Bài 23. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Hoàng Thiên Trúc
Xem chi tiết
Dương Uyển Phương
15 tháng 4 2018 lúc 18:45

lý do gồm có 2 nguyên nhân sau đây:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc cho độc lập, tự do.

+ Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

+ Quá trình chuẩn bị trong suốt 15 năm qua các phong trào cách mạng 1930 - 1935, 1936 - 1939, 1939 - 1945.

+ Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân nhất trí, đồng lòng, không sợ hy sinh, gian khổ, quyết tâm giành độc lâp, tự do.

- Nguyên nhân khách quan: chiến thắng của Hồng quân Liên xô và quân Đồng minh đã cố vũ tinh thần và niềm tin cho nhân dân ta.

Bình luận (0)
Huyền Trang
21 tháng 3 2019 lúc 20:39

Nguyên nhân thắng lợi:

Dân tộc ta có truyền thống yêu nước sâu sắc, đã đấu tranh kiên cường bất khuất từ ngàn xưa cho độc lập, tự do. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi... Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi (lực lượng phát xít bị đánh bại) và sự ủng hộ của lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới.
Bình luận (0)
yuunikki
Xem chi tiết
Hà Phước
12 tháng 4 2018 lúc 22:15

Hoàn cảnh ban bố lệnh thổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945:

Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3 - 1946 và Tạm ước ngày 14 - 9 - 1946, thực dân Pháp tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.
Từ cuối tháng 11 -1946, tình hình trong Nam ngoài Bắc hết sức căng thẳng. Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tập trung quân tiến công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.
Ở Bắc Bộ, ngày 20 - 11 - 1946, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.
Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12 -1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra nhiều cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, tàn sát nhiều đồng bào ta ở phố Hàng Bún.
Ngày 18 - 12 - 1946. Pháp gửi hai tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho quân đội chúng. Pháp tuyên bố : nếu ta không chấp nhận thì ngày 20 - 12 - 1946, chúng sẽ hành động.
Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19 - 12 - 1946 tại làng Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội) đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.

Bình luận (2)
Phạm Linh Phương
24 tháng 3 2018 lúc 22:24

-Ngày 28/8/1945, người dân Sài Gòn nổi dậy giành chính quyền. Như vậy, từ ngày 14 đến 28/8, các địa phương cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

-Ngày 28/8/1945, Đoàn Giải phóng quân ở Việt Bắc về duyệt binh ở Quảng trường Nhà hát Lớn, Hà Nội.

-Thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước tiến nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Lần đầu tiên giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền trong cả nước. Lần đầu tiên chế độ Dân chủ nhân dân ở Việt Nam ra đời.

Bình luận (0)
Chiêu An Nhiên
21 tháng 3 2018 lúc 15:34

19/08/1945: Nhân dân Hà Nội đã kéo tới quãng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức, sau đó đoàn người đã chia nhau chiếm các công sở quan trọng của Chính quyền bù nhìn, quân Nhật, không dám chống lại. Chiều ngày 19/08, khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội.

23/08/1945: Huế giành chính quyền.

25/08/1945: Sài Gòn giành thắng lợi.

28/08/1945: cả nước giành được chính quyền.

Bình luận (0)
Mona Lancaster
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
11 tháng 3 2018 lúc 20:27

Chiến tranh thế giới thứ hai đang tới những ngày cuối, ở châu Âu, phát xít Đức đã bị đánh bại và buộc phải đầu hàng không điều kiện vào tháng 5 - 1945. Ở châu Á, quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8 - 1945).
Ngay khi nghe tin Chính phủ Nhật đầu hàng, ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 14 đến 15 - 8 -1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
Tiếp theo, Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (16-8) gồm đại biểu ba xứ thuộc đủ các giới, các đoàn thể, các dân tộc, tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của toàn dân. Lần đầu tiên, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra mắt các đại biểu của quốc dân.
Đại hội đã nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ Lâm thời sau này) do Hồ Chi Minh làm Chủ tịch. Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Chiều 16-8, theo lệnh của ủy ban Khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về bao vây và tấn công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên, mở đường về Hà Nội.

