Bài 20 : Hơi nước trong không khí - Mưa

Hoàng Công Minh
Xem chi tiết
Hồ Thảo Anh
3 tháng 5 2018 lúc 21:46

Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nhưng nó cũng có giới hạn.
⟹ Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước nhât định thì ta sẽ nói là không khí đã bão hoà hơi nước.

Bình luận (0)
jenny uyên
Xem chi tiết
Hồ Thảo Anh
3 tháng 5 2018 lúc 21:47

Cách tính nhiệt độ: Đặt nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m.

- Nhiệt độ trung bình tháng: (N1 + N2 + ... + N30) / 30

(Lấy nhiệt độ từng ngày trong tháng cộng lại rồi chia cho số ngày có trong tháng )

- Nhiệt độ trung bình năm: (T1 + T2 + T3 + ... + T12) /12

Cách tính lượng mưa trung bình:

- Lượng mưa trong tháng bằng tổng lượng mưa các ngày trong tháng.

- Lượng mưa trong năm bằng cộng toàn bộ lượng mưa trong 12 tháng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Diệu Liên
Xem chi tiết
Hoàng Hạnh Nguyễn
25 tháng 3 2017 lúc 20:19

Quá trình hình thành mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hat nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.

Bình luận (0)
Nhật Linh
25 tháng 3 2017 lúc 20:31

Hiện tượng không khí bốc hơi bay lên cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm xuống.
Gặp điều kiện thuận lợi ( gặp lạnh) thì hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti. Các hạt nhỏ vẫn tiếp tục bay lên cao , chúng tiếp tục va vào nhau nên sẽ ngưng tụ thành hạt nước to, các hạt nước trĩu nặng rơi xuống mặt đất tạo thành mưa

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
26 tháng 3 2017 lúc 0:43

1. Điều kiện ngưng tụ của hơi nước : Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.

Bình luận (0)
Hồ Võ Bảo Anh
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Trâm Anh
1 tháng 7 2018 lúc 19:00

Ngưng tụ là quá trình thay đổi trạng thái vật chất từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng, và là quá trình ngược của bay hơi. Từ này chủ yếu mô tả chu kỳ trạng thái của nước.[1] Nó cũng có thể được sử dụng để mô tả quá trình chuyển từ hơi nước sang nước lỏng khi tiếp xúc với một bề mặt rắn, bề mặt lỏng hoặc các hạt nhân ngưng tụ mây trong bản thân khí quyển Trái Đất. Khi quá trình chuyển đổi xảy ra trực tiếp từ trạng thái khí đến trạng thái rắn, sự thay đổi này được gọi là sự lắng đọng, là quá trình ngược của thăng hoa.

Bình luận (0)
Hồ Võ Bảo Anh
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
3 tháng 5 2018 lúc 16:59

Hơi nước trong không khí do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, hồ, ao, sông ngòi...Một phần hơi nước do động thực vật thải ra, kể cả con người. Tuy nhiên, nguồn chính cung cấp hơi nước cho khí quyển vẫn là nước trong các biển và đại dương.

Chúc em học tốt!

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Thuỳ Dương
6 tháng 5 2018 lúc 20:04

Câu hỏi:

Hơi nước trong không khí do đâu mà có?

Trả lời:

Do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, hồ, ao, sông, suối...

Bình luận (0)
Nguyễn Chơn Nhân
Xem chi tiết
Đỗ Hàn Thục Nhi
3 tháng 5 2018 lúc 10:40

giải thích sự phân bố lượng mưa ko đều trên bề mặt trái đất

Sự phân bố lượng mưa trên trái đất thường không đều, có nơi mưa rất nhiều, có nơi mưa rất ít. Điều này là do sự chi phố của những nguyên nhân như:
- Địa hình: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít, địa hình song song với hướng gió cũng rất ít mưa ...
- Khí áp:Khí áp hình thành trong lục địa gây ra thời tiết khô hạn, không mưa. khí áp hình thành trên biển chủ yếu là áp tháp thì có mưa , có khi là bão hoặc lốc. ..
- Bề mặt đệm: tại khu vực gân biển thường có lượng ẩm lớn hơn, mưa nhiều hơn khu vực nằm sâu trong lục địa, hoang mạc...
Ngoài ra còn do sự chi phối của các yếu tố khác như: dòng biển nóng, dòng biển lạnh...

