Bài 19 : Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI)

kiều gia kiệt
Xem chi tiết
Long Sơn
6 tháng 5 2022 lúc 20:47

Vì từ thời xa xưa, ở phía bắc Trung Quốc luôn gặp phải sự quấy nhiễu của các bộ tộc người Khiết Đan, người Nữ Chân. Đánh xuống phía nam là cách duy nhất để mở rộng lãnh thổ

Bình luận (0)
OH-YEAH^^
30 tháng 7 2021 lúc 15:19

23C

24B

25C

26D

27B

28A

29D

30D

 

28

Bình luận (0)
Khánh Nam.....!  ( IDΣΛ...
30 tháng 7 2021 lúc 15:19

23C

24B

25C

26D

27B

28A

29D

30D

Bình luận (0)
Hà Khánh Linh
31 tháng 7 2021 lúc 8:18

23.C

24.B

25.C

26.D

27.B

29.D

30.D

Bình luận (0)
OH-YEAH^^
30 tháng 7 2021 lúc 14:58

1B

2A

5C

6B

7D

8A

9B

Bình luận (4)
Hằng Lê
Xem chi tiết
Lê Nhật Ninh
13 tháng 5 2021 lúc 20:28

Kiểm tra lại bn nha 

Bình luận (0)
minh nguyet
13 tháng 5 2021 lúc 20:29

truyền thống giữ gìn và duy trì truyền thống của dân tộc

Bình luận (0)
Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
21 tháng 4 2021 lúc 11:30

Về chính trị : chúng chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán

Về kinh tế: chúng ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức

Về văn hoá : chúng truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán

=>Điều đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.

Bình luận (1)

Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...

 Du nhập những phong tục, luật lệ của người Hán vào nước ta
+ Bắt nhân dân ta phải học chữ Hán bỏ Tv

+Cho ng Hán vào chung sống vs ta

=> nhằm mục đích đồng hóa nhân dân ta

Bình luận (0)
Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Quang Minh
24 tháng 4 2021 lúc 10:24

thể hiên chúng muốn thuần hóa dân tộc ta thành dân tộc chúng  sau đó biến đất nước ta thành 1 phần đất nước của chúng

Bình luận (0)
Trần Trí Kiên
Xem chi tiết

Liên Hiệp quốc đã lấy ngày 8-3 hằng năm làm ngày Quốc tế Phụ nữ và Liên Hiệp quốc đã thông qua nghị quyết các nước thành viên kỷ niệm ngày này như là ngày vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hòa bình cho thế giới… Ở nước ta, Ngày 8 tháng 3 còn có ý nghĩa lớn lao, là dịp để dân tộc Việt Nam kỷ niệm cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên không chịu kiếp làm tỳ thiếp cho kẻ thù, đứng dậy phất cờ khởi nghĩa, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi. Họ là người đại diện cho lòng yêu nước, ý chí, nghị lực, sức mạnh quật khởi của người phụ  nữ Việt Nam, sức mạnh và trí tuệ Phụ nữ Việt Nam, nét đẹp văn hoá dân tộc “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
 

 

Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi (sinh vào ngày 01-8 năm Giáp Tuất, năm 14 sau công nguyên), là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh (người đứng đầu bộ lạc huyện Mê Linh, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay) thuộc dòng dõi Hùng Vương. Mẹ là bà Man Thiện. Hai Bà mồ côi cha sớm nhưng được mẹ quan tâm nuôi dưỡng, dạy cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, truyền lòng yêu nước, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện võ nghệ. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc tướng huyện Chu Diên (Hà Nội ngày nay) rất đau lòng chứng kiến hành động tàn bạo của phong kiến phương Bắc.

