Bài 21. Đột biến gen

Nguyễn Thị Diệu Linh
Xem chi tiết
Hướng dương
11 tháng 3 2021 lúc 21:17

Sau GP , các loại gt sinh ra là : AaB và b hoặc Aab và B (1)

Các loại gt bình thường : AB ; Ab ; aB ;ab (2)

(1) x (2) => các hợp tử tạo ra : AAaBB ; ABb ; AAaBb ; ABB ; AAaBb ; Abb; AAabb ; ABb ; AaaBb ; abb ; AaaBb ; aBB ; AaaBb ; abb; Aaabb; aBb 

 

Bình luận (0)
Lê Bảo Anh
Xem chi tiết
︵✰Ah
25 tháng 1 2021 lúc 20:07

 - Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một gen hay nhiều gen quy định).

 - Người ta dùng phương pháp đó để nghiên cứu sự di truyền một số tính trạng ở người vì người sinh sản muộn và đẻ ít con. Vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, cho hiệu quả cao.

 - Ví dụ:

      + Nghiên cứu phả hệ cho biết bệnh máu khó đông liên quan tới giới tính.

      + Hay các tính trạng da đen, mắt nâu, môi dày, răng vẩu, lông mi dài, mũi cong là các tính trạng trội; da trắng, mắt đen, môi mỏng, răng đều, lông mi ngắn, mũi thẳng là các tính trạng lặn.

Bình luận (0)
SukhoiSu-35
25 tháng 1 2021 lúc 20:08

Phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát) được gọi là phương pháp nghiên cứu phả hệ.

 Khi để nghiên cứu di truyền người, các nhà nghiên cứu phải dùng phương pháp này vì:

- Người sinh sản chậm và đẻ ít con.

- Vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến.

- Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng cho hiệu quả cao.

Ví dụ: Nghiên cứu một số bệnh di truyền như bệnh mù màu, bệnh máu khó đông... qua các thể hệ để xác định được bệnh mù màu, máu khó đông là bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định.

 

Bình luận (0)
Trịnh Long
25 tháng 1 2021 lúc 20:08

 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

 

Lời giải chi tiết

 

Phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát) được gọi là phương pháp nghiên cứu phả hệ.

 

 Khi để nghiên cứu di truyền người, các nhà nghiên cứu phải dùng phương pháp này vì:

 

- Người sinh sản chậm và đẻ ít con.

 

- Vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến.

 

- Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng cho hiệu quả cao.

 

Ví dụ: Nghiên cứu một số bệnh di truyền như bệnh mù màu, bệnh máu khó đông... qua các thể hệ để xác định được bệnh mù màu, máu khó đông là bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định.

Bình luận (2)
Xuân Hoà
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
10 tháng 1 2021 lúc 16:56

Câu 1:

Nguyên nhân gây ra hội chứng Đao:Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể này vẫn chưa được xác định cụ thể ở từng người. Tuy nhiên, thống kê thấy rằng những bà mẹ lớn tuổi hoặc những bà mẹ có số lần sinh nở nhiều là đối tượng có nguy cơ cao sinh con mắc bệnh Down.

Ở trẻ em, Tình trạng này là do một trong các nhiễm sắc thể ko phân tách đúng cách.

Nguyên nhân gây ra bênh Tớc- nơ:Hội chứng Turner là một rối loạn di truyền có liên quan đến khiếm khuyết trong nhiễm sắc thể.

Câu 2:

Quan niệm cho rằng người mẹ quyết ddingj việc sinh con gái hay trai là sai. Vì:

Ở nam: sinh ra hai loại giao tử đực (tinh trùng) là tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y.

Ở nữ: chỉ sinh ra một loại giao tử cái (trứng) mang NST X.

Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng:

+ Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái.

+ Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY, phát triển thành cơ thể con trai.

- Vậy sinh con trai hay con gái là do đàn ông.

Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ là hoàn toàn không đúng.

 Câu 3: 

mArn đa dạng nhất trong tế bào nhân thực vì tế bào có rất nhiều gen mã hóa protein. Mỗi loại mARN mang thông tin quy định 1 chuỗi polipetit. - rARN chiếm tỉ lệ nhiều nhất vì trong tế bào nhân thực, gen mã hóa rARN thường được lặp lại rất nhiều lần. Số lượng riboxom trong tế bào rất lớn và các riboxom được dùng để tổng hợp tất cả các loại protein của tế bào.

