Bài 2. Cấu tạo cơ thể người

Bùi Minh Nhựt
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
15 tháng 8 2018 lúc 19:02

* Một số bất thường xảy ra với hệ cơ do hoạt động thể lực: Là hiện tượng mức độ co cơ, gập cơ giảm dần hay ngừng hẳn do làm việc quá sức.

Biểu hiện : Đau cơ, mỏi cơ,...

Bình luận (0)
Tính tao ko lóng
27 tháng 10 2022 lúc 22:02

Ok

Bình luận (0)
Tính tao ko lóng
27 tháng 10 2022 lúc 22:13

Tính tao ko lóng

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Tiến
Xem chi tiết
Juvia Lockser
8 tháng 8 2018 lúc 22:31

+ Khi đói, nhu động dạ dày rất nhanh mà ta uống sữa, protein trong sữa còn chưa kịp hấp thụ đã bị tống xuống đại tràng.

+Vì vậy, một số người có lượng enzym lactase trong cơ thể tương đối thấp , không thể phân giải được đường lactose trong sữa. Khi sữa đi vào đường ruột sẽ bị các vi khuẩn ở đường ruột phân giải và sinh ra môt lượng lớn chất khí, axit kích thích đường ruột co bóp nên gây ra đau bụng, đi ngoài.

=>Do đó, khi đói chung ta không nên uống sữa. Nếu muốn uống sữa,tốt nhất nên ăn kèm với các loại thưc phẩm từ ngu cốc như bánh mỳ, bánh quy ,....

Bình luận (0)
Thu Trang Phạm
9 tháng 8 2018 lúc 7:58

-Uống sữa khi bụng rỗng sẽ khiến cho prôtêin trong sữa chuyển hóa thành năng lượng đẻ tiêu hao trong quá trính tiêu hóa . Sau đó ăn bữa chính sẽ gây ra cảm giác không ngon miệng hoặc không muốn ăn.

-Uống sữa lúc đói sẽ tạo ra cho bạn 1 cảm giác giả no khiến bạn không muốn ăn tiếp, dạ dày sẽ rơi vào trạng thái trống rỗng dễ sinh ra bệnh. Tạo ra triệu chứng cồn cào đường ruột

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
9 tháng 8 2018 lúc 19:43

Uống sữa tưởng chừng rất đơn giản, ai cũng biết, nhưng chắc chắn có nhiều người chưa biết uống sữa đúng cách.

Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là chỉ nên uống sữa sau khi ăn sáng và trong lúc bụng không đói. Trong sữa chứa nhiều Vitamin và khoáng chất, nhưng trong sữa cũng chứa nhiều hoạt chất gây mệt mỏi, trấn an tinh thần. Lúc đói bụng mà uống sữa dễ gây tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Đồng thời lúc đói dạ dày co bóp mạnh, phần lớn sữa bị đẩy xuống ruột do chưa bị tiêu hóa hết. Vì vậy cần ăn nhẹ trước khi uống sữa thì sự tiêu hóa mới được đầy đủ hơn.

Không nên uống sữa quá nhiều vào cùng một lúc. Cơ thể con người chỉ hấp thụ với lượng sữa thích hợp, người lớn chỉ nên dùng 200ml cho một lần uống, đối với trẻ em có thể sử dụng lượng ít hơn.

Sữa không được đun quá lâu. Đối với bệnh nhân không dùng được các loại sữa nguyên chất mà phải đun sôi mới dùng được, thì việc đun sôi là tốt vì sữa được khử trùng. Tuy nhiên không được để sữa đun sôi quá lâu vì dưới tác động của nhiệt độ cao, thành phần dinh dưỡng trong sữa bị phá huỷ, làm giảm hiệu quả đối với sức khỏe.

Không nên uống sữa cùng với nước hoa quả. Trong nước hoa quả chứa các hợp chất có vị chua, thành phần Protít trong sữa gặp các vị chua của cam, quýt sẽ kết tủa, không có lợi cho tiêu hóa.
Bình luận (0)
Nguyễn Văn Tiến
Xem chi tiết
Đời về cơ bản là buồn......
8 tháng 8 2018 lúc 22:22

Bình thường, ta có thể nghe được âm thanh là nhờ hệ thống truyền âm của tai giữa chuyển âm thanh đó vào tai trong. Khi nước vào tai, nó sẽ ngăn cản âm thanh đi vào, sóng âm thanh không vào được thì màng nhĩ không thể rung động, hoặc sóng đi vào trở nên yếu đi nên màng nhĩ rung động yếu, khiến ta nghe không rõ.