Bình luận (1)
diỄm_triNh_2k3
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
27 tháng 2 2018 lúc 19:47

Thể hiện ở chỗ phải giải phóng dân tộc giành chính quyền về tay nhân dân trước khi quân Đồng minh đổ bộ. Hồ Chủ tịch và mặt trận Việt Minh ra chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.Trong hoàn cảnh sau đảo chính tháng 3,năm 1945,quân Nhật đảo chính Pháp,Nhưng Phát xít Nhật đã tan rã trên toàn mặt trận Viễn đông(hồng quân Liên Xô đánh tan 1 triệu quân Quan Đông,trên Trung Quốc,Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hi ro si ma va Na ga xa ki),Ở Đông Dương phát xít Nhật giãy chết,hoang mang cực độ,Ta nắm thời cơ giải phóng dân tộc,làm chủ đất nước thoát khỏi ách thống trị của đế quốc,xây dựng đất nước tự chủ,không để cho quân Đồng minh lấy danh nghĩa giải giáp phát xít Nhật mà tái chiếm đất nước,Lực lượng cách mạng từ quân sự đến chính trị đã lớn mạnh đủ sức đánh bại kẻ thù
Như vậy sự nhuần nhuyễn giữa yếu tố bên ngoài và bên trong,sự kết hợp giữa điều kiện khách quan và chủ quan đã có đủ và chín muồi,tổng khởi nghĩa giành chính quyền là một quyết định thể hiện sự tài tình,sáng tạo và kịp thời của Đảng Cộng sản và Hồ Chủ tịch.Trong Tuyên ngôn độc lập,Hồ chủ tịch viết:Pháp chạy,Nhật hàng,vua Bảo Đại thoái vị,nhân dân ta đã đứng lên

Bình luận (3)
Oppa
Xem chi tiết
NT Kiều Trân
Xem chi tiết
Thảo Phương
30 tháng 1 2018 lúc 21:38

Ngày 14/8/1945, tại Quảng Ngãi, lệnh khởi nghĩa được ban hành, khởi nghĩa từng phần đã thắng lợi ở hầu khắp các địa phương dọc quốc lộ 1 từ Đức Phổ đến Bình Sơn, đảo Lý Sơn và châu Ba Tơ, ngày 16/8, lực lượng cách mạng đã chiếm được dinh tỉnh trưởng và làm chủ các công sở ở thị xã.

Ngày 27/8, quân Nhật rút khỏi thị xã, hoàn thành việc giành chính quyền.

Ngày 18/8/1945, Khởi nghĩa giành chính quyền tại các tỉnh lỵ Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

Tại Bắc Giang, ngày 18/8 tỉnh lỵ Bắc Giang (phủ Lạng Thương) giành chính quyền; ngày 19/8 châu Yên Dũng giành chính quyền.

Tại Hải Dương, ngày 17/8 huyện Cẩm Giàng giành chính quyền; ngày 18/8 tỉnh lỵ Hải Dương giành chính quyền; ngày 20/8 tất cả các huyện lỵ đều thuộc quyền kiểm soát của lực lượng cách mạng.

Tại Hà Tĩnh, ngày 17/8 các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc giành được chính quyền.

Ngày 18/8 tỉnh lỵ Hà Tĩnh và các huyện Kỳ Anh, Đức Thọ giành chính quyền. Ngày 19/8 các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn nổi dậy; ngày 21/8 huyện cuối cùng là Hương Khê giành được chính quyền.

Tại Quảng Nam, ngày 18/8 giành chính quyền ở tỉnh lỵ (thị xã Hội An), Tam Kỳ, Điện Bàn, Quế Sơn; ngày 22/8 giành chính quyền ở Hòa Vang; ngày 26/8 giành chính quyền ở Đà Nẵng.

Tại Hà Nội, ngày 17/8 Việt Minh đã biến cuộc mít tinh ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim thành cuộc biểu dương lực lượng cách mạng của quần chúng.Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và các tỉnh lỵ Thái Bình, Khánh Hòa.

Ngày 19/8 mít tinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn, quần chúng nhân dân kết hợp với lực lượng vũ trang chiếm đóng các công sở, cơ quan đầu não của chính quyền bù nhìn, giành chính quyền về tay nhân dân.

Tại Thái Bình, ngày 19/8 khởi nghĩa giành chính quyền tại thị xã Thái Bình và các huyện Quỳnh Côi, Tiên Hưng, Phụ Dực.

Ngày 20/8 giành chính quyền ở Duyên Hà, Thụy Anh; ngày 21/8 ở Hưng Nhân, phủ Kiến Xương; ngày 22/8 ở Vũ Tiên và phủ Tiền Hải; ngày 25/8 huyện Thư Trì giành được chính quyền.

