Bài 23. Vùng Bắc Trung Bộ

Ngọc Đồng Thử
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 12 2017 lúc 14:45

: Ở nước ta hiện tượng gió Phơn (chính xác là hiện tượng gió Tây khô nóng) xuất hiện nhiều nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ. Sự xuất hiện của loại gió này có ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết và đời sống dân cư ở khu vực này.
- Đặc điểm về địa hình: Khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Hướngnghiêng chung của địa hình khu vực là theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình khu vực chia làm hai miền rõ rệt.
+ Miền núi: Nằm ở phía Tây. Đây là vùng núi thuộc dãy Trường Sơn Bắc với nhiều khối núi cao chạy dọc theo biên giới Việt –Lào, nhiều đoạn núi ăn sát ra biển chia đồng bằng thành nhiều ô nhỏ. Núi có sườn Tây thoải chạy dài về phía Lào và dốc đứng ở phía Đông thuộc Việt Nam. Chính vì vậy dãy Trường Sơn là nguyên nhân chủ yếu chắn gió Tây Nam từ vịnh Bengan thổi đến gây ra hiện tượng gió Tây khô nóng ở khu vực này. Trên dãy núi cao lại có nhiều thung lũng cắt ngang (như thung lũng Tương Dương) là những “ống” dẫn những luồng gió Tây khô nóng thâm nhập sâu xuống đồng bằng.
+ Đồng bằng: Là dãy nhỏ hẹp chạy dọc ven biển. Phần lớn có diện tích nhỏ và bị chia cắt bởi các dãy núi ăn sát ra biển. Đồng bằng nằm kề sát ngay miền núi nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Tây khô nóng thổi từ trên núi xuống. Như vậy địa hình của khu vực Bắc Trung Bộ là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng gió Tây khô nóng của khu vực này.
Hiện tượng gió Tây khô nóng ở Việt Nam: Vào mùa hè nước ta chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam được bắt nguồn từ khối khí xích đạo (Em) và khối khí chí tuyến hình thành trong vịnh Bengan (TBg). Nhưng khối khí gây ra hiện tượng gió Tây khô nóng ở nước ta là khối khí chí tuyến vịnh Bengan. Khi hình thành khối khí TBg là khối khí nóng ẩm từ thấp lên cao, nên có khả năng gây mưa lớn. Khối khí này khi thổi đến Việt Nam đã trải qua một quãng đường dài hơn 1000 km qua một phần lục địa thuộc Mianma, Thái Lan, Thượng Lào và gây mưa trong quá trình di chuyển. Đặc biệt khi đến Thượng Lào gió đã bị chắn bởi dãy Trường Sơn Bắc. Dãy Trường Sơn Bắc chạy gần như vuông góc với hướng gió, lại có sườn đón gió thoải nên khối khí đã gây mưa hết bên sườn đón gió (sườn Tây) khi tràn vào nước ta gió đã biến tính và trở nên cực kỳ khô và nóng. Đó chính là hiện tượng gió Tây khô nóng ở nước ta. Có hai nguyên nhân thuận lợi cho sự xuất hiện gió Tây khô nóng ở Việt Nam: Trước hết vào mùa hè ở Bắc Bộ nước ta hình thành nên áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh mẽ với áp cao phát gió trong vịnh Bengan.

Bình luận (1)
CVThan a1
6 tháng 11 2018 lúc 21:13

do địa hình đã hình hành nên loại gió này.

gió tây nam xuất phát từ vịnh ben-gan mang nhiều hơi ẩm khi đi qua địa hình núi cao của nước Lào đã mất đi một lượng lớn hơi ẩm, nó lại tiếp tục vượt qua địa hình núi cao của nước Lào và đi tới nước ta nhưng trước hét ó phải vượt qua dãy Trường Sơn Bắc chắn gió phía Đông của nước ta và tiếp tục mất đi lượng hơi ẩm nên khi vượt qua dãy núi trên thì lại mang đến cho vùng khí hậu khô hanh nóng, đó là nguyên nhân hình thành gió pơn

