Bài 21. Ôn tập chương IV

Nguyễn Văn Khánh
Xem chi tiết
HA HAI DUONG
21 tháng 1 2018 lúc 20:10

Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà chính trị nổi tiếng. Ông đỗ Thái học sinh và ra làm quan dưới thời Hồ. Tuy gia thế hiển hách- mẹ là con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn Ứng Long cũng làm quan lớn dưới triều nhà Trần nhưng Nguyễn Trãi sớm chịu nhừng mất mát đau thương: tang mẹ lúc 5 tuổi, sau đó ông ngoại qua đời khi Nguyễn Trãi mới 10 tuổi. Sau khi đỗ Thái học sinh, ông cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ.

Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha ông bi bắt sang TQ, Nguyễn Trãi trốn thoát về đầu quân cho Lê Lợi. Tùy là người trung thành nhưng vì “ nợ nước, thù nhà” ông đành làm kẻ phản chủ. Dưới sự giúp đỡ của Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn giành được thắng lợi. Ông hăm hở giúp vua việc nước nhưng bị gian thần ghen ghét, bị nghi ngờ, không được tin dùng nhiều. Năm 1439, NGuyễn Trãi xin về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua trẻ Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc.

Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, tâm hồn lớn của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.

Nguyễn Trãi còn là một nhà văn, nhà thơ tài ba. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm . Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”, “Lam Sơn thực lục”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”,…

Nguyễn trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất. Với tác phẩm “ Bình Ngô Đại Cáo” được coi là bản tiên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Các tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chật chẽ, lập luân sắc bén.

Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường, trần thế hòa quyện với con người anh hùng vĩ đại. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông.

Nguyễn Trãi được coi là một thiên tài văn học, văn chương của ông hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. Ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, gốm phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu va đẹp. Năm 1980,Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục , Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Bình luận (0)
Hoàng Mạnh Thông
21 tháng 1 2018 lúc 20:52

Mở bài

-Nguyễn Trãi là vị anh hùng của dân tộc Việt Nam thế kỉ XV.

-Ông không những là một nhà quân sự đại tài mà còn nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc.

-Dù cuộc đời ông phải gánh chịu nhiều bất hạnh, trải qua nhiều thăng trầm và chết trong oan khuất nhưng ông vẫn để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ, có giá trị nhiều mặt.

Thân bài

a, Nguyễn Trãi không chỉ có tài năng chính trị, quân sự mà còn là một đại quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước:

-Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Chí Linh- Hải Dương, sau chuyển về Hà Tây.

-Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học. Cha là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái – con quan Tư đồ (Tể tướng) Trần Nguyên Đán.

– Tuổi thơ Nguyễn Trãi chịu nhiều mất mát: 5 tuổi chịu tang mẹ, 10 tuổi chịu tang ông ngoại.

-Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ.

-Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc, ghi sâu lời dặn của cha, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn.

-Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”.

-Năm 1439, triều đình ngày cáng rối ren, gian thần lộng hành, trung thần bị sát hại, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn.

-Năm 1440, Nguyễn Trãi được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Ông lại hăng hái nhiệt tình phò vua giúp nước cứu đời.

-Năm 1442, Nguyễn Trãi mắc oan án Lệ Chi Viên, bị tru di tam tộc.

-Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.

→Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, UNESCO công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

b, Nguyễn Trãi để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp sáng tác văn học có giá trị lớn lao:

-Nguyễn Trãi sáng tác ở rất nhiều thể loại, viết bằng chữ Nôm và chữ Hán, thành công ở cả văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng tác phẩm lớn, có giá trị đối với nền Văn học dân tộc.

-Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận xuất sắc.

+Với “Quân trung từ mệnh tập” (có sức mạnh bằng mười vạn quân), “Bình Ngô đại cáo” và nhiều văn bản chiếu, biểu, Nguyễn Trãi được coi là bậc thầy của văn chính luận Trung đại.

+Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt những văn bản chính luận của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa, yêu nước thương dân.

