Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Nguyễn Thị  Na
Xem chi tiết
Phúc
29 tháng 2 2020 lúc 17:08

Trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị do sự phát triển công thương nghiệp tạo ra điều kiện hình thành nhiều đô thị mới như Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Kinh Kì ngày càng phồn thịnh.

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt.

- Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.

- Chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp.

- Nông Nghiệp:

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

- Thủ công nghiệp :

Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...

- Thương nghiệp :

+ Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

+ Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Lái buôn Nhật Bản cùng cư dân địa phương đã dựng nê thành phố cảng vào khoảng cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII. Từ đó, Hội An trở thành đô thị đẹp, sầm uất Đàng Trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang... đều hướng đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An,hải cảng đẹp nhất, nơi thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.

- Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang).

- Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).

- Làng dệt La Khê (Hà Nội).

- Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An).

- Làng Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nôi) chuyên dệt lụa tơ tằm.

- Hàng thuê ở Thừa Thiên Huế.

- Lụa tơ tằm ở Hội An –Quảng Nam

Bình luận (0)
Phúc
29 tháng 2 2020 lúc 17:12

Trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị do sự phát triển công thương nghiệp tạo ra điều kiện hình thành nhiều đô thị mới như Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Kinh Kì ngày càng phồn thịnh.

- Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt.

- Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.

- Chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp.

- Nông Nghiệp:

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

- Thủ công nghiệp :

Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...

- Thương nghiệp :

+ Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

+ Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Lái buôn Nhật Bản cùng cư dân địa phương đã dựng nê thành phố cảng vào khoảng cuối thế kỉ XVI – đầu thế kỉ XVII. Từ đó, Hội An trở thành đô thị đẹp, sầm uất Đàng Trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Khang... đều hướng đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An,hải cảng đẹp nhất, nơi thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.

- Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang).

- Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).

- Làng dệt La Khê (Hà Nội).

- Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An).

- Làng Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nôi) chuyên dệt lụa tơ tằm.

- Hàng thuê ở Thừa Thiên Huế.

- Lụa tơ tằm ở Hội An –Quảng Nam

Bình luận (0)
Vũ Minh Tuấn
29 tháng 2 2020 lúc 18:22

- Xuất hiện một số thành thị. Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh),…

Chúc bạn học tốt!
Bình luận (0)
khkuaq
Xem chi tiết
Phạm Thị Thu Hà
15 tháng 3 2017 lúc 10:00

Ở Đàng Ngoài bị ngưng trệ vì:

- Do hậu quả của chiến tranh nên nông nghiệp ko phát triển

- Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng

- Ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chứ khai hoang

- Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác

- Ở Dàng Trong phát triển vì:

- Chăm lo đến thủy lợi và tổ chức khai hoang

- Tổ chức di dân đi khai hoang, cấp công cụ lương ăn, lập thành làng, ấp

- Nhờ quá trình khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long năng xuất lúa rất cao

Bình luận (0)
Đỗ Ngọc Bảo Trân
21 tháng 2 2017 lúc 19:52

nửa đầu thế kỷ 18, kinh tế đàng trong vẫn có điều kiện phát triển vì những cuộc di dân khai hoang vẫn đang tiếp tục và nhà nước có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp nên những vùng đất màu mỡ ở phía nam vẫn tiếp tục được mở rộng. bên cạnh đó, chúa nguyễn cũng có những chính sách đối ngoại tốt với các thương thuyền của bên ngoài nên buôn bán, thông thương phát triển mạnh hơn so với bắc hà bảo thủ.
trong thế kỷ 17 - 18 có những thành thị xuất hiện thì đó là nhờ sự thông thương với bên ngoài, đó là những nơi mà triều đinh ta cho phép các thương nhân nước ngoài được phép buôn bán trao đổi hàng hóa với nước ta, chính vì vậy mà các thành thị đó trở thành đầu mối buôn bán của người Việt với thế giới bên ngoài và người dân đến đó sinh sống ngày càng nhiều hình thành nên các thành thị thương nghiệp sầm uất thời kỳ này.
Tây Sơn là đạo quân tụ hợp của những người nông dân và dân tộc thiểu số, dựng cờ trên lý tưởng của nông dân và chống lại các thế lực phong kiến chúa Trịnh, chúa Nguyễn đang mục nát và bị nhân dân căm ghét nên nó nhanh chóng được sự hưởng ứng của nhân dân, lại có những đường lối rõ ràng cũng như tập hợp , đoàn kết rộng rãi các tàng lớp nhân dân nên hình thành một sức mạnh khổng lồ cho khởi nghĩa Tây Sơn và lật đổ được các thế lực phong kiến đương thời.