Bình luận (0)
Đinh Thị Minh Trâm
Xem chi tiết
Ánh Sky
19 tháng 12 2018 lúc 20:16

a) Sự giống nhau :

- Đều có những loại khoáng sản trữ lượng lớn hoặc kinh tế cao

- Đều có tiềm năng lớn về thủy điện ( do sông ngòi dốc, có nhiều thác ghềnh) đã và đang được khai thác mạnh

b) Khác nhau :

* Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Giàu khoáng sản

+ Nhóm năng lượng, đặc biệt là than : Vùng than Quảng Ninh (trữ lượng 3 tỉ tấn, chủ yếu là than antraxit) là vùng than lớn nhất nước ta. Ngoài ra còn có một số mỏ khác, quy mô nhỏ (Na Dương, Làng Cẩm,..)

+ Nhóm kim loại đen và kim loại màu : sắt (Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên); thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang); Kẽm - chì (Bắc Kạn); đồng - vàng ( Lào Cai),đồng - niken (Sơn La) quy mô nhỏ

Nhóm phi kim loại : apatit (Lào Cai)

Nhóm vật liệu xây dựng phân bố rộng khắp

+ Tiềm năng về thủy điện lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước. Hệ thống sông Hồng 11 triệu kw (chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước). Riêng sông Đà gàn 6 triệu kw

+ Đã xây dựng các nhà máy thủy điện : Hòa Bình trên sông Đà ( 1920MW), Thác Bà trên sông Chảy ( 110MW), Tuyên Quang trên sông Gâm ( 342 MW); đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà ( 2400 MW)

- Nguồn lợi lớn về hải sản, có khả năng phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ biển

* Tây Nguyên

- Nghèo khoáng sản. chỉ boxit, trữ lượng rất lớn (hàng tỉ tấn), bắt đầu khai thác.

- Tiềm năng lớn về thủy điện (đứng sau Trung du và miền núi Bắc Bộ), đã và đang được khai thác (nhà máy thuyer điện Yaly và một số nhà máy thủy điện khác)

- Diện tích rừng lớn nhất cả nước (chiếm 36% diện tích đất có rừng,52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước), có khả năng phát triển cây công nghiệp, chế biến gỗ và lâm sản.

Bình luận (0)
Vũ Hoàng Tín
24 tháng 12 2017 lúc 20:55

muốn hỏi s k hỏi t trên lớp, anh đây trả lời cho

Bình luận (2)
Đỗ Thị Thùy Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hương Thảo
Xem chi tiết
Cake
21 tháng 12 2017 lúc 15:07

Trả lời:

+ Những thuận lợi:

- Sự phân hóa thiên nhiên theo hướng tay – đông: miền núi, gò đồi, đồng bằng, bờ biển và biển, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh kinh tế khác nhau, là lợi thế để đa dạng hóa các hoạt động kinh tế.

* Miền núi: còn nhiều diện tích rừng giàu -> lâm nghiệp.

* Gò đồi: có đất feralit và các đồng cỏ -> trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

* Đồng bằng: đất phù sa sông biển -> trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm.

* Bờ biển và vùng biển: bờ biển có nhiều bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô…), nhiều diện tích mặt nước của dàm phá, nhiều địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng cảng Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây…), vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá -> phát triển kinh tế biển.

- Có một số mỏ khoáng sản: sắt(Hà tĩnh), crom (Thanh hóa), thiếc, đá quý (Nghệ an), tị nạn (Hà Tĩnh), đá vôi, sét, cao lanh có ở nhiều nơi là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp (khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dưng…)

Tài nguyên du lịch khá đa dạng: các bãi biển đẹp các vườn quốc gia Bến em (Thanh Hóa), Pù mát (Nghệ An), Vụ Quang (Hà tĩnh), , Phong Nha - Kẻ Bàng(Quảng Bình), Bạch Mã (thừa Thiên – Huế), động phong nha, soonh hương… có lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…

+ Những khó khăn:

- Bắc Trung Bộ nằm trong khu vực chịu tác động mạnh của bão, gió Đông Bắc, gió phơn Tây Nam.