Bình luận (0)
Juvia Lockser
8 tháng 8 2018 lúc 22:24

+Chấn động vật thể hình thành nên sóng âm, sống âm tử tai ngoài truyền vào màng nhĩ, gây ra chấn động ở màng nhĩ,sau đó lại truyền đến tai giữa.

+ Nếu đường tai ngoài bị nước vào, nước sẽ ngăn cản sóng âm truyền vào bên trong, màng nhĩ ở trạng thái cách biệt với thế giới bên ngoài nên không thể truyền sóng âm vào trong tai giữa.

=> Vì vậy nên nước vào tai sẽ khó nghe được âm thanh.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
9 tháng 8 2018 lúc 19:42

Bình thường, ta có thể nghe được âm thanh là nhờ hệ thống truyền âm của tai giữa chuyển âm thanh đó vào tai trong. Tai giữa gồm có màng nhĩ, xương búa và đường ống. Phía ngoài buồng nhĩ có một lớp màng rất mỏng, gọi là màng nhĩ. Khi âm thanh từ bên ngoài đi vào tai giữa gặp màng nhĩ, màng nhĩ sẽ rung lên. Sóng âm thanh càng mạnh, màng nhĩ rung động càng lớn và ngược lại.Âm thanh nhọn, màng nhĩ rung động càng nhanh; âm thanh thấp, màng nhĩ rung động chậm. Căn cứ vào sóng âm thanh mạnh hay yếu, nhanh hay chậm mà màng nhĩ phát sinh rung động, đưa những tín hiệu này vào tai trong, từ tai trong truyền lên não, nhờ đó ta mới nghe được tiếng động. Nếu sóng âm thanh không đi vào tai thì màng nhĩ không rung động, ta không nghe được tiếng nói.

Khi nước vào tai, nó sẽ ngăn cản âm thanh đi vào, sóng âm thanh không vào được thì màng nhĩ không thể rung động, hoặc sóng đi vào trở nên yếu đi nên màng nhĩ rung động yếu, khiến ta nghe không rõ. Tương tự, nếu dùng bông nút chặt hai tai hoặc dùng tay bịt tai, ta cũng sẽ không nghe thấy tiếng động.

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Ngọc Trâm
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
26 tháng 8 2018 lúc 18:11

em tham khao cau tra loi o link duoi nha!

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-2-cau-tao-co-the-nguoi.1817/

Bình luận (0)
phan thị ngọc ánh
26 tháng 8 2018 lúc 20:44

Hệ vận động gồm cơ, xương. Chức năng: nâng đỡ, vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn ngoài ra còn có tuyến vị tiết dịch vị tuyến gan tiết mật tuyết nước bọt tuyến ruột tiết dịch ruột. Chức năng: Lấy thức ăn biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được đồng thời thải bã.
Hệ tuần hoàn gồm tim, hạt bạch huyết, các mạch máu. Chức năng: vận chuyển oxi, chất dinh dưỡng đến tế bào nhận chất thải từ tế bào mang đến hệ khác để thải ra ngoài
Hệ hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản, phổi. Chức năng: trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
Hệ bào tiết gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Chức năng: lọc và thải bả.
Hệ thần kinh gồm não, tủy sống, các noron thần kinh và các hạch. Chức năng: điều khiển đảm bảo sự thích ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường.
Ngoài ra còn có các hệ khác như: hệ nội tiết, hệ sinh sản.

Bình luận (0)
nguyen quoc anh
Xem chi tiết
phan thị ngọc ánh
26 tháng 8 2018 lúc 20:41

Hệ vận động gồm cơ, xương. Chức năng: nâng đỡ, vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn ngoài ra còn có tuyến vị tiết dịch vị tuyến gan tiết mật tuyết nước bọt tuyến ruột tiết dịch ruột. Chức năng: Lấy thức ăn biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thụ được đồng thời thải bã.
Hệ tuần hoàn gồm tim, hạt bạch huyết, các mạch máu. Chức năng: vận chuyển oxi, chất dinh dưỡng đến tế bào nhận chất thải từ tế bào mang đến hệ khác để thải ra ngoài
Hệ hô hấp gồm mũi, khí quản, phế quản, phổi. Chức năng: trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
Hệ bào tiết gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Chức năng: lọc và thải bả.
Hệ thần kinh gồm não, tủy sống, các noron thần kinh và các hạch. Chức năng: điều khiển đảm bảo sự thích ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường.
Ngoài ra còn có các hệ khác như: hệ nội tiết, hệ sinh sản.