+Về nghệ thuật, văn chính luận Nguyễn Trãi đạt trình độ mẫu mực trong việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng biện pháp thích hợp; kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

-Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ trữ tình sâu sắc.

+Hai tập thơ “Ức Trai thi tập” (chữ Hán) và “Quốc âm thi tập” (chữ Nôm) đã khắc họa được hình tượng người anh hùng vĩ đại với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt; phẩm chất và ý chí ngời sáng.

“Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”

+Bên cạnh hình ảnh người anh hùng, con người trần thế hiện lên rõ nét: Nguyễn Trãi đau với nỗi đau của con người (đau trước thói đời đen bạc: “Bui một lòng người cực hiểm thay”) và yêu tình yêu của con người (yêu thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống):

“Phượng những tiếc cao diều hãy liệng

Hoa thường hay héo cỏ thường tươi”

+Thơ trữ tình Nguyễn Trãi có đóng góp lớn cho văn học dân tộc từ sự phát triển của ngôn ngữ (chữ Nôm), Việt hóa thể thơ Đường cà sáng tạo ra thể thất ngôn xen lục ngôn. Thơ Nguyễn Trãi giàu hình ảnh ước lệ, nhưng cũng mang hơi thở cuộc sống, vừa có khuynh hướng trang nhã vừa có xu hướng bình dị.

→Nguyễn Trãi là một thiên tài Văn học của dân tộc, thơ văn Nguyễn Trãi vừa kết tinh truyền thống Văn học Lí – Trần, vừa mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới. Về nội dung, thơ Nguyễn Trãi chứa đựng hai nguồn cảm hứng lớn của dân tộc: yêu nước, nhân đạo. Về nghệ thuật, thơ văn Nguyễn Trãi đóng góp to lớn cho Văn học dân tộc cả về thể loại và ngôn ngữ.

Kết bài

-Nguyễn Trãi không chỉ suốt đời cống hiến cho sự nghiệp “trí quân trạch dân” mà còn đóng góp rất lớn cho sự phát triển của văn học dân tộc.

-Nguyễn Trãi là ngôi sao Khuê ngời sáng trên bầu trời Việt Nam.

-Cuộc đời và sự nghiệp của Ức Trai đáng để chúng ta kính phục và trân trọng đến muôn đời.

Bài làm thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Trãi 1

Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà chính trị nổi tiếng. Ông đỗ Thái học sinh và ra làm quan dưới thời Hồ. Tuy gia thế hiển hách- mẹ là con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, cha là Nguyễn Ứng Long cũng làm quan lớn dưới triều nhà Trần nhưng Nguyễn Trãi sớm chịu nhừng mất mát đau thương: tang mẹ lúc 5 tuổi, sau đó ông ngoại qua đời khi Nguyễn Trãi mới 10 tuổi. Sau khi đỗ Thái học sinh, ông cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ.

Năm 1407, giặc Minh xâm chiếm nước ta, cha ông bi bắt sang TQ, Nguyễn Trãi trốn thoát về đầu quân cho Lê Lợi. Tùy là người trung thành nhưng vì “ nợ nước, thù nhà” ông đành làm kẻ phản chủ. Dưới sự giúp đỡ của Nguyễn Trãi, quân Lam Sơn giành được thắng lợi. Ông hăm hở giúp vua việc nước nhưng bị gian thần ghen ghét, bị nghi ngờ, không được tin dùng nhiều. Năm 1439, NGuyễn Trãi xin về ở ẩn, nhưng đến 1440, vua trẻ Lê Thái Tông lại mời ông ra giúp nước. Năm 1442, nhà vua đi duyệt võ ở Chí Linh, có ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, rồi đột ngột băng hà ở Lệ Chi Viên. Nguyễn Trãi bị gian thần vu cho tội giết vua và bị xử án tru di tam tộc.

Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, tìm con cháu, sưu tầm lại thơ văn của ông và khẳng định nhân cách, tấm lòng, tâm hồn lớn của Nguyễn Trãi với câu nói nổi tiếng “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”.