Tại Khánh Hòa, ngày 16/8 huyện Vạn Ninh giành được chính quyền; ngày 17/8 huyện Diên Khánh; ngày 19/8 huyện Vĩnh Xương và thị xã Nha Trang; ngày 22/8 huyện Cam Ranh giành được chính quyền.

Ngày 20/8/1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Thanh Hóa, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Sơn Tây, Yên Bái.

Tại Thanh Hóa, ngày 19/8 các huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Cẩm Thủy giành được chính quyền; ngày 20/8 giành chính quyền ở thị xã Thanh Hóa; ngày 21/8 ở huyện Tĩnh Gia, Nông Cống.

6 huyện miền núi là Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Như Xuân, Thường Xuân chưa có cơ sở cách mạng nhưng chính quyền địch hoàn toàn tan rã.

Tại Bắc Ninh, ngày 17/8 huyện Tiên Du giành được chính quyền; ngày 18/8 huyện Lang Tài, Võ Giàng; ngày 19/8 huyện Yên Phong; ngày 20/8 thị xã Bắc Giang và huyện Thuận Thành giành chính quyền thắng lợi; ngày 21/8 huyện Văn Giang; ngày 22/8 huyện Quế Dương.

Tại Thái Nguyên, từ tháng 3/1945 nhiều châu huyện đã khởi nghĩa từng phần; đến tháng 8/1945 địch chỉ còn kiểm soát được châu lỵ La Hiên (Võ Nhai) và thị xã Thái Nguyên.

Ngày 20/8 quân giải phóng tiến vào thị xã phối hợp với nhân dân nổi dậy giành chính quyền thắng lợi.

Tại Ninh Bình, ngày 17/8 huyện Gia Viễn giành chính quyền; tiếp đó là thị trấn Nho Quan; ngày 20/8 thị xã Ninh Bình và huyện Gia Viễn giành được chính quyền; ngày 21/8 huyện Yên Mô, Kim Sơn.

Tại Sơn Tây, ngày 17/8 giành chính quyền ở huyện Quốc Oai; ngày 18/8 ở huyện Thạch Thất, Phúc Thọ; thị xã Sơn Tây giành được chính quyền ngày 20/8; ngày 21/8 ở Tùng Thiện; ngày 22/8 ở Quảng Oai; ngày 25/8 ở Bất Bạt.

Tại Yên Bái, các cuộc khởi nghĩa từng phần đã diễn ra từ đầu tháng 7/1945; đến tháng 8/1945 địch chỉ còn kiểm soát được tỉnh lỵ.

Ngày 18/8 lực lượng cách mạng tiến vào thị xã; ngày 20/8 giành được chính quyền tỉnh.

Ngày 21/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ Bắc Cạn, Tuyên Quang, Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận, Phúc Yên.

Tại Bắc Cạn, đến tháng 8/1945 phần lớn Bắc Cạn đã được giải phóng, quân Nhật chỉ còn chiếm giữa thị xã và một vài thị trấn, phủ lỵ; ngày 19/8 Phủ Thông được giải phóng; ngày 20/8 quân Nhật rút khỏi thị xã; ngày 21/8 chính quyền về tay nhân dân.

Tại Tuyên Quang, đến tháng 6/1945 có các huyện giành được chính quyền: Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Bình, Na Hang...

Đêm 16, 17/8 lực lượng vũ trang nổi dậy làm chủ thị xã, nhưng quân Nhật chiếm lại; đến 21/8 thị xã Tuyên Quang hoàn toàn giải phóng.

Tại Nam Định, ngày 17/8 giành chính quyền ở huyện Trực Ninh; ngày 18/8 huyện Nam Trực; ngày 20/8 huyện Ý Yên, Vụ Bản, Nghĩa Hưng, Xuân Trường; ngày 21/8 thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc giành được chính quyền.

Tại Ninh Thuận, ngày 21/8 khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Phan Rang và Bảo Tháp (Tháp Chàm); sau đó các huyện, tổng trong tỉnh giành chính quyền.Tại Nghệ An, ngày 18/8 huyện Quỳnh Lưu giành được chính quyền; ngày 19/8 huyện Hưng Nguyên; ngày 21/8 thị xã Vinh giành chính quyền thắng lợi; ngày 22/8 huyện Nghĩa Đàn; ngày 23/8 các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn; ngày 25/8 Nghi Lộc, Yên Thành; ngày 26/8 các huyện Con Cuông, Vĩnh Hòa, Tương Dương, Quỳ Châu giành được chính quyền.

