Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

Nguyễn Ngọc Trí
Xem chi tiết
Hoàng Mạnh Thông
25 tháng 2 2018 lúc 9:17

Kinh tế:

a. Nông nghiệp

- Trong bối cảnh đất nước vừa ra khỏi ách thống trị của nhà Minh, làng xóm tiêu điều, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân khốn khổ, vua Lê Thái Tổ đã thực hiện nhiều chính sách để phục hồi và phát triển sản xuất:

+ Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, đồng thời kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng .

+ Đặt cơ quan chuyên trách nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ; chia ruộng đất theo phép quân điền.

- Cấm giết trâu bò, cấm điều động dân phu trong mùa gặt, cấy.

=> Nông nghiệp phục hồi và phát triển

b. Công thương nghiệp

- Nghề thủ công truyền thống phát triển như kéo tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, rèn sắt, nhiều làng thủ công ra đời . Thăng Long là nơi tập trung nhiều nhất các ngành nghề thủ công .

+ Các làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng: gốm Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương); đúc đồng ở Đại Bái (Bắc Ninh); rèn sắt ở Vân Chàng (Nam Định).

Quân sự:

- Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chính sách "Ngụ binh ư nông".

- Quân đội gồm 2 bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở địa phương.

- Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới được canh phòng bảo vệ, không để giặc xâm chiếm.

Giáo dục:

Nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục , đào tạo nhân tài thể hiện ở việc:

+ Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long; mở trường các lộ; mọi người đều có thể học và đi thi .

+ Tuyển chọn người có tài, có đạo đức để làm thầy giáo

Văn học:

*Văn thơ chữ Hán: phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế

+ Nguyễn Trãi có Quân Trung Từ Mệnh Tập; Bình Ngô Đại Cáo

+ Lê Thánh Tông với Quỳnh Uyển cửu ca.

*Văn thơ chữ Nôm: cũng giữ một vị trí quan trọng

+ Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi.

+ Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Trí
Xem chi tiết
Nghiêm Hồng Oanh
24 tháng 2 2018 lúc 20:45

Khởi nghĩa Lam Sơn gồm 3 giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh và quân Ai Lao, chịu tổn thất lớn. Các tướng Lam Sơn là Lê Lai và Lê Thạch tử trận. Quân Lam Sơn bấy giờ chỉ có thể thắng những trận nhỏ. Lê Lợi bắt đầu giành thế thượng phong khi ông nghe theo Nguyễn Chích, tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Sau nhiều trận đánh lớn với quân Minh do các tướng Trung Hoa và cộng sự người Việt chỉ huy, quân Lam Sơn giải phóng hầu hết vùng đất từ Thanh Hoá vào Thuận Hóa, siết chặt vòng gây các thành chưa đầu hàng. Cuối cùng, vào năm 1426, Lê Lợi đem đại quân ra Bắc, bao vây quân Minh thành Đông Quan, và đánh tan một lực lượng lớn quân Minh do tổng binh Vương Thông chủ huy trong chiến dịch Tốt Động - Chúc Động. Vương Thông tính giảng hoà, nhưng sau đổi ý và ngầm sai người về xin viện binh. Lê Lợi cắt đứt giảng hoà, sai tướng đánh hạ Điêu Diêu (Bắc Ninh), Tam Giang (Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn và tiếp tục vây Đông Quan.
Cuối năm 1427, Minh Tuyên Tông sai Liễu Thăng đem 10 vạn quân, Mộc Thạnh đem 5 vạn quân tiếp viện Vương Thông. Lê Lợi sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú cùng một số tướng khác đón đánh Liễu Thăng, thắng to trong trận Chi Lăng - Xương Giang, làm tổn thất hàng vạn quân Minh, giết các tướng Liễu Thăng, Lương Minh, Lý Khánh, Thôi Tụ. Mộc Thạnh nghe tin liền tháo chạy, bị Trịnh Khả và Phạm Văn Xảo rượt theo đánh tan. Vương Thông đành giảng hòa và được Lê Lợi cho phép rút quân về nước. Sau chiến thắng, Lê Lợi khôi phục nước Đại Việt, sai văn thần Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc.

Bình luận (0)
Lê Tiến Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Nguyệt
20 tháng 5 2016 lúc 9:27
                  Nhà nước thời Lý Trần   Nhà nước thời Lê Sơ
Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền, vua nắm mọi quyền hành, nhưng không sát bằng thời Lê SơVua là người nắm trực tiếp quyền tổngc chỉ huy quân đội.

