bắc thành dòng nóng Cư-rô-si-ô, chảy ven bờ đông quần đảo Nhật Bản sang phía bờ biển miền tây lục địa Bắc Mĩ.

+ Dòng biển lạnh Ca-li-foóc-ni-a chảy từ các vĩ tuyến khoảng 40°B về phía Xích đạo.

+ Dòng biển nóng A-la-xca chảy từ khoảng vĩ tuyến 40°B lên phía bắc.

+ Dòng biển lạnh Ôi-a-si-vô chảy từ phía Bắc Băng Dương theo hướng đông bắc - tây nam xuống vùng ôn đới.

- Các dòng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Nam trong Thái Binh:

+ Dòng biển Nam xích đạo Thái Bình Dương chảy từ đông sang tây về phía quần đảo In-đô-nê-xi-a thành dòng nóng Đông úc.

+ Dòng biển lạnh Pêru chảy từ phía nam lên phía Xích đạo.

- Nhận xét chung:

+ Hầu hết các dòng biển nóng đều xuất phát từ các vùng vĩ độ thấp (vùng nhiệt đới) chảy lên các vùng vĩ độ cao (ôn đới và hàn đới).

+ Một số dòng biển lạnh xuất phát từ vùng cực chảy về vùng ôn đới, một sổ khác từ vùng ôn đới chảy về phía Xích đạo.


Bình luận (0)
thanhtrien9806
Xem chi tiết
Đạt Trần
14 tháng 5 2018 lúc 23:12

Theo mình được biết thì các dòng biển như những dòng sông chảy trên biển vậy, nó chảy thành dòng và có nhiệt độ cao hơn (dòng biển nóng) hoặc thấp hơn (dòng biển lạnh) nước của vùng biển mà nó chảy qua

Chính vì vậy, nếu ven biển có dòng biển nóng chảy qua thì khí hậu sẽ ẩm và mưa nhiều , còn nếu là dòng biển lạnh thì khí hậu lạnh khô và mưa ít

Bình luận (0)
Nguyễn Duy Khang
14 tháng 5 2018 lúc 20:21

Các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua vì:

- Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
- Dòng lạnh làm giảm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ .
- Các loại dòng biển khác cũng có ảnh hưởng đến nhiệt, áp suất, độ ẩm vùng ven bờ nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu nơi đó.

Bình luận (0)
Trình Phạm Khánh
14 tháng 5 2018 lúc 20:22

Vì nó bị ngu

Bình luận (2)
Hoàng Thục Hiền 09
Xem chi tiết
Phan Thị Cẩm Tú
5 tháng 5 2017 lúc 21:15

Biển và đại dương có 3 hình thức vận động

a. Sóng biển: là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương

-Nguyên nhân: chủ yếu là do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sẽ sinh ra sóng thần

b.Thủy triều:-Thủy triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì.

-Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời

c.Dòng biển: - Là hiện tượng chuyển động của lớp nước trên mặt biển, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
-Nguyên nhân chủ yếu là do các
loại gió thổi thường xuyên ở Trái
Đất như gió tín phong và gió Tây
ôn Đới....
Các dòng biển có ảnh hưởng
rất lớn đến khí hậu các vùng ven
biển mà chúng chảy qua

Bình luận (0)