Bài 2. Lai một cặp tính trạng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Khánh Vy
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
24 tháng 8 2016 lúc 15:52

Menđen giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan bằng sự phân li và tổ hợp của cặp gen quy định cặp tính trạng thông qua các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.

oOo_tẤt cẢ đà Là QuÁ KhỨ...
25 tháng 8 2016 lúc 15:34

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp của chúng một cách ngẫu nhiên  trong thụ tinh. Sự phân li của cặp gen Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A:1a. Đây chính là cơ chế di truyền các tính trạng

Trịnh Long
26 tháng 9 2020 lúc 12:40

F1 đều mang tính trạng trội, còn tính trạng lặn xuất hiện lai ở F2 giúp Menđen nhận thức thấy các tính trạng không trộn lẫn vào nhau như quan niệm đương tời. Ông cho rằng, mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền (sau này gọi gen) quy định. Ông giả định: Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp. Menđen dùng các chữ cái để kí hiệu các nhân tố di truyền, trong đó chữ cái in hoa là nhân tố di truyền trộ quy định tính trạng trội, còn chữ cái in thường là nhân tố di truyền lặn quy định tính trạng lặn.

Ở các cơ thể P, F1 và F2 các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp tương ứng quy định kiểu hình của cơ thể.

Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng. Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a. Chính đây là điểm cơ bản trong quy luật phân li của Menđen. Theo quy luật phân li, trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P. Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ ở F2 là 1AA : 2Aa :1aa. Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội (hoa đỏ).

Khách vãng lai đã xóa
Lê Khánh Vy
Xem chi tiết
Trần Thị Hằng
25 tháng 8 2016 lúc 20:51

1.Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
-Thực hiện phép lai phân tích :
Lấy cá thẻ mang tính trạng trội lai với cá thể mang tính trạng lặn 
2.Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiến sản xuất ?
Các gen trội thường quy định các tính trạng tốt (ví dụ :năng suất nhiều ,khả năng chống chịu cao ,ít bị bệnh hay sâu bệnh tấn công (ở thực vật ).......Vì vậy người ta cần xác định các tính trạng mong muốn và tập rung nhiều gen quý vào 1 kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao .
4.Khi cho cây cà chua đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
a)Toàn quả vàng
b)Toàn quả đỏ
c)Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng
d)Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng
-Đáp án b)toàn quả đỏ

Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Đặng Thu Trang
12 tháng 9 2016 lúc 19:24

a) Con trai tóc thẳng có kg aa => cả bố và mẹ cho giao tử a (1)

bố tóc thẳng aa => cho con giao tử a mà con gái tóc quăn A- => mẹ cho giao tử A (2)

Từ 1 và 2 => Kg của mẹ là Aa

b) Mẹ dị hợp muốn sinh con chắc chắn tóc quăn phải có kg AA

Lê Nguyên Hạo
26 tháng 8 2016 lúc 12:38

Vì tính trạng tóc xoăn trội so với tóc thẳng
Quy ước gen:
A: quy định tính trạng tóc xoăn
a:____________________ thẳng
a) Vợ chồng ông V đều có tóc xoăn  2 ông bà mang kiểu gen AA hoặc Aa
Đứa con trai tóc thẳng mang kiểu gen aa
 Đứa con trai nhận từ bố mẹ nó giao tử a
Vậy đứa con trai tóc thẳng là do đã nhận giao tử a từ bố mẹ nó
 2 vợ chồng ông V đều mang kiểu Aa
b) Ông D tóc thẳng  mang kiểu gen aa
Đứa con gái tóc xoăn  mang kiểu gen Aa hoặc AA. Mà ông D chỉ tạo giao tử a  đứa con gái mang kiểu gen Aa
 Đứa con gái nhận 1 giao tử A từ mẹ 
Vậy người mẹ có kiểu gen AA hoặc Aa
Sơ đồ lai:
* TH1:
P:..................aa.................x....................AA
GP:................a.........................................A
F1:.............................Aa (tóc xoăn)
*TH2:
P:................aa................x..................Aa
GP:..............a..................................A ; a
F1:........................Aa:aa
KG: 1Aa:1aa

Yến Nguyễn
Xem chi tiết
ATNL
27 tháng 8 2016 lúc 10:38

Ở người, tính trạng mắt nâu do gen N quy định,tính trạng mắt xanh do gen n quy định. 

a) Bố mẹ mắt nâu sinh ra con mắt xanh.

