Bài 2. Cấu tạo cơ thể người

Đoàn Nhật Tân
Xem chi tiết
︎ ︎︎ ︎=︎︎ ︎︎ ︎
10 tháng 12 2017 lúc 15:44

Trên bề mặt của xương được phủ một lớp màng mà chúng ta gọi là "màng xương". Chức năng của nó là cung cấp chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng, phát triền đồng thời kích thước xương sản sinh ra tế bào xương mới. Sau khi xương bị gãy, màng xương ở bề mặt chất kích thích trở nên năng động, hưng phấn, nhanh chóng điều tiết chất dinh dưỡng ở các bộ phận của cơ thể tập trung lại chỗ bị thương. Nó liên tục sản sinh ra tế bào xương mới, gắn liền bộ phận bị gãy lại với nhau. Xương mới dần dần lấp đầy chỗ trống từ ngoài vào trong. Lúc này, xương đã hoàn toàn được nối lại.

Bình luận (0)
Linh
Xem chi tiết
Diana_Swag
19 tháng 12 2017 lúc 19:06

Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau. Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài tiết),... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh (cơ chế thần kinh) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc-môn do các tuyến nội tiết tiết ra (cơ chế thể dịch).

Bình luận (0)
ha phuong anh
Xem chi tiết
Vodich Ny
Xem chi tiết
nguyenthijj
Xem chi tiết
Giang Nguyễn
29 tháng 11 2017 lúc 22:40

Một số triệu chứng về bênh đường hô hấp thường gặp là:

-Khó thở,thở nhanh

-Sốt cao,hắt hơi sổ mũi

-Ho,đau rát họng

-Khàn tiếng,....

Còn ý 2 mình ko thấy hình 24.5 bạn viết lộn chăng bucminhNhưng mong bạn có thể tích mình chúc bạn học tốt,vv,.....

-

Bình luận (1)
ngu sih
Xem chi tiết
vũ tiến đạt
18 tháng 11 2017 lúc 9:59

Tầm vốc thấp > Tầm vốc cao
- Thấp ----> A
- Cao -----> a
Tóc xoăn > tóc thẳng
- Xoăn -----> B
- Thẳng ----> b

a.
Mẹ có KG dị hợp => AaBb
Bố chỉ tạo 1 loại giao tử => Bố có KG là AABB hoặc aabb
Con có tầm vốc cao, tóc thẳng => KG bắt buộc là aabb
P: ♀ AaBb x ♂ aabb

b.
Mẹ tầm vóc cao, tóc thẳng => KG bắt buộc là aabb
Con vóc thấp, tóc xoăn => KG A_B_
Bố có KH là AABB
P: ♀ aabb x ♂ AABB
F1: AaBb

c.
P đều có tầm vóc cao, tóc thẳng => KG là aabb
Con tầm vóc thấp, tóc xoăn => KG là A_B_
Trường hợp này ko thể xảy ra vì P đều đồng hợp lặn

Bình luận (0)
Nguyễn Phương
Xem chi tiết
Đặng Nguyệt
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
6 tháng 11 2017 lúc 19:40

câu 1: Nơron là gì ?Nêu cấu tạo đặc điểm của từng nơron?

Nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh. Toàn bộ hệ thần kinh có khoảng 1.000 tỉ nơron.

- Thân nơron: Thân nơron là chỗ phình to của nơron chứa bào tương, nhân và các bào quan. - Đuôi gai: Mỗi nơron thường có nhiều đuôi gai, mỗi đuôi gai chia làm nhiều nhánh. Đuôi gai là bộ phận chủ yếu tiếp nhận xung động thần kinh truyền đến nơron. - Sợi trục: Mỗi nơron chỉ có một sợi trục. Sợi trục và đuôi gai tạo nên dây thần kinh và chất trắng của hệ thần kinh. Đường kính của các sợi trục rất khác nhau, từ 0,5 μm - 22 μm. Vỏ của sợi trục (axolemme) có ở tất cả các sợi trục có myelin và không myelin. Bao myelin được hình thành do các tế bào Schwann được gọi là eo Ranvier. Khoảng cách giữa hai eo Ranvier dài khoảng 1,5 - 2 mm. Bao myelin được xem là chất cách điện, còn màng tại eo Ranvier lại có tính thấm cao đối với các ion, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn truyền hưng phấn theo sợi trục được nhanh chóng. Phần cuối sợi trục có chia nhánh, cuối mỗi nhánh có chỗ phình to ra gọi là cúc tận cùng. Cúc tận cùng là bộ phận của nơ ron tham gia cấu tạo một cấu trúc đặc biệt gọi là xy náp (synapse).