* Bão, lụt, lũ quét gây nhiều thiệt hại cề cơ sở vật chất kĩ thuật, đời sống và sản xuất.

* Gió phơn Tây Nam khô nóng gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

* Nạn cát bay, xâm nhập mặn ở vùng ven biển cũng là khó khăn đối với sản xuất và đời sống.

- Đồng bằng hạn hẹp hạn chế cho việc đảm bảo nhu cầu lương thực của vùng, vùng đồi núi địa hình dốc gây trở ngại cho việc khai thác.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh
Xem chi tiết
Trúc Quỳnh
9 tháng 7 2020 lúc 14:24

- Về cư trú:

+ Đồng bằng ven biển phía Đông: chủ yếu là người Kinh.

+ Miền núi, gò đồi phía Tây: chủ yếu là các dân tộc ít người (Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân Kiều,..).

- Hoạt động kinh tế:

+ Đồng bằng ven biển phía Đông: đa dạng, gồm hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp

Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

Sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

+ Miền núi, gò đồi phía Tây: chủ yếu là hoạt động nông nghiệp

Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác nương rẫy.

Chăn nuôi trâu, bò đàn.

Bình luận (0)
Ngọc Trâm Tăng
Xem chi tiết
Kiêm Hùng
12 tháng 12 2019 lúc 20:00

Ngọc Hnue cô ơi! Cô trả lời giúp em câu này với cô!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương Phạm
Xem chi tiết
im.huong
13 tháng 12 2017 lúc 19:14

Nông Nghiệp

*Trồng Trọt

-Cây Lương Thực:

+Sản lượng bình quân đầu người tăng qua các năm

+lúa tập trung ở đồng bằng ven biển đặc biệt là thanh- nghệ- tĩnh.

-cây công nghiệp:

+ chủ yếu là cây công nghiệp hàng năm như lạc,vừng

+được trồng chủ yếu trên những vùng đất cát pha duyên hải

-cây ăn quả:nhiều loại cây có giá trị kinh tế.

*Chăn nuôi

- chăn nuôi gia súc lớn:trâu,bò

-được nuôi chủ yếu ở gò đồi phía tây

*thủy sản

-vùng ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi về nuôi trồng đánh bắt thủy sản

*Lâm nghiệp

-Chương trình trồng rừng trọng điểm và xây dựng hồ chứa nước được phát triển mạnh

-mô hình nông lâm kết hợp ngày càng phát triển

*khó khăn

-Đất xấu,diện tích đất hẹp

-thiên tai,mưa bão,lũ lụt thường xuyên xảy ra

CÔNG NGHIỆP

-Cơ cấu công nghiệp khá phát triển

- giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh

-chiếm giá trị tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP của cả nước.

- các ngành công nghiệp trọng điểm như: sản xuất vật liệu xây dựng,công nghiệp khai khoáng

- công nghiệp chế biến gỗ,dệt kim,chế biến thực phẩm... phát triển ở quy mô vừa và nhỏ

-khó khăn

+cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghiệp thấp

+nguyên liệu thấp,kém

Bình luận (1)
Trần Thu Huyền
Xem chi tiết
Future In Your Hand ( Ne...
8 tháng 12 2019 lúc 8:58

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo nên cơ sở phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng

- Vị trí cầu nối có điều kiện thực hiện chiến lược mở cửa

- Địa hình có vùng núi, gò đồi, đồng bằng, biển hải đảo thuận lợi phát triển nhiều ngành

- Đất: Phần lớn dải đất cát pha ven biển giúp phát triển cây công nghiệp hàng năm, cây lương thực thực phẩm, chăn nuôi gia súc. Đất feralit ở miền núi thuận lợi phát triển nghề rừng, đồng cỏ, chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp lâu năm.