Con mắt xanh có kiểu gen nn nên kiểu gen của bố và mẹ đều phải có alen n. Bố và mẹ đều mắt nâu nên kiểu gen của bố và mẹ đều phải có alen N.

P: ♂Nn x ♀Nn → F1: nn (mắt xanh)

b) Bố mắt nâu, mẹ mắt xanh sinh ra con mắt xanh

Con mắt xanh có kiểu gen nn nên kiểu gen của bố và mẹ đều phải có alen n. Bố mắt nâu nên kiểu gen của bố phải có alen N. Mẹ mắt xanh có kiểu gen nn.

P: ♂Nn x ♀nn → F1: nn (mắt xanh)

c) Bố mắt xanh, mẹ chưa biết màu mắt sinh ra con mắt nâu.

Bố mắt xanh có kiểu gen nn. Con nhận 1 alen n của bố. Con mắt nâu nên phải có alen N, alen này nhận từ mẹ. Vậy kiểu gen của mẹ có thể là NN hoặc Nn, đều là mắt nâu. 

P: ♂nn x ♀N- → F1: Nn (mắt nâu)

Lê Khánh Vy
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
28 tháng 8 2016 lúc 12:28

1.giống: - F1: đồng tính về kiểu hình và có kiểu gen dị hợp giữa hai cặp tính trạng
-F2: phân tính về kiểu hình và có tỉ lệ kiểu gen là 1:2:1
Khác:
- Trội hoàn toàn:
+ Kiểu gen của bố có thể là AA hoặc Aa
+ F1 có kiểu hình giống với bố hoặc mẹ
+ F2 có tỉ lệ kiểu hình là 3trội:1 lặn
- Trội không hoàn toàn:
+ Kiểu gen của bố là AA
+ F1 có kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ
+ F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 trội:2 trung gian: 1 lặn

ĐA NGUYỄN VĂN
Xem chi tiết
Ngọc Bùi Minh
8 tháng 9 2016 lúc 22:58

P          Aa         x          aa

G1      A    a                    a

F1            Aa             aa

Theo mình thì chỉ có đến đó thôi, nếu còn nữa thì F2 có kết quả giống hẹt F1.

Trịnh Trọng Khánh
Xem chi tiết
Xu xù
30 tháng 8 2016 lúc 22:07

a) Do bố mẹ đều thuận tay phải mà con sinh ra thuận tay trái nên suy ra thuận tay phải là tt trội hoàn toàn so vs tt thuận tay trái

=> Con có kiểu gen là pp, bố mẹ kgen Pp

Ta có SĐL:

P  :    Pp   x    Pp

G :    P,p         P,p

F1:  1PP : 2Pp : 1pp

(75% thuận tphải : 25% thuận ttrái)

b) Nhìn vào kiểu hình F1 ta thấy tỉ lệ 3:1

=> nếu bố mẹ sinh thêm 1 ng con nữa, rất có thể đứa con đó sẽ thuận tay phải vs xác xuất 75%

 

Trịnh Trọng Khánh
Xem chi tiết
Xu xù
30 tháng 8 2016 lúc 22:11

d) Aa   x     aa

Tỉ lệ 1:1 mà

Cô Bé Mùa Đông
25 tháng 8 2017 lúc 19:36

ta có: 51%:49% xấp xỉ 1:1

đây là tỉ lệ của phép lai phân tích

=> P có kiểu gen Aa và aa

Khởi Đào Văn
Xem chi tiết
Đặng Thu Trang
2 tháng 9 2016 lúc 15:31

a) AA( vàng)><aa( xanh)=> F1 100%Aa

b) Có 2 th

Th1 AA(vàng)><aa(xanh)=> F 100% Aa(vàng)

Th2 Aa( vàng)><aa(xanh)=> F 1Aa(vàng) 1aa(xanh)

Thiên Thiên
Xem chi tiết
ncjocsnoev
6 tháng 9 2016 lúc 22:31

Nội dung quy luật phân li độc lập:

         - Các cặp nhân tố di truyền (các cặp alen) quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử.

(Thực chất, phép lai hai tính trạng được xem là hai phép lai một tính trạng diễn ra độc lập và song song với nhau.)

Bạn có thể xem ở phần lý thuyết 

/on-tap/sinh-hoc/ly-thuyet.148/quy-luat-phan-li-doc-lap.html