Nguyễn Trãi còn là một nhà văn, nhà thơ tài ba. Ông là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học cả ở lĩnh vực chữ Hán và chữ Nôm . Ông để lại một khối lượng sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Đó là “Đại cáo bình Ngô”, “Quân trung từ mệnh tập”, “Lam Sơn thực lục”, “Ức Trai thi tập”, “Quốc âm thi tập”,…

Nguyễn trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất. Với tác phẩm “ Bình Ngô Đại Cáo” được coi là bản tiên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Các tác phẩm chính luận của Nguyễn Trãi có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt. Trong đó luận điểm cơ bản cốt lõi là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chật chẽ, lập luân sắc bén.

Ông còn là nhà thơ trữ tình sâu sắc. Thơ ông bộc lộ tâm hồn, con người ông từ khía cạnh bình thường, trần thế hòa quyện với con người anh hùng vĩ đại. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ta thấy những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông.

Nguyễn Trãi được coi là một thiên tài văn học, văn chương của ông hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo. Ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, gốm phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu va đẹp. Năm 1980,Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục , Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Bài làm thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi 2

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 – 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.

Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.

Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điêm cơ bản sau:

Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất.Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.

Ông nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. “Quân trung từ mệnh tập” là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế “đánh vào lòng”, ngày nay gọi là địch vận. “Bình Ngô đại cáo” lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. “Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. “Dư địa chí” viết về địa lý lịch sử nước ta. “Chí Linh sơn phú” nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán. Năm 1980,Nguyễn Trãi được Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Bình luận (0)
Pikachu
Xem chi tiết
HA HAI DUONG
15 tháng 1 2018 lúc 21:34

Trong hoàn cảnh đó, chính sách ngụ binh ư nông là tối ưu: Vì đất nước thường xuyên có giặc ngoại xâm, chính sách này đã kết hợp được sản xuất với quốc phòng

Bình luận (0)
Nguyễn Viết Huy Tâm
30 tháng 3 2020 lúc 11:01

Vì chế độ ngụ binh ư nông giúp những binh sĩ canh gác có thể thay phiên và giúp nhân dân làm nông,phát triển nông nghiệp,khi nước nhà có giặc sẽ có đủ binh sĩ khỏe mạnh chống giặc.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đặng Hoài An
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
1 tháng 1 2018 lúc 8:52

Câu 1:

+ Điểm giống nhau là tránh được thế giặc mạnh lúc đầu, chủ động tiến công đánh chặn giặc vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công, thực hiện kế hoạch "Vườn không nhà trống".
+ Khác nhau: tập trung lực lượng tiêu diệt đoàn thuyền lương, địch bị thiếu lương thực, dồn vào thế bị động. Ta chủ động, bố trí trận địa bãi cọc ngầm ở sông Bạch Đằng tiêu diệt địch, đập tan ý đồ xâm lược.

Câu 2:

- Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV:

Ruộng đất nằm trong tay bọn vương hầu quý tộc, nhà chùa, địa chủ, ruộng đất công làng xã bị xâm lấn, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp. Công tác thủy lợi: không được chăm lo tu sửa nên nhiều năm bị mất mùa, đói kém. Chính sách thuế khóa: dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ vì bị mất mùa, đói kém, bị bóc lột, đặc biệt là nông dân phải bán ruộng đấtm vợ con... cho quý tộc, địa chủ giàu có và biến thành nô tì.

- Nguyên nhân: do nhà nước không quan tâ đến đời sống nhân dân, chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi, xa đọa.

Bình luận (0)
Phạm Thị Thạch Thảo
1 tháng 1 2018 lúc 9:02

Câu 3:

Hồ Qúy Ly là một nhà cải cách lớn:

Vì ông đã có những đóng góp to lớn ,những cuộc cải cách về xã hội,giáo dục..Ông là một con người có hoài bão,quyết tâm cao.Nhưng những cuộc cải cách ấy chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và những đòi hỏi cấp thiết của nhân dân.