 

 

Với chính sách cai trị hà khắc, nhà Đông Hán, đại diện là viên Thái thú Tô Định - người vô cùng bạo ngược, tham lam, vừa giết người đặc biệt là “con trai Việt”, vừa cướp của cải. Tận mắt chứng kiến hình ảnh ấy, Hai Bà Trưng cùng Thi Sách chiêu mộ nghĩa quân, chuẩn bị khởi nghĩa. Song, cuộc khởi nghĩa chưa diễn ra thì Thi Sách bị Tô Định giết chết. Thù chồng, nợ nước, bà Trưng Trắc đã cùng em gái Trưng Nhị phát động cuộc khởi nghĩa ở cửa Sông Hát (thuộc địa phận huyện Phúc Thọ, Hà Nội ngày nay) với lời thề sắt son trước giờ xuất binh:

 

 “Một xin rửa sạch nước thù

 

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

 

Ba kẻo oan ức lòng chồng

 

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.

 

Lời hịch thiêng liêng “Đền nợ nước, trả thù nhà” đã nhận được sự hưởng ứng của các Lạc hầu, Lạc tướng và những người yêu nước ở khắp các thị, quận cùng đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.

 

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh như vũ bão, giáng những đòn mạnh mẽ vào kẻ thù, buộc Tô Định phải bỏ chạy về nước. Dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được tập hợp, thống nhất thành một phong trào rộng lớn từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm cả người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ.

 

Bằng ý chí, uy tín và nghị lực phi thường của hai người phụ nữ, nhân dân đã tập hợp thành lực lượng đông đảo, chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa quân của Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành, thu toàn bộ lãnh thổ nước Việt, đánh bại âm mưu xâm lược của phong kiến phương Bắc. Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước được hoàn toàn độc lập. Trưng Trắc lên làm vua, được suy tôn là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.

 

Trong lịch sử thế giới, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chống lại quân Đông Hán phương Bắc xâm lược được xem là cuộc khởi nghĩa của những bậc nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đứng lên tranh đấu giành độc lập cho đất nước, trước cả nữ anh hùng Jeanne d'Arc (1412-1413) của Pháp gần 14 thế kỷ. Hai Bà Trưng được vinh danh là những người phụ nữ mở nước đầu tiên của Việt Nam và xây dựng kinh đô tại Mê Linh - Phú Thọ, tiếp tục cùng nhân dân giữ vững nền độc lập, quyền tự chủ dân tộc trong gần 3 năm. Vì vậy, dân gian thường truyền nhau câu thơ:

 

“Đô kỳ đóng cõi Mê Linh

 

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”.

 

Nói về sự kiện này, trong Đại Việt sử ký toàn thư, nhà sử học Lê Văn Hưu ghi nhận công lao của Hai Bà Trưng như sau: “Trưng Trắc và Trưng Nhị là đàn bà, vậy mà hô một tiếng, các quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều nhất tề hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, xem thế cũng đủ biết hình thế nước Việt ta có thể dựng nghiệp bá vương được…”.

 

Sử gia Ngô Sĩ Liên đã viết “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, liền vung tay hô một tiếng mà khiến cho quốc thống của nước nhà có cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng đâu phải chỉ khi sống thì dựng nước xưng vương, mà còn cả ở khi chết còn có thể ngăn chặn tai họa. Phàm gặp những tai ương hạn lụt, cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả đến Trưng Nhị cũng vậy. Ấy là vì đàn bà mà có đức hạnh của kẻ sĩ, cho nên, khí hùng dũng ở trong khoảng trời đất chẳng vì thân đã chết mà kém đi.… đại trượng phu… nên nuôi lấy khí phách cương trực và chính đại đó…”.

 

Nhà Hán thấy bà xưng vương đã dấy quân đánh lấy lại các thành. Tháng 1-42, Mã Viện - tướng nhà Hán tiến đánh vào kinh đô nước Việt. Hai Bà Trưng cùng nhân dân quyết tâm đánh lại quân nhà Hán và quân Hán đánh trả quyết liệt tại vùng Lãng Bạc (Tiên Sơn - Bắc Ninh), Cẩm Khê (Ba Vì - Hà Nội). Trước sức mạnh của kẻ thù, Hai Bà đã tự gieo mình xuống Hát Giang tử tiết vào ngày 6-2-43.