Tại Phúc Yên, ngày 19/8 thị xã Phúc Yên và các huyện Kim Anh, Đa Phúc... tiến hành khởi nghĩa; ngày 21/8 giành được chính quyền ở tỉnh lỵ.

Ngày 22/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Cao Bằng, Hưng Yên, Kiến An, Tân An.

Tại Cao Bằng, ngày 19, 20/8 lần lượt các châu lỵ Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Thạch An lực lượng cách mạng nắm chính quyền; tối 22/8 quân giải phóng kéo vào thị xã giải tán chính quyền địch, giành chính quyền về tay nhân dân.

Tại Hưng Yên, từ ngày 14 đến 20/8 giải phóng các huyện: Phù Cừ, Khoái Châu, Mỹ Hào, Tiên Lữ, Kim Động; ngày 18/8 tại thị xã Hưng Yên lực lượng cách mạng làm chủ một phần thị xã; đến ngày 22/8 chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân.

Tại Kiến An, ngày 12/8 huyện Kim Sơn giành được chính quyền; ngày 15/8 huyện Kiến Thụy; ngày 17/8 huyện Tiên Lãng, An Dương, An Lão, Thủy Nguyên; ngày 21/8 lực lượng cách mạng nổi dậy ở thị xã; ngày 22/8 cách mạng làm chủ hoàn toàn.

Tại Tân An, ngày 22/8 giành chính quyền tại thị xã Tân An; buổi chiều khởi nghĩa thắng lợi ở các quận Châu Thành, Thủ Thừa; ngày 23/8 quận Mộc Hóa giành chính quyền.

Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền tại Thừa Thiên - Huế, Hải Phòng, Hà Đông, Hòa Bình, Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu, Quảng Trị, Lâm Viên.

Tại Thừa Thiên - Huế, ngày 18/8 huyện lỵ Phong Điền, Phú Lộc giành chính quyền; ngày 22/8 các huyện Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền giành chính quyền thắng lợi; ngày 23/8 lực lượng cách mạng đã biến cuộc biểu tình của ngụy quyền tổ chức thành cuộc tuần hành thị uy giành chính quyền trong toàn thành phố.

Tại Hải Phòng, ngày 23/8 giành chính quyền thắng lợi ở thành phố.

Tại Hà Đông, ngày 16/8 khởi nghĩa thắng lợi ở các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ; ngày 18/8 giành chính quyền ở các huyện Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên; ngày 20/8 lực lượng cách mạng nổi dậy ở thị xã, đến 23/8 hoàn toàn làm chủ được thị xã Hà Đông

Tại Hòa Bình, ngày 20/8 châu lỵ Vụ Bản giành được chính quyền; ngày 23/8 giành chính quyền ở thị xã Hòa Bình; ngày 26/8 châu Lương Sơn giành được chính quyền.

Tại Quảng Bình, đêm 22/8 khởi nghĩa bùng nổ ở thị xã Đồng Hới; ngày 23/8 chính quyền hoàn toàn về tay nhân dân; cùng ngày, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở các huyện lỵ Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa.

Tại Quảng Trị, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả tỉnh.

Tại Bình Định, khởi nghĩa giành chính quyền bắt đầu từ thị xã Quy Nhơn, ngày 23/8 chính quyền thuộc về nhân dân; tiếp đó các huyện An Nhơn, Phù Cát, Tuy Phước lần lượt giành chính quyền.

Tại Gia Lai, ngày 22/8 khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã An Khê; ngày 23/8 giành chính quyền ở thị xã Plâyku.

Tại Bạc Liêu, ngày 23/8 quần chúng biểu dương lực lượng trên các đường phố thị xã Bạc Liêu làm cho bộ máy chính quyền địch tan rã, Ủy ban giải phóng dân tộc tỉnh lên nắm chính quyền; nhân dân nổi dậy ở thị trấn Cà Mau từ 21/8 đến 25/8 mới giành được chính quyền.

Tại Lâm Viên, ngày 21/8 khởi nghĩa thắng lợi ở Cầu Đất; ngày 22/8 giành chính quyền ở Đran; ngày 23/8 thị xã Đà Lạt khởi nghĩa, quân khởi nghĩa chiếm dinh Tổng đốc, lập chính quyền cách mạng.