 

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
20 tháng 5 2016 lúc 9:28

Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần:
- Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
- Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lẽ Thánh Tông hoàn chinh hom, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

\

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Bé
20 tháng 5 2016 lúc 9:59
- Ở thời Lê Sơ:   + Mọi quyền hành về tay vua bao gồm cả việc chỉ huy quân đội.  + Là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.- Ở thời Lý Trần   + Vua cũng nắm mọi quyền hành tuy nhiên không như thời Lê Sơ.   + Là nhà nước quân chủ quý tộc.
Bình luận (0)
Lê Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
27 tháng 4 2017 lúc 14:09

Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Có nhân tài thì đất nước mới có thể thái bình thịnh trị, có nhân tài thì nhân dân mới có thể an cư lạc ngiệp. Mà hiền tài chỉ có thể đào tạo từ việc dạy học, thi cử lấy cử nhân: Đạo trị nước lấy việc học làm đầu. => Thời Lê Sơ quan tâm đến giáo dụa khoa cử

Bình luận (0)
Vũ Lê Thiên An
Xem chi tiết
Pham Huong Giang
23 tháng 2 2018 lúc 16:44

-Làm đồ gốm: làng Hợp Lễ, Chu Đậu ở Hải Dương; Bát Tràng ở Hà Nội

-Làm đúc đồng: Làng Đại Bái ở Bắc Ninh

-Làm rèn sắt: Làng Vân Chàng ở Nam Định

Chúc bạn hok tốt !!!!

Bình luận (0)
Minh Trần
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
16 tháng 1 2017 lúc 14:37

- Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong xã hội và sống chủ yếu ờ nông thôn, họ có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày cấy thuê cho địa chủ, quan lại và phải nộp tô.
- Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, họ nộp thuế cho nhà nước.
- Nô tì là tầng lớp xã hội thấp kém nhất, số lượng giảm dần. Nhà nước cấm bán mình làm nô tì hoặc bức dân tự do làm nô tì.
- Nhờ sự nỗ lực của nhân dân và chính sách khuyến nóng của nhà nước nên đời sống nhân dân được ổn định, dân số ngày càng tăng, nhiều làng mới được thành lập. Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Bình luận (0)
Lương Tuấn ANh
13 tháng 5 2017 lúc 17:37

...

Bình luận (0)
Descendants “Trúc Trần”...
Xem chi tiết
Nghi Uyen
22 tháng 2 2017 lúc 15:24

13 đạo thừa tuyên là:

Thanh Hóa; Nghệ An; Thuận Hóa; Thiên Trường; Nam Sách; Quốc Oai; Bắc Giang; An Bang; Hưng Hóa; Tuyên Quang; Lạng Sơn; Thái Nguyên; Quảng Nam và một phủ Trung Đô ( Thăng Long)

CHÚC BẠN HỌC TỐT banhqua

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
24 tháng 2 2017 lúc 9:20

Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, thiên TRường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hóa, tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, quảng Nam và Phủ Trung Đô ở Thăng long( Hà nội)

Bình luận (1)
Le Thi Viet Chinh
Xem chi tiết
Phạm Đức Minh
7 tháng 2 2017 lúc 20:18

Nguyễn Trãi (1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai , quê ở thôn Chi Ngại, phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ, nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh đầu hàng từ trước đó viết thư khuyên ông ra hàng, ông làm theo. Sau khi nước Đại Ngu rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộckhởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh.

Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.

Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14anh hùng dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Phạm Đức Minh
7 tháng 2 2017 lúc 20:18

Ông là vừa là 1 danh nhân văn hóa mà còn là anh hùng dân tộc

Bình luận (0)
Hà Nguyễn Khánh
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
21 tháng 2 2018 lúc 21:11

1) nghĩa quân đã “chuyển quân vào Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông, rồi dựa vào đấy mà quay ra đánh lấy Đông Đô”

2)Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

*Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện. Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉhuy kéo vào thành Đông Quan

3)

Nguyên nhân: + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Ý nghĩa: + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Ý nghĩa lịch sử: + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. + Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ. 3)

Giáo dục thời Lê Sơ phát triển, vì:

-Nhà Lê luôn đề cao vai trò của giáo dục trong hình thức và hành động. Giáo dục tri thức phải đi đôi với giáo dục đạo đức.

-Nhà Lê luôn thay đổi và sáng tạo sao cho phù hợp với thực tế xã hội và khả năng người học, nhằm khơi gợi tính chủ động của người học.

-Thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện thi cử nghiêm túc nhằm chọn được người tài. Tuy nhiên hạn chế những quy định khắt khe, không cần thiết trong hoạt động dạy học để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện.

-Khi nghiên cứu luôn đề ra những yêu cầu cho giáo dục phải gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể.

-Việc xác định mục tiêu giáo dục phải phù hợp với thực tế và kết hợp hài hòa lợi ích.

-Nội dung giáo dục phải kết hợp hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn, mang tính cập nhật.

-Có những chính sách đãi ngộ học tập.

-Xây dựng, đa dạng hóa các loại hình nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập mọi tầng lớp nhân dân. Tránh tình trạng phân biệt giáo dục đẳng cấp, hướng đến nền giáo dục bình đẳng.

-Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động được sự đóng góp của toàn xã hội cho giáo dục. Đồng thời kịp phát hiện, ngăn chặn, xử lí các tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

5)

a. Giống nhau:

- Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan đại thần.

- Cấm giết mổ trâu, bò

b. Khác nhau:

Thời Lý- Trần

- Bảo vệ quyền lợi tư hữu

- Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ

Thời Lê Sơ

- Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế
- Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
- Hạn chế phát triển nô tì
- Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ luật Hồng Đức

Bình luận (0)
Phạm Thị Bích Ngân
22 tháng 2 2018 lúc 12:20

1.Nghĩa quân Lam Sơn quyết định tiến vào Nghệ An vì:đó là nơi đất rộng, người đông và cũng rất hiểm yếu, để dựa vào đó quay ra đánh Đông Đô

2.Diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động:

- Tháng 10-1426, Vương Thông chỉ huy 5 vạn viện binh kéo về Đông Quan

- Ngày 7-11-1426, quân Minh tiến về Cao Bộ

- Ta đặt phục kích ở Tốt Động-Chúc Động tiêu diệt 5 vạn tên, bắt sống trên 1 vạn tên

- Thừa thắng ta vây hãm thành Đông Quan giải phóng nhiều châu, huyện

Bình luận (0)
Phạm Thị Bích Ngân
22 tháng 2 2018 lúc 12:24

3. Nguyên nhân thắng lợi:

- Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất và tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân ta

- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

Bình luận (0)
Đặng Đình Đức
14 tháng 9 2018 lúc 18:31

trong sách

Bình luận (0)
thien
3 tháng 12 2018 lúc 19:27

Bách tán[1] (danh pháp khoa học: Araucariaceae) là một họ rất cổ trong số các nhóm thực vật quả nón. Họ này đạt tới sự đa dạng lớn nhất trong kỷ Jura và kỷ Phấn trắng, khi mà chúng có mặt gần như khắp mọi nơi trên toàn thế giới, nhưng chủ yếu là trên siêu lục địa Gondwana. Chúng có lẽ là một trong những nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài khủng long. Vào cuối kỷ Phấn trắng, khi khủng long bị tuyệt chủng thì điều tương tự cũng diễn ra với họ Araucariaceae ở Bắc bán cầu. Phấn của họ Araucariaceae bao gồm tới 40 tế bào sinh dưỡng, thay vì chỉ là 2 (phần lớn các họ khác trong bộ Thông), 4 ở họ Thông hay 10 ở họ Kim giao.

Ngày nay, họ này còn 3 chi với khoảng 41 loài, bao gồm Agathis, AraucariaWollemia, tất cả đều là hậu duệ của hệ thực vật Nam Cực và phân bổ chủ yếu tại Nam bán cầu. Sự đa dạng lớn nhất ngày nay của họ này nằm ở New Caledonia (18 loài), với các loài khác có mặt tại miền nam Nam Mỹ, New Zealand, Australia và Malesia. Tại khu vực Malesia thì chi Agathis còn kéo dài thêm một khoảng ngắn lên tới Bắc bán cầu, đạt tới vĩ độ 18° bắc ở Philippines. Tất cả các loài đều là cây thân gỗ với lá thường xanh, thông thường với một thân cây to mập và các cành mọc thành vòng xoắn cách đều. Một số loài là các cây cảnh rất phổ biến trong các khu vườn thuộc khu vực cận nhiệt đới, và một số loài là các loại cây lấy gỗ quan trọng, với gỗ có chất lượng cao. Một số loài có hạt có thể ăn được tương tự như các loại hạt thông và một số loài khác sản sinh ra nhựa và hổ phách có giá trị. Trong các cánh rừng mà chúng có mặt thì chúng là các loài cây vượt cao hơn cả, thông thường là các loài to lớn nhất. Cao lớn nhất là Araucaria hunsteinii, được thông báo là cao tới 89 m tại New Guinea, với một số loài khác cao tới 50–65 m.

Gỗ hóa đá của rừng hóa đá nổi tiếng ở phía đông Holbrook, Arizona là các hóa thạch của các loài trong họ Araucariaceae. Trong thời kỳ Thượng (Hậu) Trias thì khu vực này có khí hậu ẩm ướt và ôn hòa. Các cây đã bị cuốn đi từ nơi chúng mọc trong các trận lũ lụt theo mùa và tích tụ trên các bãi đất lầy vùng châu thổ đầy cát, tại đây chúng bị vùi lấp bởi phù sa và các lớp tro núi lửa theo chu kỳ và gỗ đã bị khoáng hóa. Các cây hóa thạch chủ yếu thuộc về 3 loài trong họ Araucariaceae, phổ biến nhất là Araucarioxylon arizonicum. Một số đoạn của thân cây đại diện cho các cây to lớn cho thấy chúng có thể cao trên 50 m khi còn sống.

Bình luận (0)