Bình luận (2)
Huỳnh Hoàng Vi Na
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
24 tháng 8 2018 lúc 14:42

* Đây là câu trả lời của bạn. Em tham khảo nha!

1. Bó chân khi bị bong gân:

Căng nhẹ cuộn băng thun và băng theo kiểu lợp ngói (lớp sau chồng lên 2/3 lớp trước).Bị bong gân cổ chân, bạn hãy băng thun đi từ bàn chân qua cổ chân và kết thúc tại cẳng chân để cố định nhẹ nhàng.

2. Xoa bóp khi bị chuột rút:

Đặt chân xuống đất hoặc gót chân khi nằm thẳng chặt chạm vào tường, cũng có thể duỗi lòng bàn chân về phía trước để kéo dài ống chân.Ngoài ra, duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút

3. Vận động chống căng cơ:

- Giãn cơ xô và cơ tay: Đan xen ngón tay vào nhau, đưa lên phía trên đầu bạn, đẩy bàn tay hướng lên trên và giữa lại.

- Giãn cơ tay + vai + ngực: Nắm chặt tay đằng sau lưng của bạn và giữ lại, từ từ nâng tay hướng lên trên tới độ chặt cảm thấy dễ chịu.

- Giãn cơ xô - cơ liên sườn : Nắm chặt khuỷu tay với bàn tay đối diện và nhẹ nhàng kéo nghiêng sang một bên.

- Giãn cơ vai: Cánh tay dang rộng và hướng ra ngoài, kéo nhẹ nhàng cánh tay ra sau cho tới khi bàn tay bạn cảm thấy thắt chặt ở ngực vai và cánh tay.

- Giãn cơ liên sườn: Ngồi xuống với một chân đằng trước, vắt chân còn lại qua gối chân kia. Đặt khuỷu tay của bạn qua đầu gối chân ở trên và nhẹ nhàng xoay người sao cho cơ liên sườn được kéo căng.

- Giãn cơ khớp trong: Trong tư thế ngồi, khi đó nắm lấy cổ chân của bạn, ép lòng bàn chân lại với nhau. Để đùi của bạn thoải mái hướng về sàn. Để tạo áp lực nhiều hơn, nhẹ nhàng đẩy chân vào trong và đặt khủy tay lên phần bên trong đùi của bạn.</p>

- Giãn cơ đùi sau + bắp chân: Ngồi trên sàn nhà với hai chân duỗi thẳng, thân người vuông góc với sàn nhà, chống hai tay sát hông, từ từ gập thân trên sao cho đầu của bạn tiến sát tới đầu gối.

- Giãn cơ mông + đùi trước: Bạn đứng yên với một chân. nắm chặt bàn chân và nhẹ nhàng kéo lên trên và phần sau hướng vào mông, giữ phần khung chậu thẳng và tư thế đứng thẳng

- Giãn cơ mông + đùi sau: Đứng thẳng, từ từ cúi xuống sao hai tay đặt xuống mũi bàn chân, nhẹ nhàng kéo sao cho trán của bạn tiến sát tới 2 đầu gối.

- Giãn cơ bắp sau: Bạn đứng thẳng người với bàn chân hướng về phía trước, khuỷu gối vuông góc và chân còn lại đưa ra sau. Giữ gót chân và bàn chân trên sàn nhà trong suốt lúc căng cơ.

Bình luận (0)
lê thị lệ tâm
Xem chi tiết
Nhật Linh
5 tháng 4 2018 lúc 20:56

giải thích thuật ngữ hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

hãy nêu một số loại khí nhà kính

Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC.

Bình luận (0)
Huyền Nguyến Thị
6 tháng 4 2018 lúc 18:45

Giải thích thuật ngữ hiệu ứng nhà kính ?

Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Một số loại khí nhà kính: Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC.

Bình luận (0)
halinhvy
5 tháng 4 2019 lúc 18:01

Giải thích thuật ngữ hiệu ứng nhà kính ?

Hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3, các khí CFC.

Bình luận (0)
Thủy Doraemon
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
26 tháng 1 2018 lúc 21:51

Đau dạ dày, viêm loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy,...

Bình luận (0)
quỳnh anh
14 tháng 5 2018 lúc 19:33

viêm cầu thận, táo bón,...

Bình luận (0)
TA Đã Bế Tắc
Xem chi tiết
Phương Thảo
8 tháng 1 2017 lúc 13:37
Hệ vận động: gồm bộ xương và hệ cơ. Cơ thường bám vào hai xương khác nhau nên khi cơ co làm cho xương cử động, giúp cho cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện được các động tác lao động. Hệ tuần hoàn: gồm có tim và các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch), có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, ô-xi và các hooc-môn đến từng tế bào và mang đi các chất thải để thải ra ngoài. Hệ hô hấp: gồm có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi, có nhiệm vụ đưa ô-xi trong không khí vào phổi và thải khí cac-bô-nic ra môi trường ngoài. Hệ tiêu hóa: gồm có miệng, thực quản, dạ dày, gan, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa. Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải chất bã ra ngoài. Hệ bài tiết: nước tiểu gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. Thận là cơ quan lọc từ máu những chất thừa và có hại cho cơ thể để thải ra ngoài. Trong da có các tuyến mồ hôi cũng làm nhiệm vụ bài tiết. Hệ thần kinh: gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của môi trường ngoài và môi trường trong. Đặc biệt ở người, bộ não hoàn thiện và phát triển phức tạp là cơ sở của mọi hoạt động tư duy. Hệ nội tiết: gồm các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận và các tuyến sinh dục, có nhiệm vụ tiết ra các hooc-môn đi theo đường máu để cân bằng các hoạt động sinh lí của môi trường trong cơ thể nên có vai trò chỉ đạo như hệ thần kinh. Hệ sinh dục: là hệ cơ quan có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống ở người. Người phân tính nên cơ quan sinh dục có phân hóa thành tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ. Thông qua hoạt động tình dục mà sản phẩm của tinh hoàn và buồng trứng gặp nhau để tạo hợp tử rồi đến thai nhi, bắt đầu thời kì mang thai ở người mẹ.
Bình luận (0)
Võ Thanh Lam
10 tháng 2 2017 lúc 11:14

Hệ vận động :

- gồm bộ xương và hệ cơ.

chức năng :cơ bám vào 2 xương khác nhau , khi cơ co làm xương cử động , giúp cho cơ thể di chuyển, thực hiện đc các động tác lao động

hệ tuần hoàn :

gồm tim và các mạch máu ( động mạch, tĩnh mạch, mao mạch )

- chức năng: vận chuyển máu, oxi, hooc môn đến từng tế bào của cơ thể và thải các chất thải ra ngoài

hệ hô hấp:

gồm : khoang mũi, hầu , thanh quản, khí quản và 2 lá phổi

chức năng: đưa oxi trong ko khí vào phổi và thải khi cacbonic ra môi trường ngoài

hệ tiêu hóa:

gồm : miệng , thực quản , dạ dày, ruột non, ruột già, ruột thẳng, hậu môn

chức năng: làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài

hệ bài tiết:

gồm: 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái

chức năng: thận là cơ quan lọc từ máu những chất dinh dưỡng của cơ thể thải ra ngoài ; trong da có các tuyến mồ hôi có nhiệm vụ bài tiết

hệ thần kinh:

gồm : não, tủy sống và các dây thần kinh

chức năng : điều khiển hoạt đọng của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với môi trường ngoài và môi trường trong cơ thể

hệ nội tiết :

gồm các tuyến nội tiết như : tuyến yên , tuyến giáp, truyến thượng thận và các tuyến sinh dục

chức năng : tiết ra các hooc môn đi theo đường máu để cân bằng các hoạt động sinh lí của cơ thể và có vai trò chỉ đạo như hệ thần kinh

hệ sinh dục :

chức năng : sinh sản , duy trì nồi giống ở người

Bình luận (0)
Lê Dương Đông
3 tháng 3 2017 lúc 21:05

hệ vận động :cơ và xương : giúp cơ thể di chuyển và vận động

hệ tuần hoàn : tim và mạch : vận chuyển các chất trong cơ thể

hệ hô hấp : mũi , khí quản , phế quản , khí quản và phổi: giú trao đổi khí

hệ tiêu hóa : miệng , ống tiêu hóa , tuyến tiêu hóa : giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng

hệ bài tiết : thận , ống dẫn nước tiểu và bóng đái : lọc máu và bài tiết nước tiểu

hệ thần kinh : não tủy sống dây thần kinh và hạch thần kinh : điều khiển , điều hoà và hối hợp mọi hoạt động của cơ thể