Ngày 24/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền tại các tỉnh Hà Nam, Quảng Yên, Đắk Lắk, Phú Yên, Gò Công.

Tại Hà Nam, ngày 20/8 khởi nghĩa thắng lợi tại các huyện lỵ Duy Tiên, Lý Nhân, Kim Bảng; ngày 22/8 khởi nghĩa giành chính quyền ở Bình Lục, Lạc Thủy; ngày 24/8 tại thị xã Phủ Lý, ngụy quyền đầu hàng và trao chính quyền cho cách mạng.

Tại Quảng Yên, ngày 24/8 lực lượng cách mạng nhanh chóng làm chủ thị xã và huyện lỵ.

Tại Đắk Lắk, ngày 17/8 khởi nghĩa nổ ra ở đồn điền Cada rồi nhanh chóng lan rộng ta toàn tỉnh; ngày 20/8 lực lượng cách mạng đã cơ bản làm chủ thị xã Buôn Ma Thuột, nhưng ngày 24/8 mới chính thức phát động khởi nghĩa giành chính quyền.

Tại Phú Yên, ngày 20/8 quần chúng nhân dân ở thị xã Sông Cầu nổi dậy khởi nghĩa; ngày 24/8 khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở tỉnh lỵ; ngày 25/8 các huyện lỵ Đồng Xuân, Tuy An, Tuy Hòa khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

Tại Gò Công, ngày 23/8 trước khí thế cách mạng của quần chúng, tỉnh trưởng Gò Công tự trao chính quyền cho Ủy ban dân tộc giải phóng; ngày 24/8 chính quyền cách mạng được thành lập.

Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền tại thành phố Sài Gòn và các tỉnh lỵ Chợ Lớn, Gia Định, Bình Thuận, Long Xuyên, Vĩnh Long, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Bến Tre, Tây Ninh, Sa Đéc, Kon Tum, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La.

Tại thành phố Sài Gòn, tối 20/8 Việt Minh tổ chức mít tinh trong thành phố kêu gọi khởi nghĩa; ngày 24/8 nhiều cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra trên đường phố; ngày 25/8 lực lượng cách mạng hoàn toàn làm chủ thành phố.

Tại Chợ Lớn, ngày 24/8 Cần Giuộc, Cần Đước giành được chính quyền; ngày 25/8 các quận của Chợ Lớn đồng loạt khởi nghĩa giành chính quyền cùng với thành phố Sài Gòn.

Tại Gia Định, sau khi hỗ trợ cho cuộc nổi dậy ở thành phố Sài Gòn, lực lượng quần chúng cách mạng kéo về giành chính quyền ở thị xã Gia Định cùng ngày 25/8.

Tại Bình Thuận, trước sức ép của quần chúng cách mạng, chính quyền địch hoàn toàn tan rã; từ ngày 23 đến 25/8 toàn bộ chính quyền cấp tỉnh thuộc về cách mạng; sau khi thị xã Phan Thiết giành chính quyền thắng lợi, các huyện lỵ Tuy Phong, Hòa Đa, Phan Lý giành chính quyền; ngày 29/8 Hàm Tân là huyện cuối cùng giành chính quyền.

Tại Long Xuyên, ngày 24/8 thị trấn Chợ Mới khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi; ngày 25/8 giành chính quyền ở thị xã Long Xuyên.

Tại Vĩnh Long, ngày 25/8 thị xã Vĩnh Long và quận Tam Bình giành được chính quyền; ngày 26/8 giành chính quyền ở quận Trà Ôn; ngày 27/8 ở Chợ Lách; ngày 28/8 Ủy ban nhân dân tỉnh được thành lập.

Tại Bà Rịa, ngày 25/8 giành được chính quyền ở tỉnh lỵ, Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh thành lập.

Tại Thủ Dầu Một, ngày 24/8 khởi nghĩa chính quyền ở thị trấn Bến Cát, Hớn Quản, Bà Rà, Tân Uyên, nhà máy xe lửa Dĩ An và một số đồn điền lớn; ngày 25/8 quần chúng làm chủ thị xã Lộc Ninh, chính quyền cách mạng thành lập.

Tại Bến Tre, chiều 25/8 lực lượng cách mạng làm chủ thị xã; ngay đêm đó, các quận trong tỉnh đều nổi dậy giành chính quyền.