Bình luận (0)
Trần Hương Thoan
23 tháng 2 2017 lúc 15:45

Nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị ngưng trệ:

Khi chưa diễn ra chiến tranh Nam-Bắc Triều, thời Mạc Đăng Doanh được mùa, nhân dân no đủ. Nhưng vì các cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến khiến cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng. Và chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai hoang.

Ruộng đất công trong làng, xã bị cường hào đem cầm bán. Trong xã, thôn, bọn sâu mọt bán ngôi thứ, thác cớ chi tiêu việc kiện, đem cầm đợ ruộng công, chi tiêu ba bốn phần thì vào túi riêng 6 đến 7 phần.

Nông nghiệp Đàng Trong phát triển vì:

Sự khai hoang và điều kiện thuận lợi nên nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất lúa cao. Có nhiều làng nghề thủ công, chợ, phố xá, đô thị: Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (TP. HCM).

Bình luận (0)
Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu
15 tháng 3 2017 lúc 21:00

-Ở Đàng trong, các chúa Nguyễn ra sức khai hoang vùng Thuận-Quảng để cũng có cơ sở cát cứ. chính quyền di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương an, lập thành làng ấp

-Ở Đàng Trong, chiến tranh liên miên, nhà nước Lê-trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Kết quả là thiên tài, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, ruộng đất bị bỏ hoang hoặc bị bọn cường hào đem cầm bán.chế độ tô thuế binh dịch nặng nề.Quan lại tham ô hoành hành

+Ở Đàng Trong, cư dân thưa thớt, chính quyền một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích khai hoang mở rương, phát triển sản xuất, điều kiện đất đai thuận lợi, tạo điều kiện cho năng suất lúa cao

Bình luận (0)
Phạm Gia Huy
17 tháng 3 2017 lúc 18:32

. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn đẩy mạnh khai thác vùng Thuận - Quảng để củng cố cơ sở cát cứ. Chính quyền tổ chức di dân đi khai hoang, cấp công cụ, lương ăn, lập thành làng, ấp ; tổ chức các hải đội xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu
15 tháng 3 2017 lúc 21:01

xin lỗi chỗ ở Đàng Trồng, chiến tranh ... mk sửa thành ở Đàng Ngoài, chiến tranh...

Bình luận (0)
Trần Thị Quỳnh Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
20 tháng 5 2016 lúc 11:49

- Giống nhau :
+ Chính quyền trung ương không thể ngăn chặn được sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. Giai cấp thống trị ra sức cướp đoạt ruộng đất, bóc lột, ức hiếp nhân dân hết sức. Đời sống của nhân dân hết sức khổ cực.
+ Mâu thuẫn trong xã hội giữa các tầng lớp nhân dân, mà chủ yếu là nông dân với giai cấp thống trị gồm vua quan, địa chủ, cường hào trở nên hết sức gay gắt.
- Khác nhau :
Sự khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội gay gắt ở thế kỉ XVIII nổ ra vào thời kì lập đoàn phong kiến Lê — Trịnh - Nguyễn đang đi vào giai đoạn cuối. Trong khi đó, mâu thuẫn xã hội dưới triều Nguyễn đã hết sức gay gắt, ngay sau khi nhà Nguyễn mới thành lập. Đấy là điều hiếm xảy ra ở các triều đại trước đó.
 

Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Trân
20 tháng 5 2016 lúc 11:52

- Đất nước bị chia cắt làm 2 miền làm cho nhân dân khốn khổ.

- Chiến tranh giữa các dòng họ diễn ta liên tiếp làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Bình luận (0)