Bình luận (0)
Hoàng Thùy Dung
Xem chi tiết
Linh Phương
5 tháng 10 2017 lúc 19:55

1.Cột sống hoạt động như một cây trụ cột giữ cho cơ thể con người có thể đứng thẳng. Cột sống còn là một chuỗi khớp xương xếp lại thành chồng nối liền đầu, mình, chân, tay, giúp cho đầu, thân và các chi vận động đa dạng, linh hoạt và thoải mái, nhờ vậy con người có thể vận động, lao động, sinh hoạt và tham gia mọi hoạt động thể dục, .......

2.Cột sống của con người là một tập hợp gồm 33 - 34 đốt sống được xếp chồng lên nhau và kết nối với nhau bởi một hệ thống dây chằng và hệ thống cơ.Cột sống bao gồm 5 đoạn: 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7; 12 đốt sống ngực từ D1 đến D12; 5 đốt sống thắt lưng từ L1 đến L5; 5 đốt xương cùng từ S1 đến S5; Các đốt xương cụt (xương cụt)

3.Cong vẹo cột sống (biến dạng cột sống) là tình trạng cột sống bị uốn cong về bên trái hoặc bên phải (vẹo cột sống) hoặc bị cong quá mức về phía trước hay phía sau, do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường (cong cột sống)

4. Hậu quả : – Độ 1: hình thể vẹo không thấy rõ ràng, khó phát hiện, chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

– Độ 2: đứng thẳng nhìn từ phía sau lưng thấy cong vẹo cột sống, ở mức độ này bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

– Độ 3: đây là mức độ nặng nhất, thấy rõ tư thế lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp. Ngoài ra còn gây biến dạng khung chậu ảnh hưởng đến việc sinh con của nữ giới.

Cong vẹo cột sống ở mức độ nặng còn làm cho các cơ quan trong cơ thể bị sai lệch vị trí, chiều dài lưng bị ngắn lại, gây khó khăn trong vận động.

* Cách phòng tránh : liên hệ với thực tế

Bình luận (0)
cao minh thành
5 tháng 10 2017 lúc 20:00

ý nghĩa: Trong cơ thể của con người, cột sống vừa là trụ cột duy nhất của cơ thể vừa là cơ quan chứa đựng các dây thần kinh, cột sống nối liền và điều khiển các khớp xương thông qua hệ thống cơ bắp, dây chằng, thần kinh…Từ đó tạo nên khả năng vận động và chuyển động một cách nhẹ nhàng, linh hoạt của con người.

Như một cây trụ cột giữ cho cơ thể con người có thể đứng thẳng, hoạt động của cột sống còn là một chuỗi khớp xương xếp lại thành chồng nối liền đầu, mình, chân, tay, giúp cho đầu, thân và các chi vận động đa dạng, linh hoạt và thoải mái. Nhờ trụ cột này mà con người có thể vận động, lao động, sinh hoạt và tham gia mọi hoạt động giải trí, thể dục thể thao hàng ngày.

Ngoài ra cột sống còn là một đường ống chắc chắn gọi là ống tủy để bảo vệ tủy sống, phần tiếp theo của não bộ và nơi xuất phát của các rễ thần kinh chi phối mọi hoạt động của cơ thể, cùng với các xương sườn, xương chậu tạo thành các khung xương để các cơ bám vào và để bảo vệ các tạng trong lồng ngực và trong ổ bụng.