- Đây là một vài ý kiến của mình .Chúc bạn học tốt.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hoàng Dung
31 tháng 12 2017 lúc 20:50

câu 1

_ Điểm giống nhau: tránh được thế giặc mạnh lúc đầu, chủ động tiến công đánh chặn giặc rồi rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công, thực hiện kế sách "vườn không nhà trống"

_Khác nhau

+lần thứ hai : chờ giặc vào tình thế nguy cấp, lợi dụng thời cơ quân ta phản công

+lần thứ ba : tập trung lực lượng tiêu diệt đoàn thuyề lương thực, quân địch bị thiếu lương thực, dồn vào thế bị động. Ta chủ động bố trí trận địa bãi cọc ngầm ở sông Bạch Đằng, tiêu diệt địch, đập tan ý đồ xâm lược

câu 3

Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly

* Chính trị :

-Cải tổ hàng ngũ võ quan.

-Thay thế võ quan cao cấp không phải họ Trần .

-Đổi 1 số đơn vị hành chánh cấp trấn , các quan về các lộ thăm dân.

-Cho cho xây dựng kinh thành mới bằng đá kiên cố ở An Tôn (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) gọi là Tây Đô (phân biệt với Thăng Long, được đổi thành Đông Đô) thường gọi là Thành nhà Hồ.

* Kinh tế :

-1396 phát hành tiền giấy cấm dùng tiền bằng đồng.

-1397 ban hành chính sách hạn điền(để hạn chế hạn chế ruộng đất của vương hầu, quan lại ,địa chủ; làm suy yếu thế lực Họ Trần )

-Năm 1402 định lại thuế .

* Xã hội :

-Ban hành chính sách hạn nô(1401)(để quy định số lượng nô tỳ của vương hầu quý tộc quan lại, số thừa sung công.)

-Bắt nhà giàu bán thóc cho dân, chữa bệnh cho dân.

-Người không có ruộng , đàn bà góa , không phải nộp thuế .

* Văn hóa , giáo dục :

-Chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử, giảm bớt số sư tăng.

-Dịch chữ Hán sang chữ Nôm .

* Quân sự :

-Làm lại sổ hộ để tăng quân số , sản xuất vũ khí

-Năm 1397 dời đô vào Thanh Hóa ,cho xây thành Tây Đô ở An Tôn- Vĩnh Lộc – Thanh Hóa , thành Đa bang ở Hà Tây .

-Sản xuất vũ khí , bố trí phòng thủ nơi hiểm yếu.

-Thể hiện kiên quyết bảo vệ tổ quốc.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Gia Hân
Xem chi tiết
vũ mai liên
2 tháng 1 2018 lúc 20:14

Câu 1 :

Những điểm giống và khác nhau trong cách đánh quân xâm lược Nguyên ở cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba : Dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba để biết được cách đánh giặc của nhà Trần, khi quân giặc mới tấn công vào xâm lược nước ta, với một lực lượng quân sự mạnh thì nhà Trần đã thực hiện những chủ trương, kế sách gì và khi quân giặc lâm vào tình thế khó khăn thì nhà Trần đã làm gì. Có giống với chủ trương kế sách của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai. Đồng thời, dựa vào diễn biến trận Bạch Đằng đánh đắm đoàn thuyền lương của giặc để thấy những điểm khác nhau trong kháng chiến lần thứ ba. Căn cứ vào những biểu hiện giống và khác nhau giữa lần kháng chiến thứ hai và thứ ba để trả lời.

Bình luận (0)
hoàng thị anh
Xem chi tiết
Go!Princess Precure
Xem chi tiết
Thiên Phong
19 tháng 12 2017 lúc 16:52

1. Đời sống văn hóa :

- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến như : thờ tổ tiên , thờ các anh hùng dân tộc .

-Nho giáo được chú trọng .

-Các hoạt động văn hóa như ca hát , trò chơi phổ biến và phát triển .

-Tập quán sống giản dị .