Tại Trà Vinh, ngày 25/8 thị xã Trà Vinh và các huyện lỵ Càng Long, Cầu Ngang, Trà Cú, Tiểu Cần lần lượt khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Tại Tây Ninh, đêm 25/8 lực lượng cách mạng khởi nghĩa giành chính quyền tại thị xã và các quận lỵ khác.

Tại Sa Đéc, sáng 25/8 thị xã Sa Đéc và quận lỵ Cao Lãnh khởi nghĩa giành chính quyền.

Tại Kon Tum, ngày 25/8 lực lượng vũ trang từ Gia Lai kéo sang phối hợp với quần chúng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã.

Tại Lạng Sơn, đến tháng 8/1945, hầu hết các vùng nông thôn của tỉnh và 2 châu lỵ, hai huyện đã được giải phóng; ngày 24/8 lực lượng vũ trang tiến vào thị xã hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy giành chính quyền vào ngày 25/8; nhưng sang ngày 26/8 lực lượng cách mạng lại rút khỏi thị xã để tránh đụng độ với quân Tưởng từ Trung Quốc sang.

Tại Phú Thọ, ngày 15/8 huyện Phù Ninh giành chính quyền; ngày 17/8 các huyện Cẩm Khê, Thanh Ba, Đoan Hùng; ngày 18/8 huyện Yên Lập, Tam Nông; ngày 20/8 Lâm Thao, Hạc Trì, Việt Trì; ngày 22/8 huyện Thanh Thủy; ngày 25/8 thị xã Phú Thọ giành được chính quyền.

Tại Sơn La, tháng 7/1945 Nghĩa Lộ là châu lỵ đầu tiên được giải phóng; ngày 22/7 huyện Phù Yên; ngày 22/8 các huyện Mường La, Thuận Châu, Mường Thanh giành được chính quyền; ngày 25/8 tỉnh lỵ Sơn La khởi nghĩa giành chính quyền; tháng 10/1945 châu lỵ Mộc Châu mới giành được chính quyền cách mạng.

Ngày 26/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền tại các tỉnh Cần Thơ, Châu Đốc, Biên Hòa, Hòn Gai.

Tại Cần Thơ, sáng 26/8, 20 vạn nhân dân thị xã và các vùng lân cận họp mít tinh, Ủy ban dân tộc ra mắt nhân dân và tuyên bố chính quyền đã về tay cách mạng.

Tại Châu Đốc, ngày 22/8 thị trấn Hồng Ngự giành được chính quyền; ngày 24/8 quận Tân Châu; chiều 26/8 nhân dân thị xã Châu Đốc nổi dậy giành chính quyền; ngày 27/8 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn khởi nghĩa giành thắng lợi.

Tại Biên Hòa, sau khi tham dự khởi nghĩa giành chính quyền ở thành phố Sài Gòn (25/8), lực lượng cách mạng của Biên Hòa kéo về giành chính quyền tại thị xã, đến chiều 26/8 giành thắng lợi.

Tại Hòn Gai, ngày 26/8 lực lượng vũ trang kết hợp với các đơn vị vũ trang của chiến khu Trần Hưng Đạo tấn công và làm chủ thị xã, chính quyền cách mạng thành lập.

Ngày 27/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh lỵ Rạch Giá.

Tại Rạch Giá, ngày 27/8, 60.000 quần chúng nhân dân từ các vùng nông thôn và nhân dân thị xã được vũ trang nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền; sau đó các quận, huyện trong tỉnh lần lượt giành được chính quyền.

Ngày 28/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền tại các tỉnh lỵ Đồng Nai ThượngHà Tiên, cơ bản kết thúc cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước.

Tại Đồng Nai Thượng, ngày 28/8 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi tại thị xã Di Linh.

Tại Hà Tiên, ngày 28/8 khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi tại thị xã.

Như vậy trong vòng nửa tháng (từ 14 đến 28/8/1945), cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong phạm vi cả nước đã căn bản hoàn thành.

Chỉ còn một số địa phương do điều kiện khách quan nên chưa giành được chính quyền: thị xã Vĩnh Yên bị lực lượng Quốc dân đảng chiếm giữ; các tỉnh lỵ Hà Giang, Lào Cai, Móng Cái bị quân đội Tưởng Giới Thạch chiếm đóng, tỉnh lỵ Lai Châu bị tàn quân Pháp từ Lào quay về chiếm giữ.

