tại sao các nước nở sứ nóng thường không nên làm nhà có nhiều cửa kính
tại sao các nước nở sứ nóng thường không nên làm nhà có nhiều cửa kính
-vì cửa kính ở đêy chiu nhiệt kém lên lếu làm nhà có nhiều cửa kính thì kính sẽ bị vớ hết nên ở sứ thường ko làm nhà có nhiều kính.
chắc vậy đó
Có ba bình hình trụ chỉ khác nhau về chiều cao. Dung tích các bình là 11,21,41, tất cả đều chứa đầy nước. Nước trong các bình được đun nóng bởi thiết bị đun. Công suất thiết bị đun không đủ để nước sôi. Nước ở bình thứ nhất được đốt nóng đến 80 độ C, bình thứ 2 tới 60 độ C. Nước trong bình thứ 3 được đốt nóng tới nhiệt độ nào?Nếu nhiệ độ phòng là 20 độ C.Cho rằng nhiệt lượng tỏa ra môi trường tỷ lệ với hiệu điện thế giữa nước và môi trường xung quanh, tỉ lệ với diện tích tiếp xúc giữa nước và môi trường. Nước trong bình được đốt nóng đề dặn.
Câu hỏi tương tự:
một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1,5 lít nước. tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sô nước trong ấm? biết nhiệt độ ban đầu của nước trong ấm là 20 độ
Tóm tắt:
m1= 400g= 0,4kg
V= 1,5 lít => m2= 1,5kg
t1= 20ºC
t2= 100ºC
Nhiệt lượng cần thiết để ấm nhôm nóng lên là:
Q1= m1*C1*\(\Delta t\)= 0,4*880*(100-20)= 28160(J)
Nhiệt lượng cần thiết để nước nóng lên:
Q2= m2*C2*\(\Delta t\)= 1,5*4200*(100-20)= 504000(J)
Nhiệt lượng để đun sôi ấm nước:
Q= Q1+Q2= 28160+504000= 532160(J)
giải thích sự thay đổi nhiệt năng của miếng đồng khi thả vào cốc nước nóng?
giúp mình nha ^-^
bởi vì cốc nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên khi thả miếng đồng vào, nước nóng sẽ truyền nhiệt cho miếng đồng, thực hiện cân bằng nhiệt nên nhiệt độ của miếng đồng sẽ tăng hay nói cách khác nhiệt năng của miếng đồng sẽ tăng
tại sao nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn?
vì nhiệt độ của vật càng cao thì các phần tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh nên nhiệt năng của vật càng lớn.
một học sinh nói "một giọt nước ở 60C có nhiệt năng lớn hơn nước trong cốc ở nhiệt độ 30C. theo em bạn đó nói đúng hay sai????
Bạn ấy nói sai vì
Vì nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử tạo nên vật vì thế nó còn phụ thuộc vào khối lượng nữa .
Trên bàn có hai cốc đựng 2 lượng nước như nhau nhưng có nhiệt độ khác nhau : 1 cốc nước lạnh và 1 cốc nước nóng.
a)Hỏi cốc nước nào có nhiệt năng lớn hơn?Vì sao?
b)Nếu trộn 2 cốc nước với nhau , nhiệt năng của chúng thay đổi như thế nào?
cốc nước nóng có nhiệt năng lớn hơn vì cốc nước nóng có nhiệt độ cao làm cho động năng của các nguyên tử chuyển động nhanh mà nhiệt năng phụ thuộc vào động năng nên động năng lớn sẽ dẫn đến nhiệt năng lớn
nếu trộn 2 cốc nước với nhau thì nhiệt năng sẽ bằng nhau vì lúc này nhiệt năng từ cốc nước nóng đã truyền qua cho cốc nước lạnh
Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 35 độ C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở 15 độ C . Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190 j/kg*k
Gọi m1 là khối lượng nước sôi cần đổ vào
=> 100 - m1 là khối lượng nước ở 15oC cần đổ vào
Qtỏa = Qthu \(\Leftrightarrow\) \(m_1.c.\Delta t_1=\left(100-m_1\right).c.\Delta t_2\)
\(\Rightarrow\) m1= \(\dfrac{100.\Delta t_2}{\Delta t_1+\Delta t_2}=\dfrac{100.\left(35-15\right)}{\left(100-35\right)+\left(35-15\right)}\)=23,53kg
Thể tích nước sôi cần đổ : 23,53l
Thể tích nước ở 15oC : 100-23,53 = 76,5 l
Vậy phải đổ 23,53 lít nước đang sôi vào 76,5 lít nước ở 15 độ C
Gọi x là khối lượng nước ở 15 0 C và y là khối lượng nước đang sôi .
x + y = 100 kg (1)
Nhiệt lượng y kg nước toả ra là :
\(Q_1=y\cdot4190\cdot\left(100-35\right)\)
Nhiệt lượng x kg nước ở 15 độ C thu vào để nóng lên là :
\(Q_2=x\cdot4190\cdot\left(35-15\right)\)
Theo pt cân bằng nhiệt ta có :
\(x\cdot4190\cdot\left(35-15\right)=y\cdot4190\cdot\left(100-35\right)\) (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được :
\(x\approx76,5\left(kg\right);y\approx23,5\left(kg\right)\)
Vậy phải đổ 23,5 lít nước đang sôi vào 76,5 lít nước ở 15 độ C .
\(\Leftrightarrow x=\dfrac{4190.\left(35-15\right)}{4190.\left(100-15\right)y}\)
\(\Rightarrow x\approx2,35y\)
Từ (1) ta có:
\(y+2,35y=100\)
\(\Leftrightarrow4,35y=100\Rightarrow y=23,5kg\)
\(\Rightarrow x=100-23,5=76,5kg\)
Câu 1: lấy 1 cốc nước đã đầy và 1 thìa muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích vì sao?
Câu 2: 1 viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em đã học?
Câu 3: Thả 1 quả cầu nhôm có khối lượng 0,2kg đã được đun nóng tới 100°C vào 1 cốc nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 27°C. Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880 J/kg.K và nhiệt dung riêng của nước là c2 = 4200 J/kg.K. Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra và khối lượng nước trong cốc là bao nhiêu?
Câu 1 : Khi hòa tan muối vào nước , các phân tử muối có thể xen kẽ vào giữa các phân tử nước làm cho thể tích hỗn hợp nước muối tăng lên không đáng kể nên nước không bị tràn ra .
Câu 2 : Viên đạn đang bay trên cao sẽ có động năng (vì viên đạn có vận tốc so với mặt đất) , thế năng (vì viên đạn có độ cao so với mặt đất) , nhiệt năng (vì các phân tử cấu tạo nên viên đạn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng) .
Câu 1:
Giữa các phân tử nước luôn có khoảng cách nên khi cho muối dần dần vào nước thì các phân tử muối sẽ xen vào chỗ khoảng cách giữa các phân tử nước nên thể tích nước tăng lên không đáng kể do đó nước sẽ không bị tràn ra ngoài.
Câu 2:
- Viên đạn có nhiệt năng do các phân tử cấu tạo nên nó luôn chuyển động không ngừng
- Viên đạn có thế năng do viên đạn có khoảng cách so với mặt đất và có khối lượng
- Viên đạn có động năng do nó có vận tốc và có khối lượng
1: một viên đạn đang bay trên cao. hỏi có những dạng năng lượng nà mà bạn đã học
2:mũi tên đc bắn ra từ cái cung là nhờ cơ năng của cái cung hay cơ năng của mũi tên? đó là dạng cơ năng nào ?
3:lấy một cốc nước đã đầy và một thìa muối tinh . cho muối dần vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không trào ra . giải thích vì sao?
[giúp mk tí nhé các bạn ơi mk cần gấp lắm ạ]
1:một viên đan đang bay trên cao có cả động năng (vì nó đang di chuyển và có khả năng thực hiện được công), và thế năng trọng trường (vì viên đạn cũng có trọng lực).
2:Mũi tên được bắn ra từ cái cung là nhờ cơ năng của cái cũng. Đó là dạng thế năng đàn hồi.
3: Vì giữa các phân tử nước và các phân tử muối đều có khoảng cách, nên các phân tử muối và nước sẽ len lõi vào các khoảng cách đó, do đó thể tích của hỗn hợp nước và muối sẽ không đổi so với thể tích nước ban đầu nên nước không bị trào ra.
(đúng thì tick nha! )