2. Văn học :

-Văn học chữ Hán , chữ Nôm phong phú , đậm đà bản sắc dân tộc , các tác phẩm (SGK/71 )

3. Giáo dục và khoa học- kĩ thuật :

a. Giáo dục :

-Có trường công và trường tư .

-Thi cử đều đặn

=> Giáo dục phát triển .

b. Khoa học kĩ thuật :

-Lịch sử : Bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu .

- Quân sự : tác phẩm Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo

- Y học :Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây thuốc nam để chữa bệnh trong nhân dân .

-Thiên văn học : nhà thiên văn nổi tiếng Đặng Lộ , Trần Nguyên Đán .

- Sử học : Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển .

-Quân sự : Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo

-Y học : Tuệ Tĩnh .

-Thiên văn học : Đặng Lộ , Trần Nguyên Đán.

-Kĩ thuật : Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi chế tạo được súng thần cơ và thuyền lớn .

4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc :

a. kiến trúc :

- Xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới : Chùa Phổ Minh ( Nam Định ); thành Tây Đô ( Thanh Hóa )

b. Điêu khắc :

-Lăng mộ vua và các quý tộc có nhiều tượng hổ , sư tử , chó và các quan hầu bằng đá .hình rồng khắc trên đá trau chuốt , có sừng uy nghiêm

Bình luận (0)
Thiên Phong
19 tháng 12 2017 lúc 16:52

đó là nhà Trần nha bn

Bình luận (0)
Đỗ linh chi
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
9 tháng 4 2017 lúc 21:15

Thời gian

Sự kiện

1771

Khời nghĩa Tây Sơn bùng nổ

9 - 1773

Chiếm phủ thành Quy Nhơn

1774

Mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát từ Quảng Nam " Bình Thuận

1776 - 1783

Tây Sơn 4 lần đánh vào Gia Định

1777

Lật đổ được chính quyền phong kiến họ Nguyễn

1785

Đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược

1786 - 1788

Lật đổ được phong kiến Trịnh – Lê

1789

Đại phá 29 vạn quân Thanh Xâm lược

Bình luận (1)
Phạm Tú Uyên
9 tháng 4 2017 lúc 21:16
10. Lập bảng niên biểu về hoạt động của phong trào Tây Sơn (1771 – 1789)

Thời gian

Sự kiện

1771

Khời nghĩa Tây Sơn bùng nổ

9 - 1773

Chiếm phủ thành Quy Nhơn

1774

Mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát từ Quảng Nam " Bình Thuận

1776 - 1783

Tây Sơn 4 lần đánh vào Gia Định

1777

Lật đổ được chính quyền phong kiến họ Nguyễn

1785

Đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược

1786 - 1788

Lật đổ được phong kiến Trịnh – Lê

1789

Đại phá 29 vạn quân Thanh Xâm lược

Bình luận (1)
Manman Dang
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
4 tháng 2 2017 lúc 20:46

1.* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

Bình luận (0)
Đào Thanh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Anh
28 tháng 2 2017 lúc 15:51

mk kiểm tra rồi

Bình luận (0)
Bảo Bảo
Xem chi tiết
linh nguyễn
21 tháng 12 2017 lúc 18:27

Cấm quân đóng ở trong và xung quanh kinh thành, chịu trách nhiệm canh gác cung điện, phủ quan..., còn gọi là "thiên tử binh"

quân địa phương quân ở các lộ, đạo, dân binh ở hương, động, sách... còn gọi là "lộ quân" hay "sương quân"

Bình luận (1)
dung dungta.edu
11 tháng 10 2019 lúc 8:15

là Quân bảo vệ vua và kinh Thành

Bình luận (0)
Mạnh Nguyễn
27 tháng 10 2020 lúc 21:00

Cấm quân đóng ở trong và xung quanh kinh thành, chịu trách nhiệm canh gác cung điện, phủ quan..., còn gọi là "thiên tử binh"

quân địa phương quân ở các lộ, đạo, dân binh ở hương, động, sách... còn gọi là "lộ quân" hay "sương quân"

Nếu thích thì cho mình một tick!vui

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa