Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000).

Phạm Thu Uyên
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Hằng
29 tháng 12 2018 lúc 18:31

- Một là, do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. thêm vào đó là sự thiếu dân chủ và công bằng đã làm tăng thêm sự bất mãn trong quần chúng.

- Hai là, không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng về kinh tế, xã hội. Chẳng hạn như ở Liên Xô, trong những năm 70 của thế kỉ XX phải nhập lương thực của các nước Tây Âu.

- Ba là, khi tiến hành cải tổ lại phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Đặc biệt là sai lầm khi thực hiện chế độ đa nguyên đa đảng, từ bỏ quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng.

- Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước có tác động không nhỏ làm cho tình hình trở nên thêm rối loạn.

Bình luận (0)
Việt Trương
Xem chi tiết
My Nguyễn Trà
19 tháng 4 2018 lúc 9:30

bó tay☢

Bình luận (2)
Lê Hải Đăng
15 tháng 4 2019 lúc 10:55

Chiến tranh lạnh kết thúc. Xu thế thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.

Bình luận (0)
My Nguyễn Trà
19 tháng 4 2019 lúc 20:32

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì.

- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì:

+ Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, sau “chiến tranh lạnh ” và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

+ Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.

+ Như thế :

* ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

* Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

* Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh

Bình luận (0)
Hoàng Đắc
Xem chi tiết
Rachel Gardner
13 tháng 9 2017 lúc 16:01

Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô là một bài học vô cùng to lớn cho Đảng Cộng Sản Việt Nam nói riêng và cho tất cả các nước đã và đang theo chủ nghĩa cộng sản nói chung, khi mà nền kinh tế đang trên đà đi xuống việc cấp bách là phải cải cách kinh tế chứ không phải là đi cải cách chính trị, biến một Đảng thành đa nguyên đa Đảng như Liên Xô đã làm, vì vậy chúng ta trước những khó khăn về nhiều mặt thì cần hải tuyệt đối giữ vững nền chính trị một Đảng lãnh đạo duy nhất đó là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Phải đảm bảo nội bộ Đảng trong sạch, vững mạnh. Không xa rời chủ nghĩa Mác - Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên quyết đấu tranh với luận điệu "phi chính trị hóa quân đội", cội nguồn của sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội. Đảng lãnh đạo - nhân dân làm chủ, xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Bình luận (0)
Lê Hương
Xem chi tiết
Tập Viết Truyện
Xem chi tiết
Tập Viết Truyện
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
25 tháng 8 2017 lúc 16:54

hay ha

bn cn nx khôngTập Viết Truyện

Bình luận (2)
Luu Hoang Van
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
22 tháng 8 2017 lúc 16:43
– Liên Xô là nước có vai trò quan trọng trong việc đánh bại phát xít Đức vào tháng 5 – 1945, kết thúc chiến tranh ở mặt trận châu Âu… Theo tinh thần của những quyết định của Hội nghị Ianta, Hồng quân Liên Xô đã đánh bại đội quân Quan Đông của Nhật vào ngày 8 – 8 – 1945 và đến ngày 14 – 8 – 1945, Liên Xô cùng với quân Đồng minh đánh bại hoàn toàn phát xít Nhật ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai…. – Sau năm 1945, mặc dù giúp nhiều khó khăn, song Liên Xô vẫn vừa tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa giúp các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội…. Liên Xô là nước đại diện cho hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đại diện cho phong trào giải phóng dân tộc chống lại cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động, chống lại cuộc chạy đua vũ trang của Mĩ và các cường quốc tư bản… – Liên Xô luôn luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới… Tại Liên hợp quốc, với vị thế là nước sáng lập Liên hợp quốc và là Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an, Liên Xô đã đề ra nhiều sáng kiến quan trọng trong việc cũng cố hoà bình, tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc, phát triển sự hợp tác quốc tế… Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỷ XX), Liên Xô được xem là thành trì của hòa bình và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. – Sự ra đời và hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV – 1949), cùng với sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) mà Liên Xô vừa là thành viên của tổ chức này vừa là nước đóng vai trò chủ chốt trong quá trình hoạt động của các nước thành viên…
Bình luận (0)
Nguyễn Thiên Di
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
11 tháng 6 2017 lúc 8:56

Tại sao sau khi kế tục Liên Xô,Liên Bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại:Một mặt ngả về phương Tây,đồng thời khôi phục phát triển mối quan hệ với các nước Châu Á?

B. Vì sau khi kế tục Liên Xô, Liên Bang Nga còn gặp nhiều khó khăn

=> Khi kế tục Liên Xô, Liên Bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại: Một mặt ngả về phương Tây, đồng thời lại khôi phục phát triển mối quan hệ với các nước Châu Á để có thể nhận được sự trợ giúp về mặt chính trị, xã hội, kinh tế và để trở lại vị thế một cường quốc Âu - Á.

Bình luận (2)
Phùng Ánh
11 tháng 6 2017 lúc 13:18

đáp án B

Bình luận (1)
ngoctri
Xem chi tiết
Yuriko Lộc
8 tháng 10 2017 lúc 16:29

Bình luận (0)
Dương Dương
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
24 tháng 10 2016 lúc 22:40

Sau chiến tranh thế giới II, Liên Xô bị tàn phá nặng nề. Tổn thất vật chất ước tính là 2,5 nghìn tỷ rúp, tương đương với 30% toàn bộ nguồn của cải của đất nước. Sự phát triển các ngành kinh tế quan trọng bị thụt lùi tới 10-15 năm. Khoảng 20 tới 27 triệu người Liên Xô đã chết trong chiến tranh. Trước những tổn thất nặng nề đó, Liên Xô đề ra một kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục nền kinh tế và đã hoàn thành mục tiêu này trong 4 năm 3 tháng. Đến năm 1950, Liên Xô đã đạt tổng sản phẩm quốc dân là 126 tỷ đôla (thời giá 1950), đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ (381 tỷ đôla).

Bình luận (0)