câu 2: nêu sự giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân.

- Giống: Đều gồm các phần tương tự nhau:
+ Xương đai: (đai vai, đai hông)
+ Xương cánh tay (xương đùi)
+ Xương cẳng tay (cẳng chân)
+ Xương cổ tay (cổ chân)
+ Xương bàn và xương ngón.
- Khác: Xương tay ngắn, mảnh, các khớp cử động nhiều; xương chân dài, to, khoẻ, ít cử động hơn.

=>Tay có cấu tạo thích nghi với quá trình lao động; Chân có cấu tạo thích nghi với quá trình đi thẳng đứng.
câu 3: Nêu sự chuyển máu của 2 vòng tuần hoàn và chức năng của vòng tuần hoàn?

Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái. Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải. Vai trò: thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.
Bình luận (0)
Đặng Nguyệt
Xem chi tiết
Nhất trên đời
5 tháng 11 2017 lúc 16:47

Giống:
-Đều là xương ống.
-Xương đai vai (đai hông)
-Xương cánh tay (cẳng chân)
-Xương cổ tay (cổ chân)
-Xương bàn tay (bàn chân)
-Xương ngón tay (ngón chân)


Khác:

Tay: Xương tay nhỏ
Các khớp xương tay linh hoạt, đặc biệt cổ tay và bàn tay rất linh hoạt.
Thích nghi với quá trình lao động.

Chân: Xương chân dài, to khỏe.
Các khớp ít linh hoạt hơn
Thích nghi với dáng đi thẳng ở người.

Bình luận (0)
hoàng thanh ngọc
5 tháng 11 2017 lúc 22:20

sự khác nhau :

xương tay : -xương dẹt(xương bả), xương dài ( xương đòn) -phần cẳng tay :gồm xương quay và xương trụ tạo thành khớp bán động -chức năng là bộ phận lao động của cơ thể

xương chân: gồm xương dẹt(xương chậu) và xương ngắn (xương đốt sống ) -phần cẳng chân : gồm xương mác và xương chày tạo thành khớp bất động -chức năng : nâng đỡ và tham gia vận chuyển cơ thể

Bình luận (0)
hoàng thanh ngọc
5 tháng 11 2017 lúc 22:21

sự giống nhau: đều thuộc hệ vận động)

Bình luận (0)
Đặng Nguyệt
Xem chi tiết
Duyên Kuti
3 tháng 11 2017 lúc 21:15

Câu 1:

-Xg tay:

+Xương tay nhỏ
+Các khớp xương tay linh hoạt, đặc biệt cổ tay và bàn tay rất linh hoạt.
--> Thích nghi với quá trình lao động.

-Xg chân:

+ Xương chân dài, to khỏe.
+Các khớp ít linh hoạt hơn
--> Thích nghi với dáng đi thẳng ở người.

Bình luận (0)
Duyên Kuti
3 tháng 11 2017 lúc 21:15

Câu 2:

Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẩm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái. Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẩm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải.
Bình luận (0)
Duyên Kuti
3 tháng 11 2017 lúc 21:22

Câu 3:

- Riboxom: nơi tổng hợp protein.

- Lưới nội chất: vận chuyển các chất trong tế bào.

- Ti thể: tham gia hoạt động hô hấp, giải phóng năng lượng.

- Bộ máy Gongi: Thu nhận, tích trữ, phân phối sản phẩm trong hoạt động sống của tế bào.

Bình luận (0)