Bình luận (0)
Lương Phương Thảo
Xem chi tiết
@Anh so sad
2 tháng 1 2021 lúc 21:05

- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình, thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

- Chúng có ý nghĩa với chăn nuôi, trồng trọt vì trong thực tế có những đột biến gen có lợi cho con người. Chẳng hạn:

+ Đột biến tự nhiên cừu chân ngắn ở Anh, làm cho chúng không nhảy được qua hàng rào để vào phá vườn.

+ Đột biến tăng khả năng thích ứng đôì với điều kiện đất đai và đột biến làm mất tính cảm quang chu kì phát sinh ở giông lúa Tám thơm Hải Hậu dã giúp các nhà chọn giống tạo ra giống lúa Tám thơm đột biến trồng được 2 vụ/năm, trên nhiều điều kiện đất đai, kể cả vùng đất trung du và miền núi.

Bình luận (1)
Lương Phương Thảo
Xem chi tiết
Mai Hiền
4 tháng 1 2021 lúc 11:08

a.

Gen chưa đột biến

N = 2100 nu

X = G = 20% . 2100 = 420 nu

A = T = 2100 : 2 - 420 = 630 nu

b.

Gen đột biến:

N = 2099 nu

X = G = 419 nu

A = T = 630 nu

c.

Khối lượng gen trước khi đột biến: 2100 . 300 = 630 000 đvC

Khối lượng gen sau khi đột biến: 2099 . 300 = 629 700 đvC

d.

Số liên kết hidro trước khi đột biến: 2 . 630 + 3 . 420 = 2520

Số liên kết hidro sau khi đột biến: 2 . 630 + 3 . 419 = 2517

Bình luận (0)
Trần Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Khang Diệp Lục
29 tháng 12 2020 lúc 20:53

Theo NTBS ta có:

T=A=750(nu)

G=X=\(\dfrac{3000-750.2}{2}=750\left(nu\right)\)

Số chu kì xoắn của gen là:

3000:2=150(vòng)

Chiều dài là:

150.34=5100(Å)

Khối lượng là:

150.300=45000(đvC)

Bình luận (0)
NPHUC
Xem chi tiết
Mai Hiền
28 tháng 12 2020 lúc 13:36

Đột biến gen có thể gây ra biến đổi ở kiểu hình vì:

+ Nếu đột biến tạo thành alen trội -> Kiểu gen AA hay Aa đều biểu hiện thành kiểu hình 

+ Nếu đột biến tạo thành alen lặn -> Kiểu gen Aa không biểu hiện thành kiểu hình. Nhưng kiểu gen aa biểu hiện thành kiểu hình

Bình luận (0)
Huong Dieu
Xem chi tiết
Mai Hiền
28 tháng 12 2020 lúc 14:22

Câu 1:

ĐB gen có hại cho bản thân sinh vật vì:

- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình, thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.

 Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen:

- Chúng có ý nghĩa với chăn nuôi, trồng trọt vì đột biến gen làm xuất hiện các biến dị di truyền, làm nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống.

- Đa số các đột biến là gen lặn và có hại nhưng chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp. Qua quá trình giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp thì một gen có hại cũng có thể có lợi. Trong thực tế người ta thường gặp những đột biến có lợi cho bản thân sinh vật và cho con người.

Ví dụ: Đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa…

 

Bình luận (1)
Mai Hiền
28 tháng 12 2020 lúc 14:29

Câu 2:

Khi sống trên nước: cuống lá phồng to, ở trong có chưa khí O2 giúp bèo trôi nổi trên mặt nước

Khi sống trên cạn: cuống lá không có khí mà tiếp tục phát triển dài ra để nhận ánh sáng

Bình luận (1)
Chi Nguyễn
Xem chi tiết
Đức Hội
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
27 tháng 12 2020 lúc 7:59

Vì Protein của gà và protein của bò khác nhau. (Trình tự sắp xếp, số lượng và thành phần các axit amin trong chuỗi Protein của bò và gà khác nhau => protein khác nhau => Thể hiện tính trạng khác nhau)

Bình luận (0)