Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

Mai Vũ Ngọc
5 tháng 3 2017 lúc 20:10
Nội dung Lý-Trần Lê Sơ
Bộ máy nhà nc trung ương Vua nắm giữ toàn bộ quyền, tuy nhiên chưa cao tới mức chuyên chế. Được xây dựng trên trên nguyên tắc “liên kết dòng họ”

Nói chung là hoàn chỉnh hơn chặt chẽ hơn thời lý trần.Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc, kể cả quyền của tể tướng, tổng chỉ huy quân đội và sáu bộ
Các đơn vị hành chính ở địa phương Dưới thời Lý, chính quyền địa phương bao gồm 3 cấp, nhìn chung dưới thời Lý, các cấp cơ sở chưa thực sự được quan tâm, đốc thúc. Đến thời Trần, bộ máy chính quyền địa phương đã có một số thay đổi, tách nhập giữa các cấp, điều đó phản ánh nhà nước thời này đã đặc biệt quan tâm, trực tiếp với tay quản lý đến cấp cơ sở Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ
Cách đào tạo tuyển chọn, bổ sung quan lại Thi cử, tuy nhiên lại rất ít, khi nào cần mới thi để tuyển chọn người Thi cử, nhưng lại thường xuyên, 3 năm 1 lần
Pháp luật Ban hành bộ luật Hình thư, quy định chặt chẽ việc bảo vệ vua, quý tộc tài sản nhà nc, nhân dân Ban hành bộ luật Quốc Triều hình luật, thêm 1 số quyền lợi của người phụ nữ, hạn chế nghiêm ngặt việc tự bán mình làm nô tì.

Bình luận (0)
Thị Huyền Trang Nguyễn
Xem chi tiết
Pham Huong Giang
23 tháng 2 2018 lúc 16:51

-Làm đồ gốm: Làng Hợp Lễ, Chu Đậu ở Hải Dương ; Bát Tràng ở Hà Nội

-Đúc đồng: Làng Đại Bái ở Bắc Ninh

-Rèn sắt:Làng Vân Chàng ở Nam Định

-Nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất: Thăng Long

Chúc bạn hok tốt !!!!

Bình luận (0)
tuấn
Xem chi tiết
Thanh Nga
16 tháng 3 2018 lúc 21:47

Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần:
- Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
- Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lẽ Thánh Tông hoàn chinh hom, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

Chúc bn hok tốt!
Bình luận (2)
Phạm Linh Phương
16 tháng 3 2018 lúc 21:48

*Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.

*Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần:
- Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
- Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lẽ Thánh Tông hoàn chinh hom, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

Bình luận (0)
Trần Thị Bích Trâm
16 tháng 3 2018 lúc 21:48
- Ở thời Lê Sơ: + Mọi quyền hành về tay vua bao gồm cả việc chỉ huy quân đội. + Là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế. - Ở thời Lý Trần + Vua cũng nắm mọi quyền hành tuy nhiên không như thời Lê Sơ. + Là nhà nước quân chủ quý tộc.
Bình luận (1)
Công chúa ánh sáng
Xem chi tiết
Lê Hiếu
6 tháng 1 2017 lúc 22:00

Tiểu sử: Ngô Sĩ Liên là người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức (nay là thôn Chúc Lý, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).Ngô Sĩ Liên tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá sớm, cùng với Nguyễn Nhữ Soạn (em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi) giữ chức vụ thư ký trong nghĩa quân, nhiều lần được Lê Lợi cử đi giao thiệp với quân nhà Minh trong những thời kỳ đôi bên tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng.

Tháng 3 năm 1442, triều đình tổ chức thi hội cho sĩ nhân trong nước. Nguyễn Trực, Nguyễn Nhữ Đổ, Lương Như Hộc 3 người đỗ tiến sĩ cập đệ; Trần Văn Huy 7 người đỗ tiến sĩ xuất thân; Ngô Sĩ Liên 23 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. Sai soạn văn bia, dựng bia ghi tên các tiến sĩ. Bia tiến sĩ bắt đầu có từ đây.

Sau khi thi đỗ, Ngô Sĩ Liên đã từng giữ các chức Phó Đô ngự sử dưới triều Lê Nhân Tông, Lê Nghi Dân và Lê Thánh Tông, Lễ bộ Hữu thị lang, Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám Tư nghiệp kiểm Sử quan tu soạn dưới triều Lê Thánh Tông.

Đóng góp:

Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua, được bắt đầu biên soạn vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) đời Lê Thánh Tông. Bộ sử gồm 15 quyển, chia thành hai phần:

Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938). Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).

Bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư cũng do Ngô Sĩ Liên viết, có đoạn nêu rõ:

"Trộm nghĩ: may gặp buổi thịnh trị, tự thẹn không chút báo đền, nên không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây, sửa sang lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, gồm một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư. Trong bộ sách này, về sự việc, có việc nào trước kia quên sót thì bổ sung vào; về thể lệ có lệ nào chưa thật đúng thì chỉnh lý lại; về văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi thay đi; thảng hoặc có việc nào hay việc nào dở có thể làm gương khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê kệch ở dưới... Tuy những lời khen chê ấy chưa có thể làm công luận cho muôn đời về sau nhưng may ra cũng có thể giúp ích phần nào cho việc tra cứu tìm hiểu...".

Những mẩu chuyện về Ngô Sĩ Liên: Đại Việt sử ký toàn thư, Sử Mã (Sử ký của Tư Mã Thiên), Lâm kinh (Kinh Xuân Thu do Khổng Tử san định)

Bình luận (0)
duyên
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
27 tháng 2 2017 lúc 19:32

a. Văn học : có nội dung yêu nước, thể hiên niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng

*Văn thơ chữ Hán:

+Nguyễn Trãi có Quân Trung Từ Mệnh Tập ; Bình Ngô Đại Cáo

+Lê Thánh Tông với Quỳnh Uyển cửu ca.

*Văn thơ chữ Nôm :

+ Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi .

+ Hồng Đức Quốc Am thi tập của Lê Thánh Tông .

b. Khoa học :

-Sử học : Đại Việt sử kí ( 10 quyển ) của Lê văn Hưu ;Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Ngô Sĩ Liên , Hòang Triều Quan Chế .

-Địa lý : Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi , An Nam hình thăng đồ …..

-Y học : Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên .

-Tóan học : Đại Thành tóan pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành tóan pháp của Vũ Hữu

c. Nghệ thuật :

-Sân khấu có ca , múa , nhạc, chèo.

-Lương Thế Vinh soạn bộ Hỉ phường phả lục. Nêu nguyên tắc hát múa .

d.Kiến trúc : cung điện Lam Kinh … phong cách đồ sộ , kỹ thuật điêu luyện .

Bình luận (0)
Trần Công Vinh
22 tháng 2 2017 lúc 10:50

Văn học: Nguyễn Trãi Tác phẩm: Quốc âm thi tập

Sử học: Ngô Sĩ Liên tác phẩm: Đại việt sử kí toàn thư

Y học: Phan Phu Tiên tác phẩm: Bản thảo thực vật toát yếu

Toán học: Lương Thế Vinh tác phẩm: Đại thành toán pháp

Địa lí học: Nguyễn Trãi tác phẩm: Dư địa chí

Bình luận (1)
Bình Trần Thị
27 tháng 2 2017 lúc 19:31

MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC

1. Nguyễn Trãi ( 1380- 1442 )

-Nguyễn Trãi là nhà chính trị, nhà quân sự, danh nhân văn hóa thế giới, tác phẩm Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Phú núi Chí Linh, Quốc âm thi tập, Dư địa chí .

-Ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

2. Lê Thánh Tông ( 1442 – 1497 ) :

-Là một hòang đế anh minh,tài giỏi về kinh tế , chính trị, quân sự, nhà văn, nhà thơ .

-Sáng lập hội Tao Đàn , đánh dấu bước phát triển cao văn chương đương thời . Hội Tao Đàn do lê Thánh Tông sáng lập gồm 28 hội viên gọi là “Tao Đàn nhị thập bát tú “; là hội thơ và bình thơ , là câu lạc bộ giải trí của vua và 1 số cận thần

-Thơ văn yêu nước , yêu dân tộc .

-Văn thơ chữ Hán : Quỳnh uyển cửu ca , Châu cơ thắng thưởng .

-Văn thơ chữ Nôm có Hồng Đức Quốc Âm thi tập.

3. Ngô Sĩ Liên ( thế kỷ XV ).

Nhà sử học , giữ chức Hàn Lâm Viện: Đại Việt Sử ký toàn thư ; Lam Sơn Thực lục.

Bình luận (0)
Edogawa Conan
Xem chi tiết
nguyễn thị thúy
18 tháng 1 2018 lúc 18:04

* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông

tik cho mk nha,chúc bn học giỏi

Bình luận (0)
trần châu
5 tháng 2 2017 lúc 15:44

nhận xét: tình hình văn học thời Lê sơ phát triển rất mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu rực rỡ với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: bình ngô đại cáo, quỳnh uyển cửu ca, thập giới cô hồn quốc ngữ văn,.....

Bình luận (0)
quoc anh
Xem chi tiết
Nabi Nabi Mdug
26 tháng 4 2017 lúc 20:07

vì nhà nước quan tâm đến giáo dục và khảo cử, đến việc đào tạo nhân tài lấy giáo dục thi cử để tuyển chọn quan lại

Bình luận (0)
Quyen Chipu
Xem chi tiết
Nguyễn Viết Duy Bảo
9 tháng 2 2018 lúc 20:03

Kinh tế gồm có nông nghiệp và công thương nghiệp:

a) Nông nghiệp:

- Giải quyết vấn đề ruộng đất:

+ Khai khẩn ruộng đất hoang.

+ Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng.

+ Kêu gọi nhân dân trở về quê cũ để làm ăn.

- Thực hiện phép Quân Điền

\(\Rightarrow\)Đời sống nhân dân được cải thiện, nền sản xuất dược khôi phục.

b) Công thương nghiệp:

- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công ở làng xã và kinh đô Thăng Long.

- Các phường thủ công ra đời

- Xuất hiện các công xưởng mới

- Thương nghiệp:

+ Trong nước: chợ phát triển

+ Ngoài nước: hạn chế buôn bán với nước ngoài.

Bình luận (3)
Dịch Dương Thiên Tỉ
10 tháng 2 2018 lúc 18:50

*Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp

+Nông nghiệp

- Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng

- Kêu gọi nhân dân phiêu quê làm ruộng

- Đặt ra một số các chức quan chuyên trách

- Cấm giết trâu, bò để bảo vệ sức kéo

- Thực hiện phép quân điền

=> Khuyến khích và bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nền sản xuất nông nghiệp được phục hồi và phát triển

+ Thủ công nghiệp

- Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân dân như: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng,làm gốm,...ngày càng phát triển, nhiều lang thủ công chuyên nghiệp ra đời

- Các xưởng thủ công nhà nước ( cục bách tác) được mở rộng

+ Thương nghiệp

- Trong nước: Cho được nhà nước khuyến khích lập mới, hop cho

- Ngoài nước: Buôn bán vẫn được duy trì, thuyền bè một số nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu

(Nhớ tick cho mình nha!!!!! Cảm ơnok

Bình luận (0)
phan thị thùy linh
11 tháng 2 2018 lúc 22:12

-Nông nghiệp được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ nhà nước có những biện pháp tích cực để khuyến khích nông nghiệp phát triển:thực hiện phép quân điền;cấm giết trâu ,bò ;khai phá vùng đất ven biển,...

-Thủ công nghiệp phát triển với những nghề thủ công truyền thống , nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời ,nhất là Thăng Long

-Thương nghiệp:chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài

->Nhờ những biện pháp tích cực tiến bộ của nhà Lê,nhờ tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân,nền kinh tế nhanh chong được phục hồi và phát triển,đời sống nhân dân các tầng lớp được cải thiện , xã hội ổn định->đó là biểu hiện sự thịnh trị của thời Lê sơ

Bình luận (0)
Pé Con
Xem chi tiết
Đăng chu quang
7 tháng 3 2017 lúc 16:24

Giáo dục thời Lê Sơ phát triển, vì:

-Nhà Lê luôn đề cao vai trò của giáo dục trong hình thức và hành động. Giáo dục tri thức phải đi đôi với giáo dục đạo đức.

-Nhà Lê luôn thay đổi và sáng tạo sao cho phù hợp với thực tế xã hội và khả năng người học, nhằm khơi gợi tính chủ động của người học.

-Thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện thi cử nghiêm túc nhằm chọn được người tài. Tuy nhiên hạn chế những quy định khắt khe, không cần thiết trong hoạt động dạy học để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện.

-Khi nghiên cứu luôn đề ra những yêu cầu cho giáo dục phải gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể.

-Việc xác định mục tiêu giáo dục phải phù hợp với thực tế và kết hợp hài hòa lợi ích.

-Nội dung giáo dục phải kết hợp hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn, mang tính cập nhật.

-Có những chính sách đãi ngộ học tập.

-Xây dựng, đa dạng hóa các loại hình nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập mọi tầng lớp nhân dân. Tránh tình trạng phân biệt giáo dục đẳng cấp, hướng đến nền giáo dục bình đẳng.

-Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động được sự đóng góp của toàn xã hội cho giáo dục. Đồng thời kịp phát hiện, ngăn chặn, xử lí các tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

Chúc bạn học tốt!!!hahahahahaha

Bình luận (4)
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
17 tháng 1 2017 lúc 16:45

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

- Tổ chức chính quyền.

+ Bộ máy cai trị ở trung ương: vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại gồm hai ban văn, võ; các con vua được phong vương và trấn giữ các nơi quan trọng.

+ Cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu.

+ Xây dựng quân đội (10 đạo và hai bộ phận cấm quân và quân địa phương.

Bình luận (7)
Bình Trần Thị
17 tháng 1 2017 lúc 18:59

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

Nhận xét

◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương

◦ Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .



Bình luận (1)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
18 tháng 1 2017 lúc 15:02

Kết quả hình ảnh cho Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ

Nhận xét

◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương

◦ Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .

Bình luận (1)