Bình luận (2)
Bát Muội
3 tháng 5 2018 lúc 15:18

Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc fan cầu Nam).
Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.

Bình luận (0)
Hồ Thảo Anh
3 tháng 5 2018 lúc 21:52

Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam).
Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.

chuk bn hok tot

Bình luận (0)
Tôn Nữ Uyên
Xem chi tiết
FAIRY TAIL
30 tháng 4 2017 lúc 21:03

* Các dòng bỉển nóng chảy từ vùng có vĩ độ thấp về vụng có vĩ độ cao.

* Các dòng bỉển lạnh chảy từ vùng có vĩ độ cao về vụng có vĩ độ thấp.

* Khí hậu : Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
Dòng lạnh làm giãm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ .

* Lượng mưa:Cùng nằm ven bờ đại dương, nhưng nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa. Nơi có dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.

Bình luận (6)
nhi nguyen ho thao
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Thy
11 tháng 4 2018 lúc 19:15

Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nhưng nó cũng có giới hạn.
⟹ Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước nhât định thì ta sẽ nói là không khí đã bão hoà hơi nước

Bình luận (4)
phương anh Đỗ
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
8 tháng 5 2017 lúc 20:18

- Độ muối là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.
- Độ muối biển và đại dương không giống nhau do độ muối phụ thuộc:
+ Mật độ sông đổ ra biển
+ Độ bốc hơi.

Bình luận (0)
Phạm Thị Thạch Thảo
15 tháng 8 2017 lúc 21:56

- Nước mưa ngấm vào đất chảy ra biển có vị mặn vì đất có chứa vị mặn như hững cơ, axit, khóng,....

- Độ muối là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.
- Độ muối biển và đại dương không giống nhau do độ muối phụ thuộc:
+ Mật độ sông đổ ra biển
+ Độ bốc hơi.

Bình luận (0)
Mai Đức Phong thông minh
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
9 tháng 3 2017 lúc 22:46

- Quan sát lược đồ "Phân bố lượng mưa trên thế giới" ở hình 1, em hãy điền tiếp vào chỗ chấm (...) trong các câu sau:
Các vùng có lượng mưa trên 2000mm

- Ở khu vực .........Đông Nam Á................................... châu ................Á....... khoảng vĩ độ ....\(20^0B\).................. đến vĩ độ ..........\(20^0N\)..................

- Ở khu vực ..................Trung Phi.......................... châu ............Phi........... khoảng vĩ độ ..........\(0^0\)............ đến vĩ độ ...............\(20^0N\).............

- Ở khu vực ..............Nam Mĩ .............................. châu ....................... khoảng vĩ độ ..........\(20^0B\)............ đến vĩ độ .........\(20^0N\)...................

Các vùng có lượng mưa từ 501 - 1000mm

- Ở khu vực ...............Đông Âu............................. châu ........Âu............... khoảng vĩ độ .....\(60^0B\)................. đến vĩ độ ...................\(40^0B\).........

- Ở khu vực ................Bắc Á............................ châu .......Á................ khoảng vĩ độ ............\(40^0B\).......... đến vĩ độ ......\(60^0B\)...................... Các vùng có lượng mưa dưới 200mm - Ở khu vực ....................Trung Á........................ châu .....Á.................. khoảng vĩ độ ........\(40^0B\).............. đến vĩ độ ....\(60^0B\)........................ - Ở khu vực ..................Bắc Phi.......................... châu ....Phi................... khoảng vĩ độ .......\(20^0B\)............... đến vĩ độ .....\(40^0B\)....................... - Ở khu vực .....................Tây Á....................... châu ............Á........... khoảng vĩ độ ......\(20^0B\)................ đến vĩ độ .\(40^0B\)...........................
Bình luận (1)
Mai Đức Phong thông minh
9 tháng 3 2017 lúc 22:44

bài này ở sách bài tập á

trang 29

Bình luận (0)