Bình luận (0)
Thùy Dung
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Hòa
Xem chi tiết
Dung Hoàng Dung
12 tháng 11 2017 lúc 15:34
Đầu tháng 8 năm 1945, cuốc chiến tranh thế giới đi vào giai đoạn kết thúc. Sau khi tiêu diệt phát xít Đức tại sào huyệt của chúng, Liên Xô quay sang tấn công phát xít Nhật. Phong trào đấu tranh chống Nhật bùng lên mạnh mẽ ở các nước phía Đông và Đông Nam châu Á. Thời cơ cách mạng đang mở ra trước con đường giải phóng của các dân tộc, Đảng ta đứng trước một cơ hội lịch sử ngàn năm có một, giờ phút có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của đất nước. Ngày 14-15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang). Hội nghị họp vào lúc phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng. Trong tình hình hết sức khẩn trương, Đảng ta quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền, trong đó nhấn mạnh phải giành lại chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn bù nhìn tay sai của chúng trước khi quân đồng minh Anh, Pháp vào nước ta. Nắm được thời cơ thuận lợi, nhiều địa phương ở Quảng Ngãi, Hà Tĩnh đã nổi dậy giành chính quyền từ ngày 14/8. Ngày 18/8, chính quyền các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam đã về tay nhân dân. Tại Hà Nội: từ sáng ngày 19/8, hàng chục vạn nhân dân thành phố tiến về Quảng trường Nhà hát lớn. Đúng 11 giờ trưa, cuộc mít tinh bắt đầu. Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình tuần hành vĩ đại. Cờ đỏ sao vàng được kéo lên cao, tung bay trước gió. Ở trại Bảo an ninh, quân Nhật cho xe tăng và quân lính chặn các ngả đường. Nhưng chúng không thể ngăn cản được làn sóng người đang cuồn cuộn tiến bước, sẵn sàng đạp bằng mọi trở ngại. Nhân dân Hà Nội đã hoàn toàn làm chủ thành phố. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân, thúc đẩy các nơi nổi dậy giành chính quyền. Cùng ngày 19/8, nhân dân các tỉnh Yên Bái, Thái Bình, Phú Yên, Thanh Hóa, Khánh Hòa nổi dậy giành chính quyền. Ngày 20/8, khởi nghĩa bùng nổ ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình. Ngày 21/8, các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Sơn Tây, Nam Định, Kiến An, Nghệ An, Ninh Thuận lật đổ chính quyền phản động ở các địa phương. Ngày 22/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Hưng Yên, Quảng Yên. Ngày 23/8, thành phố Huế nổi dậy khởi nghĩa. Trên 15 vạn người xuống đường biểu tình, cùng các đơn vị tự vệ đi chiếm các công sở. Trước sức mạnh như nước vỡ bờ của cách mạng, vị vua phong kiến cuối cùng của triều Nguyễn là Bảo Đại phải xin thoái vị. Nền quân chủ chuyên chế hoàn toàn sụp đổ. Cùng với thắng lợi của Huế, ngày 23/8, các tỉnh Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Gia lai, Tân An, Bạc Liêu... nổi dậy giành chính quyền. Ngày 24/8, nhân dân Hà Nam, Phú Thọ, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Thuận, Gò Công, Mỹ Tho khởi nghĩa thắng lợi. Tại Sài Gòn: ngày 25/8, cả thành phố sục sôi không khí khởi nghĩa. Từ đêm trước, hàng vạn công dân, nông dân và thanh niên các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Biên Hòa, Thủ Dầu Một... đều đổ dồn về Sài Gòn. Sáng 25/8, quần chúng cách mạng chiếm các Sở công an, cảnh sát, Nhà ga, Bưu điện cùng nhiều vị trí xung yếu khác trong thành phố. Quân Nhật hầu như không dám chống cự. Cuộc biểu tình của hơn một triệu người đã đánh dấu thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn. Cùng lúc với cuộc khởi nghĩa ở Sài Gòn, các tỉnh Lạng Sơn, Kon Tum, Đồng Nai Thượng, Chợ Lớn, Gia Định, Sóc Trăng, Long Xuyên, Vĩnh Long, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Châu Đốc, Trà Vinh, Tây Ninh, Biên Hòa, Bến Tre, Sa Đéc nổi dậy khởi nghĩa. Ngày 26/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Hòn Gai, Sơn La, Cần Thơ. Ngày 27/8, nhân dân nổi dậy giành chính quyền ở Rạch Giá, ngày 28/8 Hà Tiên giành được chính quyền.
Bình luận (0)