Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

Ngoc Huynh
Xem chi tiết

Đáp án: Giải thích các bước giải: Vì: + Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,… + Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc. ⇒ Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

Bình luận (0)
Trịnh Long
29 tháng 1 2021 lúc 20:06

+ Sử học có các tác phẩm: Đại Việt sử kí, Đại Việt sư kí toàn thư, Lam Sơn thực lục...

 

    + Địa lí có các tác phẩm: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chỉ...

 

    + Y học có: Bản thảo thực vật toát yếu.

 

    + Toán học có: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

Bình luận (0)
Minh Hân Võ Đại
Xem chi tiết
Quang Nhân
27 tháng 1 2021 lúc 19:20

Thừa ty :  phụ trách hành chính, tài chính, dân sự 

Đô ty :  trông coi việc quân, phụ trách các vấn đề về quân sự

Hiến ty : có chức năng xét xử và giám sát các ty trên cũng như giám sát các công việc trong đạo để tâu lên triều đình.

Bình luận (0)
Phương Linh
27 tháng 1 2021 lúc 19:54

Thừa ty : phụ trách hành chính, tài chính, dân sự

Đô ty : trông coi việc quân, phụ trách các vấn đề về quân sự

Hiến ty : có chức năng xét xử và giám sát các ty trên cũng như giám sát các công việc trong đạo để tâu lên triều đình.

Bình luận (0)
XiangLin Linh
Xem chi tiết
︵✰Ah
26 tháng 1 2021 lúc 21:25

* Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

 

Bình luận (3)
Anh Thien
Xem chi tiết

Bình luận (0)
Tạ Minh Trí
Xem chi tiết
Quang Nhân
26 tháng 1 2021 lúc 19:27

Em hãy trình bày và vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ. | Lịch sử lớp 7

Bình luận (0)
Phạm Nhi
Xem chi tiết
Phong Thần
26 tháng 1 2021 lúc 17:14
Quân đội được chia làm hai bộ phận chính là quân triều đình và quân ở địa phương.Quân đội thời Lê Sơ được chia ra thành các binh chủng riêng biệt, bao gồm: Bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.Vũ khí của quân đội thời này là sử dụng đao kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận để rèn luyển và củng cố đội quân. Đối với những đội quân mạnh sẽ được bố trí ở những vùng biên giới để bảo vệ lãnh thổ đất nước.
Bình luận (0)
Phạm Nhi
Xem chi tiết
Phong Thần
26 tháng 1 2021 lúc 17:31

Chủ trương:

-Quyết tâm củng cố quân đội, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, biên giới bảo vệ Tổ quốc

-Đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối vs mọi người dân, trừng trị thích đáng những kẻ bán nc

Bình luận (0)
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
25 tháng 1 2021 lúc 11:21

   - Xã hội thời Lê sơ có các giai cấp, tầng lớp: vua quan phong kiến, địa chủ, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì.

    - Giai cấp nông dân chiếm đa số. Họ sống chủ yếu ở nông thôn, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

Các giai cấp và tầng lớp được phân hóa rõ ràng, cho thấy sự bóc lột với tầng lớp nông dân.

Bình luận (0)
Phương Dung
23 tháng 1 2021 lúc 11:05

1 - Kinh tế:

* Nông nghiệp

- Nhà Lê có nhiều chính sách để khôi phục sản xuất

- Tăng cường pháp luật bảo vệ nông nghiệp

-> Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển

* Thủ công nghiệp:

- Nhiều nghề thủ công truyền thống trong nhân dân phát triển mạnh

=> Xuất hiện nhiều làng nghề, phường nghề

- Thủ công nhà nước: Có nhiều xưởng đúc tiền, vũ khí, khai mỏ

* Thương nghiệp

- Nhà vua khuyến khích việc lập chợ mới, quy định việc họp chợ

- Duy trì buôn bán với nước ngoài

2 - Pháp luật

- Ban hành bộ quốc triều hình luật

* Nội dung:

+ Bảo vệ giai cấp thống trị

+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia

+ Khuyến khích phát triển kinh tế - văn hoá

+ Bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ

3 - * Giáo dục

- Vua Lê cho xây dựng nhiều trường học

- Mở nhiều khoa thi

- Chọn người có tài, có đức làm thầy giáo

- Nội dung chủ yếu là sách của đạo nho

* Thi cử

- Tổ chức 3 kì thi: Thi hương -> thi hội -> thi đình

=> Giáo dục, thi cử nhà Lê sơ rất phát triển

4 - Văn học - nghệ thuật:

* Văn học

- Văn học chữ Hán và chữ Nôm có nhiều tác phẩm có giá trị

- Nội dung phản ánh lòng yêu nước, tự hào dân tộc

- Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

* Nghệ thuật:

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

5 - Khoa học

- Sự học có tác phẩm Đại Việt sử kí ( 10 quyển ), Đại Việt Sử Kí Toàn Thư ( 15 quyển ), Lam Sơn Thực Lục,...

- Địa lí học có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

 

Bình luận (0)
đẹp trai
Xem chi tiết
︵✰Ah
17 tháng 1 2021 lúc 19:48

Vì người làm nghề ca hát đó nếu được đi học thì họ sẽ đi học và sẽ truyền dòng nhạc của mình vào lớp học, thầy giáo như thế làm "ô uế" trường học, gây "dâm tục", không văn hóa (vì triều đình từ khi áp dụng nhạc cung đình của Lương Đăng vào thì vua bảo bỏ dòng nhạc này đi vì cho rằng khi nghe dòng nhạc này, người ta sẽ bị mê muội đi, có hành động không đúng đắn với chính quyền, nhân dân) gây tổn hại đến văn hóa Việt Nam vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo (thời Lê thánh tông).

Bình luận (0)
Quang Nhân
17 tháng 1 2021 lúc 20:54

Theo quan điểm Nho giáo, những người làm nghề hát xướng bị coi là dạng lười biếng chỉ rong chơi ca hát, đánh khinh không được xếp vào loại công dân hữu ích, bị xem là “xướng ca vô loài”. Đây là những thiệt thòi rất lớn đối với những người xuất thân từ con nhà hát xướng cũng là tổn thất cho nền kinh trị đường thời.

Bình luận (0)