Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Ngô Thành Chung
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh Hoa
23 tháng 2 2018 lúc 19:26
Các thế lực tranh chấp Thời gian chiến tranh Khu vực diễn ra chiến tranh Kết quả
Nam - Bắc triều Năm 1533 Phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã đến sông Cả Làm cho làng mạc điêu tàn, kinh tế suy sụp
Trịnh - Nguyễn Đầu thế kỉ XVII (Từ năm 1627 đến năm 1672) Quảng Bình, Hà Tĩnh ( ngày nay ) Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII -> gây đau thương và tổn hại cho sự phát triển của đất nước
Bình luận (0)
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
13 tháng 3 2018 lúc 19:09
*Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều: Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) với gần Bốn Mươi trận chiến lớn nhỏ đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.
*Sự chia cắt Đàng Trong Đàng Ngoài:Ngay từ khi cuộc chiến Nam - Bắc triều còn đang tiếp diễn thì nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ. Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay mình mọi quyền hành và loại bỏ dần sự ảnh hưởng của họ Nguyễn. Để tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng – con trai của Nguyễn Kim, đã tìm mọi cách để được vào trấn thủ ở Thuận Hoá.

Thuận Hoá (vùng đất phía nam đèo Ngang đến đèo Hải Vân) vốn là đất cũ của Cham-pa, tuy đã được sát nhập vào Đại Việt từ lâu, nhưng đến lúc này dân cư vẫn rất thưa thớt, kinh tế kém phát triển. Để thu hút nhiều người đến Thuận Hoá làm ăn sinh sống, Nguyễn Hoàng thi hành một chế độ cai trị khoan hoà, khuyến khích sản xuất. Sau hơn 10 năm làm Trấn thủ Thuận Hoá, đến năm 1570, Nguyễn Hoàng được giao kiêm lĩnh Trấn thủ cả xứ Quảng Nam (vùng đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông).


Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố quyền thống trị để thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh. Dần dần, khu vực Thuận - Quảng trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.

Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Trong vòng 45 năm (từ năm 1627 đến năm 1672), hai họ Trịnh - Nguyễn đánh nhau bảy lần với những trận chiến ác liệt, có khi kéo dài năm này qua năm khác. Cuộc chiến tranh đã làm hao tổn sức người, sức của của nhân dân, triệt phá đồng ruộng, xóm làng. Cuộc chiến tranh cũng dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ của nước Đại Việt thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ.

Vùng đất từ sông Gianh, luỹ Thầy (Quảng Bình) trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài. Họ Trịnh xưng vương, lập phủ Chúa, tuy vẫn duy trì triều đình vua Lê, nhưng trên thực tế đã thâu tóm mọi quyền hành trong tay, biến vua Lê thành bù nhìn.

Vùng Thuận - Quảng ở phía nam, được gọi là Đàng Trong, của chính quyền họ Nguyễn. Chúa Nguyễn cũng tự xưng vương, lập phủ Chúa, cải tổ cơ cấu chính quyền theo quy cách một triều đình đế vương, bắt nhân dân phải thay đổi cách ăn mặc và phong tục tập quán cho khác với Đàng Ngoài. Mặc dầu vậy, theo quan niệm của nhân dân ta, Đàng Trong và Đàng Ngoài chỉ là hai khu vực của quốc gia Đại Việt.
Bình luận (0)
Phạm Linh Phương
13 tháng 3 2018 lúc 19:10

nguyên nhân :

Triều đình nhà Lê mục nát :

-Thịnh đạt thời Lê Thánh Tông.

-Lê Uy Mục và Lê Tương Dực ăn chơi trụy lạc, tướng Trịnh Duy sản gây phe phái , đánh nhau liên miên.

-Các phe phái đánh nhau giành quyền lực.

-Cuối thế kỷ XVI , nhà Lê suy yếu.

Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỷ XVI :

* Nông dân không có ruộng cày, thuế cao, phu dịch nặng nề, nhà nước không chăm lo đến sản xuất nông nghiệp, nạn đói 1517.

* Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.