- Rừng: giàu loài gỗ quý, lâm đặc sản

- Một số sông có giá trị về thủy điện, có thể xây dựng nhiều nhà máy thủy điện có công suất trung bình

- Khoáng sản: Một số loại có trữ lượng khá lớn như: Đá vôi, sắt, thiếc,...

- Tài nguyên du lịch khá phong phú, có nhiều địa danh nổi tiếng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Anh
Xem chi tiết
Thư Soobin
30 tháng 11 2017 lúc 17:02

- Hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận là hai tỉnh thành thuộc cực nam của khu vực Nam Trung Bộ, địa hình khu vực này chủ yếu là các vũng vịnh, cồn cát sa mạc hóa, thời tiết quanh năm khô hạn do:
+ Hai tỉnh này có một vùng núi đó là vùng núi Cà Nà, nó quyết định đến thời tiết hai tỉnh này, mùa hè, gió phơn khô nóng do quá trình giảm áp kèm gió mùa tây nam sẽ làm cho hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận trở nên nóng nực với nhiệt độ thường xuyên ở mức 24 đến 34 độ
+ Sau đó vào cuối hạ khu vực này thường xuyên chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới và cả bão nhiệt đới hút gió Tây Nam hoạt động mạnh khiến cho hai tỉnh thường xuyên có mưa, nhiệt độ giảm nhẹ và điều hòa ở mức 24 đến 33 độ
+ Vào mùa đông khu vực chỉ chịu ảnh hưởng của quá trình tăng áp từ phía Bắc 10% nên thời tiết không có nhiều biến động,nắng nhiều có chăng chỉ có mưa nhỏ trong vài ngày, thời tiết mát mẻ với nhiệt độ trung bình từ 21 đến 31 độ.
+ Bên cảnh đó hai tỉnh nằm gần với xích đạo, số giờ nắng trong ngày cao, trung bình giờ nắng của năm cũng cao khiến cho khu vực đa số là nắng
- Do nắng nhiều nên gần đây hiện tượng sa mạc hóa càng diễn ra mạnh mẽ ở khu vực này, hiện tượng hạn hán đem lại một thiệt hại không nhỏ cho bà con làm nông nghiệp nhưng lại là thời tiết tương đối thuận lợi cho ngư dân miền biển làm muối

Bình luận (0)
Huỳnh Thùy TRang
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
9 tháng 11 2017 lúc 10:11

1. Nói Bắc Trung Bộ có nhiều thiên tai nhất cả nước do ở nơi đây hằng năm phải hứng chịu rất nhiều các cơn bão lớn gây thiệt hại về người và của. Không chỉ có vậy còn có hạn hán, lũ lụt, hiện tượng gió phơn Tây nam ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt. Em có thể nêu một số dẫn chứng về các thiên tai để câu trả lời thuyết phục hơn.

Sau đó nêu một số biện pháp:

- Dự báo chính xác về sự xuất hiện và diễn biến các cơn bão để chủ động phòng tránh

- Tuyên truyền, giáo dục để mọi người nhận thức sâu sắc về tác hại của thiên tai.

-Quy hoạch, nâng cao các công trình phòng chống thiên tai: đê sông, đê biển, công trình thoát lũ,...

- Bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng,...

Bình luận (0)
Ngọc Hnue
9 tháng 11 2017 lúc 10:15

2.

Trước hết em cần hiểu tổng hợp kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ gồm những gì? Nghề cá, giao thông vận tải biển, du lịch, khai thác và chế biến khoáng sản

Sau đó em phân tích những điều kiện thuận lợi của vùng để có thể phát triển được các ngành này.

Chúc em học tốt!

Bình luận (1)