Bài 20. Cân bằng nội môi

Linh Kt
Xem chi tiết
Chuc Riel
17 tháng 11 2017 lúc 10:12

Vì dạ dày trâu có 4 ngăn (dạ cỏ ---> dạ tổ ong ---> dạ lá sách ---> dạ múi khế) nên quá trình tiêu hóa diễn ra như sau:

Thức ăn sau khi được trâu bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ, dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn, có các vi sinh vật cộng sinh tiết emzim xenlulaza giúp trâu bò tiêu hóa xenlulozo và các chất khác. Thức ăn sau khi được lên men và làm mềm sẽ được chuyển qua dạ tổ ong (cùng với một lượng lớn vi sinh vật), sau khi trâu bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ lại. Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước. Thức ăn sau khi đã hấp thụ bớt nước sẽ được chuyển qua dạ múi khế, dạ múi khế đóng vai trò như sạ dày thật sự, có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh vật => thức ăn được tiêu hóa hóa học, sinh học và cơ học. Vai trò của vi sinh vật cộng sinh đối với động vật nhai lại (trâu, bò): Tiết enzim tiêu hóa xenlulozo và các chất khác. Là nguồn protein bổ sung quan trọng cho động vật ăn cỏ (phân tích hóa học cho thấy 90% thành phần của vi sinh vật là protein).
Bình luận (0)
Hà Hân Sky
Xem chi tiết
Bui Thu Trang
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
4 tháng 4 2017 lúc 19:44

Dịch để: cơ chế để có thể làm giảm cảm giác khát?

Những cơn khát nước là dấu hiệu báo động sự thiếu và cần nước của cơ thể. Trung tâm điều hòa cảm giác khát nằm ở bộ phận hypothalamus trong não bộ và giữ vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước trong cơ thể. Bình thường, ta uống nước khi cảm thấy khát. Lý do là khi nước xuống thấp, khối lượng máu giảm theo, nồng độ natri hơi tăng cao, trung tâm được kích thích khiến ta thấy khát và tìm nước hoặc chất lỏng khác để uống.

Khi lượng nước vào cơ thể giảm, hormon chống tiểu tiện (antidiuretic hormone – ADH) được tuyến yên tiết ra nhiều hơn, thận sẽ tái hấp thụ nước trở lại máu. Ngược lại, khi có nhiều nước thì hormon ADH giảm đi, thận tăng tốc độ bài tiết nước dư.

K chắc

Bình luận (0)
Trần Hồng Huyền
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
8 tháng 3 2017 lúc 15:18

﴾1﴿Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào

Đầu tiên là quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không cần thiết và có hại ở ống thận, tạo ra nước tiểu chính thức và duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu

﴾2﴿ Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận có diễn ra liên tục hay không? Tại sao?

Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục do máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục ﴾3﴿ Sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể không diễn ra liên tục mà chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Tại sao?

Sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể không diễn ra liên tục mà chỉ xảy ra vào những lúc nhất định là do nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buôn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Hương
31 tháng 1 2017 lúc 13:37

trong phần trắc nghiệm đấy

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh Hương
31 tháng 1 2017 lúc 13:37

mọi người góp ý nhé

Bình luận (0)
cloudy Ji
Xem chi tiết
Sakura - Cô bé mang tên...
15 tháng 1 2017 lúc 22:33

Vì đối với mạch máu và tim: rượu vào làm giãn mạch máu ở da nhưng lại gây co mạch ở các phủ tạng sâu khác làm tăng huyết áp. Trong điều kiện sống như nhau nếu người uống rượu sẽ có nguy cơ cao huyết áp hơn người không uống rượu gấp 3-4 lần. Rượu thấm vào hồng cầu làm cho hồng cầu trương nở làm chậm dòng máu lưu thông nên dễ xảy ra thiếu máu cơ tim.

Bình luận (1)
nguyenthihang
Xem chi tiết
chu thị ánh nguyệt
22 tháng 12 2016 lúc 19:57

Thói quen ăn mặn ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ và là một trong những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch.

Với chế độ ăn nhiều muối (đưa lượng muối dư thừa vào cơ thể) áp xuất thẩm thấu trong lòng mạch tăng lên dẫn đến nước sẽ được giữ lại trong lòng mạch (để cân bằng áp lực thẩm thấu) làm tăng thể tích máu lưu thông, tăng áp lực máu trong lòng mạch dẫn tới THA.

Bình luận (0)
nguyenthihang
Xem chi tiết
chu thị ánh nguyệt
22 tháng 12 2016 lúc 20:01

Vì tiểu đường là tình trạng mà cơ thể người bệnh có lượng đường trong máu đã vượt quá ngưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép

Bình luận (0)
Vũ Duy Hưng
2 tháng 1 2017 lúc 15:14

- Bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn ở mức cao.

- Nếu trong khẩu phần ăn hàng ngày, hàm lượng đường quá cao thì gây ra hậu quả nghiêm trong: gây ra bệnh hiểm nghèo như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận,........thậm chí còn gây từ vong.

Bình luận (0)
Tống Thảo
Xem chi tiết
ȵǥuɣȇñ Ḩoąǹʛ
Xem chi tiết