* Mâu thuẫn giữa nhà nước phong kiến với nhân dân nên đấu tranh như:

- Khởi nghĩa Trần Tuân (1511) ở Hưng Hóa ,Sơn Tây kéo về Từ Liêm ( Hà Nội ) uy hiếp kinh thành Thăng Long .

- Khởi nghĩa Trần Cảo “Quân 3 chỏm” (1516-1521) tại Đông Triều, nghĩa quân 3 lần tấn công Thăng Long.

-Các cuộc khởi nghĩa trên thất bại nhưng đã giáng một đòn vào triều đình phong kiến nhà Lê, vì thế càng mau chóng sụp đổ.

Bình luận (0)
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Huyền Tô
5 tháng 3 2018 lúc 19:55

* Nông nghiệp :

- đàng ngoài : +thời Mạc Đăng Doanh no đủ được mùa

+khi chiến tranh diễn ra:nông nghiệp bị phá hoại ,mất mùa, đói kém,sa sút nghiêm trọng dân phiêu bạt đói khổ

-nguyên nhân :+chính quyền trịnh ko quan tâm

+do chiến tranh kéo dài nông nghiệp bị phá hoại

- đang trong :nông nghiệp phát triển rõ rệt ,hình thành tầng lớp địa chủ mới .đầu thế kỷ XVIII nhân dân bắt đầu bần cùng nhưng ko nghiêm trọng như đàng ngoài

+ nguyên nhân :các chúa nguyễn có nhiều chính sahs khai hoang lập làng . năm 1698 lập phủ gia định có thêm nhiều làng . đều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Bình luận (0)
༺Kyubi ༒ Kami༻
10 tháng 5 2018 lúc 17:08

Đàng ngoài:

+ Thời Mạc Đăng Doanh no đủ, được mùa

+ Khi chiến tranh diễn ra: nông nghiệp bị mất mùa, đói kém, sa sút nghiêm trọng, nhân dân đói khổ, phiêu tán

*Nguyên nhân:

+ chính quyền ko quan tâm đến sản xuất nông nghiệp

+ do chiến tranh kéo dài --> nông nghiệp bị phá hoại

- Đàng trong:

+ Nông nghiệp phát triển rõ rệt, hình thành tầng lớp địa chủ mới.

+ Đầu thế kỉ XVIII, cuộc sống nhân dân bắt đầu bần cùng nhưng ko nghiêm trọng như Đàng ngoài.

*Nguyên nhân:

+ Các chúa Nguyễn có nhiều chính sách khai hoang lập làng

+ Năm 1698, lập phủ Gia Định (Nguyễn Hữu Cảnh), lập ra nhiều làng, xóm mới.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

CHÚC BẠN HỌC TỐT! vui

Bình luận (0)
CALER
Xem chi tiết
Ken Tom Trần
21 tháng 2 2017 lúc 21:27

Câu1:Hướng thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thế kỉ 16-18 như sau:

Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng... ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đông hồ, làm tranh sơn mài.Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng v.v... tăng lên ngày càng nhiều.Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa. Nhân đó, một số nhà giàu người Việt cũng xin thầu. Lượng kim loại được bánra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn.

Bình luận (0)
Đăng chu quang
21 tháng 2 2017 lúc 21:30

1.Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng... ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đông hồ, làm tranh sơn mài.

Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng v.v... tăng lên ngày càng nhiều.

Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa. Nhân đó, một số nhà giàu người Việt cũng xin thầu. Lượng kim loại được bán

ra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn.



Bình luận (3)
Huỳnh Dương Ái Thư
17 tháng 3 2017 lúc 19:50

2 Chứng tỏ :

+ Buôn bán được mở rộng có chợ phiên, phố nhỏ, thị tứ, chợ làng, đô thị thương nghiệp phát triển và phồn thịnh

+ sự phát triển của các ngành thủ công đã tạo ra số lượng sản phẩm lớn, phong phú, đa dạng

Bình luận (0)
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Dịch Dương Thiên Tỉ
11 tháng 2 2018 lúc 12:28

+Cuộc chiến thứ nhất là cuộc chiến Nam- Bắc triều

​* Nguyên nhân

- Do Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc vào năm 1527 sau đó tới năm 1533, 1 võ quan nhà là Nguyễn Kim đã đưa một người nhà Lê lên làm vua, hai phe này xảy ra chiến sự khốc liệt.