Cột sống có vai trò quan trọng đối với hoạt động của con người, do đó những bệnh lý liên quan đến bộ phận quan trọng này thường để lại nhiều hậu quả khôn lường về sau

Cấu tạo: Cột sống được cấu tạo bởi 33 đốt sống và được chia thành: 7 đốt sống cổ (C1 đến C7), 12 đốt sống lưng (D1 đến D12), 5 đốt sống thắt lưng (L1, L5), 5 đốt sống hông (S1 đến S5) và 4 đốt sống cụt. Cụ thể hơn, nếu quan sát thì kĩ thì chúng ta có thể thấy được cấu tạo của cột sống có một đặc trưng là có 4 đoạn cong lồi lõm. Đoạn cổ và đoạn thắt lưng cong lồi ra trước, đoạn ngực và đoạn cùng cụt cong lồi ra phía sauỞ mỗi đốt sống sẽ bao gồm 4 phần, đó là: thân đốt sống, cung đốt sống, các mỏm, lỗ đốt sống

khái niệm cong vẹo cột sống:Chứng cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong hẳn sang một bên. Mức độ cong của cột sống được đo bằng góc. Góc càng rộng thì nguy cơ chứng cong vẹo cột sống nặng hơn càng cao. Nếu trẻ ở cuối giai đoạn phát triển có cột sống bị cong dưới 30 độ thường không cần phải theo dõi nghiêm ngặt và hiếm khi bị nặng hơn. Nếu cột sống cong trên 50 đến 75 độ, bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp mạnh để điều trị.

Cong vẹo cột sống thường bắt đầu khi còn nhỏ và tệ dần khi trưởng thành.

hậu quả :Đầu tiên là thay đổi đường cong sinh lý của cột sống và hai vai mất cân đối, không đều, bên cao bên thấp; xương bả vai nhô ra. Ngoài ra có thể thấy ụ lồi trên lưng do cột sống bị xoáy vặn, xương sườn lồi lên. Có thể bị gù, đặc biệt ở vùng lưng, thắt lưng, thường gù cong đều khiến đầu có xu hướng nhô ra trước. Nếu bị ưỡn, cột sống vùng thắt lưng cong ra phía trước, vai so lại.

Bệnh tiến triển từ từ, kéo dài, có thể khiến người bệnh chủ quan không để ý. Tuy nhiên, có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Ngoại hình người bệnh mất cân đối, gây mặc cảm, hạn chế hoạt động xã hội. Trường hợp nặng, lồng ngực sẽ bị lép do xương sườn xẹp, chèn ép như tim, phổi. Phổi bị xẹp, giảm dung tích phổi, hạn chế sức thở gây suy hô hấp, dẫn đến suy tim, phù, khó thở. Ở giai đoạn muộn, các cơ quan trong ổ bụng cũng bị chèn ép và có cả các dấu hiệu chèn ép thần kinh. Các trẻ phát hiện vẹo càng sớm thì những biến dạng cột sống và các cơ quan trong cơ thể càng nặng.

cách phòng tránh: Đảm bảo đúng tư thế ngồi học; khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc là 90o dao động trong khoảng 75-105o, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn. Nếu ngồi học sai tư thế không chỉ gây ra cong vẹo cột sống mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác và nguy cơ mắc tật cận thị cao.

Nơi học tập ở trường phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em học sinh để đảm bảo ánh sáng tốt hơn; chú trọng thực hiện việc nghỉ giải lao giữa các tiết học.

Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có 2 quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về 1 phía.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn nhất là các bữa chính. Đặc biệt cần quan tâm đến các thực phẩm có nhiều can xi và vitamin D, đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển.

Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết theo từng lứa tuổi. Tuổi càng nhỏ, nhu cầu ngủ càng nhiều, cụ thể học sinh từ 7-10 tuổi cần ngủ 11 - 10 giờ; từ 11-14 tuổi thời gian ngủ là 10 - 9 giờ; từ 15-17 tuổi thời gian ngủ là 9 - 8 giờ.

Khám định kỳ phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có cách xử trí và phòng bệnh kịp thời. Việc khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ có tác dụng giúp cho nhà trường, gia đình và bản thân học sinh quan tâm hơn tới sức khỏe và phòng chống cong vẹo cột sống học đường hiệu quả nhất.

nguyên nhân :

2 trong số 10 trường hợp vẹo cột sống có thể biết đến nguyên nhân bao gồm:

- Chiều dài chân không đồng đều: Tình trạng nghiêng bên hông sang phần chân thấp hơn. Bù lại, vai có xu hướng nghiêng sang bên còn lại. Đây được gọi là “chứng vẹo cột sống bù”.

