Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Mỹ NuPotatoes
30 tháng 4 2017 lúc 7:49

Quốc hội(bộ tư pháp)

Bình luận (0)
Linh Dương
Xem chi tiết
Nguyên Puni
21 tháng 4 2017 lúc 20:39

pháp luật mag t/c bắt buộc còn đạo đức k bắt buộc

Bình luận (0)
Linh Phương
21 tháng 4 2017 lúc 21:07

giống: đều bao gồm những quy tắc được xã hội thừa nhận và bảo vê, bảo đảm cho sự phát triển, tồn tại của xã hội
khác: pháp luật gồm những quy định do bộ máy nhà nước đặt ra, có tích chất bắt buộc thông qua các cơ quan lập pháp và hành pháp, có các biện pháp và chế tài xử lý, công bằng áp dụng với tất cả mọi đối tượng,
- đạo đức gồm những chuẩn mực được hình thành trong từng giai đoạn phát triển của từng cộng đồng người, dựa trên sự phán xét của lương tâm và dư luận xã hội, nó không có tính chất bắt buộc như pháp luật. lên án hay ca ngợi đó là cách mà dư luận xã hội tác động lên bạn.

Bình luận (0)
Thảo Phương
21 tháng 4 2017 lúc 21:48

nguồn gốc:
- pháp luật: từ nhà nước, giai cấp cầm quyền, lãnh đạo
- đạo đức: được người dân ghi nhận

nội dung
- pháp luật : các quy tắc xử sự (việc được làm, ko được làm, phải làm) do nhà nước quy định, đề ra
- đạo đức : tiểu chuẩn, chuẩn mực, phong tục, tập quán, quan niệm , ... do chính người dân tạo r

hình thức thể hiện:

- pháp luật : văn bản quy phạm pháp luật

- đạo đức : tự nguyện, tự giác tuân theo, ko ép buộc, chính nhận thức mỗi con ng

phương thức tác động :

- pháp luật : giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước, ép buộc

- đạo đức : tự ăn năn hối lỗi, xã hội, cộng đồng lên tiếng, ko ép buộc

Bình luận (0)
Kim Tae Huyng
12 tháng 4 2017 lúc 18:12

Đặc điểm của pháp luật là:

-Tính giai cấp (tính ý chí): pháp luật bao giờ cũng là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Pháp luật trước hết và luôn luôn là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội. So với các bộ phận khác thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội có các giai cấp như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…Thì tính giai cấp của pháp luật được thể hiện một cách mạnh mẽ, trực tiếp, rõ ràng và sâu sắc. Pháp luật của mỗi Nhà nước đều chỉ rõ chuyên chính với ai ? Dân chủ với ai ? Bảo vệ cái gì ? Và xoá bỏ cái gì ?

-Tính quy phạm phổ biến: Tính quy phạm là đặc trưng vốn có của mọi pháp luật. Bởi pháp luật là hệ thống các quy tắc mang tính chất mẫu mực, khuôn thước cho mọi người trong cách xử sự, chính thông qua những khuôn mẫu, những mô hình xử sự chung đó mà người ta “đo” được hành vi của mình, người ta biết được mình có thể và không cần phải làm gì, không được làm gì và phải làm như thế nào ?

Tính bắt buộc chung: Pháp luật là những quy tắc chuẩn mực về ứng xử của giai cấp thống trị, cho nên pháp luật mang tính bắt buộc chung. Điều đó thể hiện ở chỗ: việc thực hiện pháp luật không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người. Khi pháp luật được Nhà nước đặt ra thì dù muốn hay không muốn tất cả mọi người trong trường hợp đó đều phải chấp hành một cách nghiêm chỉnh và triệt để, không phân biệt giữa người này hay người khác.

-Tính được đảm bảo bằng Nhà nước: Khác với các quy phạm xã hội khác, pháp luật do Nhà nước ban hành và vì vậy được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Điều này có nghĩa là Nhà nước đã trao cho các quy phạm pháp luật tính quyền lực bắt buộc với mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Có như vậy pháp luật mới trở thành các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và pháp luật mới thực sự là công cụ hữu hiệu có trong tay Nhà nước để Nhà nước quản lý và điều hành mọi quan hệ, hoạt động của xã hội.

Bình luận (0)