-Nhà Mạc được gọi là Bắc Triều còn nhà Lê được gọi là Nam triều

* Hậu quả:

- Ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của đất nước

- Đẩy nhân dân vào con đường khổ cực

+ Cuộc chiến thứ hai; Chiến tranh Trịnh- Nguyễn

* Nguyên nhân

- Sau khi Nguyễn Kim chết con rể là Trịnh Kiểm lên thay, chiếm toàn bộ quyền hành, con trai là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam tới đầu thế kỉ XVII -> Cuộc chiến bùng no

* Hậu quả;

- Gây ra đau thương, mất mát cho nhân dân, đặc biệt là về sự phát triển đất nước

( Nhớ tick cho mìh nhahahahahaok)

Bình luận (0)
Dịch Dương Thiên Tỉ
Xem chi tiết
Bé CụcBông
7 tháng 4 2018 lúc 18:48

Tháng 4. 1516, Trần Cảo tập hợp lực lượng lập căn cứ ở chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều (Quảng Ninh) chống lại triều đình. Trần Cảo tự xưng là Đế Thích giáng sinh, mặc áo đen lấy niên hiệu là Thiên Ứng.

Tháng 5.1516, nghĩa quân vượt sông Hồng chiếm Thăng Long, vua Lê Chiêu Tông phải chạy vào Thanh Hoá. Sau đó, nghĩa quân rút khỏi Thăng Long, nhưng lại mở rộng hoạt động ở các xứ Hải Dương, Kinh Bắc, Lạng Sơn, kéo dài gần 5 năm. Trần Cảo nhường ngôi cho con là Trần Cung, rồi đi tu. Năm 1521, cuộc khởi nghĩa bị Mạc Đăng Dung đánh bại, Trần Cung chạy lên Lạng Sơn rồi bị bắt.

Bình luận (0)
Bé CụcBông
7 tháng 4 2018 lúc 18:48

mik tl nhầm câu xl bn bucminh

Bình luận (0)
nguyen thi be
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
4 tháng 3 2018 lúc 11:30

Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáoỞ các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thông.Hình thức sinh hoạt văn hoá qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước .

Thiên Chúa giáoĐạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời cổ - trung đại, trung tâm là Giáo hội La Mã (Rô-ma, I-ta-li-a). Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này. Sang thế kỉ XVII - XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.

Bình luận (2)
Trần Vân Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
1 tháng 3 2018 lúc 21:50
Các thế lực tranh chấp Thời gian chiến tranh Khu vực diễn ra chiến tranh Kết quả
Nam - Bắc triều Năm 1533 Phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã đến sông Cả Làm cho làng mặc điêu tàn, kinh tế suy sụp
Trịnh - Nguyễn Đầu thế kỉ XVII (Từ năm 1627 đến năm 1672) Quảng Bình, Hà Tĩnh ( ngày nay ) Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII -> gây đau thương và tổn hại cho sự phát triểu của đất nước
Bình luận (0)
Nguyễn Quang Thắng
Xem chi tiết
Nghiêm Hồng Oanh
1 tháng 3 2018 lúc 21:31

cuộc chiến tranh là phi nghĩa , không bảo vệ nhân dân , đất nước mà còn làm lãnh thổ bị chia cắt, nhân dân phiêu tán khắp nơi. Rút ra bài học đoàn kết làm nên sức mạnh không gì hơn

Bình luận (0)
Phạm Hồng Trà
Xem chi tiết
Hoàng Trần Thu Thảo
23 tháng 2 2017 lúc 17:05

Tên các cuộc khởi nghĩa Địa bàn hoạt động Diễn biến chính
Khởi nghĩa Trần Tuân Sơn Tây (Hà Nội) Nghĩa quân đã từng tiến về Từ Liêm (Hà Nội) uy hiếp kinh thành Thăng Long
Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng Nghệ An Đã phát triển ra Thanh Hóa
Khởi nghĩa Phùng Chương Tam Đảo Không có gì nổi bật
Khởi nghĩa Trần Cảo Đông Triều (Quảng Ninh) Nghĩa quân 3 lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa
Bình luận (0)