- Bệnh thần kinh cơ – chẳng hạn như bại não. Co thắt cơ kéo các đốt sống.

- Một số bệnh như viêm xương khớp.

Một số nguyên nhân vô căn dẫn tới tình trạng vẹo cột sống bao gồm:

- Yếu tố di truyền: trong một số trường hợp, vẹo cột sống xuất hiện trong gia đình. Các bất thường di truyền chính xác hiện vẫn chưa được phát hiện và đang nghiên cứu.

- Bất thường bẩm sinh: Một số trẻ em được sinh ra với dị tật trong các cấu trúc nhất định bao gồm thần não và tủy sống. Nó đóng góp một phần trong sự phát triển của chứng cong vẹo cột sống.

- Một số bất thường khác bao gồm cả các vấn đề với mô liên kết (dây chằng) hoặc hệ thống thần kinh.

- Vấn đề nội tiết tố: Một số nhà nghiên cứu cho rằng kích thích tố có thể góp phần vào chứng vẹo cột sống vì tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ vị thành niên

cách khắc phục:

Khi các bậc cha mẹ nghi ngờ con em mình có những biểu hiện như trên, nên cho cháu bé đứng, gối thẳng không gấp, cúi gập người, trường hợp bị bệnh thì nơi gù nhô lên rất rõ (khi đứng thẳng thì khó nhận thấy hơn). Những gia đình có ông bà hay cha mẹ mắc bệnh này càng cần chú ý, vì có đến 1/3 tổng số bệnh nhân cong vẹo cột sống có nguyên nhân di truyền.

Nên chú ý là các cung cong có từ bao giờ, có nặng dần lên không, có bệnh gì khác làm một nhóm cơ nào bị yếu không, khung chậu hông có thăng bằng không, hai chân có so le không.Nếu cột sống cong vẹo, trên da lại có nhiều vết nâu đỏ rải rác; ngón tay quắp, mô tay teo... thì đó là triệu chứng của một bệnh khác. Dù có bất cứ dấu hiệu khác thường nào cũng nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế có thầy thuốc chuyên khoa về chỉnh hình. Hồ sơ bệnh án, phim X-quang của trẻ cần được lưu trữ cẩn thận để có thể theo dõi sự tiến triển bệnh một cách liên tục. Ở các cháu bé bị vẹo cột sống trong thời gian 3-7 tuổi, bệnh sẽ phát triển rất nặng; rất cần được theo dõi liên tục và định kỳ thăm khám.Trong trường hợp chứng gù vẹo ngày càng nặng (đặc biệt là vào tuổi dậy thì: gái 13 tuổi, trai 14-15 tuổi), phương pháp nói trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cho phẫu thuật. Khi qua tuổi dậy thì, xương đã rắn chắc và định hình, việc phẫu thuật sẽ rất nặng nề và phức tạp.

Ở các nước có nền y học phát triển, việc điều trị dự phòng cong vẹo cột sống được thực hiện từ ở lứa tuổi nhỏ (3-7 tuổi). Trẻ được khuyến khích chơi các môn thể thao (bóng chuyền, leo dây, bơi lội), ngồi học với bàn ghế ngay ngắn, tư thế chuẩn. Với trẻ đã mắc bệnh, có thể dùng phương pháp kéo liên tục để giúp cho các cuộc mổ được thuận lợi hơn. Việc dùng áo chỉnh hình cũng đem lại hiệu quả tốt với điều kiện:

- Trẻ chấp nhận mang áo để điều trị.

- Gia đình hiểu biết, quan tâm thường xuyên đến trẻ để điều chỉnh áo liên tục và định kỳ.

- Có bác sĩ chuyên khoa chỉ định đúng, có kỹ thuật viên làm áo chuẩn và chuyên viên phục hồi chức năng hướng dẫn trẻ cách luyện tập, sử dụng áo.

Hiện nay trên thị trường có bán một số loại áo chống và hỗ trợ điều trị vẹo cột sống, Cha mẹ nên tìm mua cho con em mình những sản phẩm tốt nhất để đem lại hiệu quả cao nhất. Áo chống vẹo cột sống và cận thị Healthy Kids hiện đang là dòng áo được các chuyên gia đánh giá khá cáo với nhiều tính năng vượt trội

cuối cùng cũng xong, mình làm gần một tiếng đấy,mong là đúng

ok:v

Bình luận (1)