 

Bộ Lịch sử Việt Nam của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1971), khi phân tích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có nhận xét: “Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà là kết tinh của quá trình đấu tranh, khi âm thầm, khi công khai của nhân dân Việt Nam. Đấy là một phong trào nổi dậy của toàn dân vừa quy tụ vào cuộc khởi nghĩa ở Hát Môn do Hai Bà Trưng đề xướng, vừa tỏa rộng trên toàn miền Âu Lạc cũ. Khởi nghĩa đã thắng lợi vì đó là một phong trào có tính chất quần chúng rộng rãi chứ không phải là một hành động tự phát của một tù trưởng, một bộ lạc riêng lẻ”.

 

Sau khi Hai Bà Trưng mất, tưởng nhớ công ơn của các liệt nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc, nhân dân nhiều địa phương đã lập đền, miếu thờ phụng Hai Bà và các tướng lĩnh. Đặc biệt, ở Kinh đô Mê Linh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân luôn quan tâm việc giữ gìn, tôn tạo đền thờ Hai Bà Trưng. Hằng năm tổ chức lễ hội dâng hương tưởng nhớ công đức Hai Bà đối với dân tộc.

 

Năm 1980, Đền thờ Hai Bà Trưng được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt quan trọng. Đền thờ được gìn giữ, tôn tạo, mở rộng nhằm tôn vinh công lao của Hai Bà. Qua đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau, đồng thời thể hiện lòng biết ơn, trách nhiệm, sự tri ân của thế hệ hôm nay với các bậc tiên hiền có công với nước.

 

Cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đầu công nguyên không chỉ là bằng chứng hùng hồn của tinh thần yêu nước, yêu tự do cũng như khí phách “tấn công cả trời” của tổ tiên ta thời đó mà còn định ra một loại hình chiến tranh trước đây chưa hề có mà sau này dân tộc ta kế thừa, phát huy lên tầm cao mới trong các cuộc kháng chiến chống ngoại bang mà đỉnh cao là trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

 

Tiếp nối chiến công hiển hách của Hai Bà Trưng đầu thế kỷ, phụ nữ Việt Nam luôn chắc tay liềm, vững tay súng, cùng với dân tộc Việt Nam làm nên huyền thoại trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Họ thật sự xứng đáng với danh hiệu mà Bác Hồ phong tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và sáng tạo trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc nói chung và phụ nữ nói riêng. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mãi mãi là tài sản vô giá về tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của nhân dân Việt Nam. Tiếp nối truyền thống vẻ vang của Hai Bà, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, cùng với nhân dân cả nước, phụ nữ Việt Nam luôn tỏ rõ phẩm chất tốt đẹp: Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bình luận (0)
Đỗ Thị Mai
Xem chi tiết
Smile
2 tháng 4 2021 lúc 18:50

Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi dưới thời nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương, sau khi thoát khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa. Tháng 2 năm 544, sau khi đánh bại quân nhà Lương (Trung Quốc), Lý Bí xưng là Hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Ô Diên thành, tại làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội. 

Việc thành lập nhà nước Vạn Xuân có ý nghĩa:

- Lật đổ ách thống trị của nhà Lương, ra đời nhà nước độc lập đầu tiên là Vạn Xuân sau hơn 500 năm đấu tranh của dân tộc ta.

- Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, đánh dấu bước trưởng thành trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

- Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân đã thể hiện ý chí tự cường, tự chủ của dân tộc ta, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành một đơn vị hành chính cùa Trung Quốc.

- Sự tồn tại của nhà nước Vạn Xuân trong hơn nửa thế kỉ là sự cổ vũ to lớn đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở các thế kỉ sau đó.


 

Bình luận (2)
Lê thùy dương
Xem chi tiết

1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X

Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 - 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820).

Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.

2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, quân khởi nghĩa đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), rồi từ Mê Linh tiến đánh, chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành. Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi, Trưng Trắc được nhân dân suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.

Lên làm vua. Trưng Vương bắt tay ngay vào việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ và xá thuế trong 2 năm liền cho nhân dân ba quận.

Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa được phong chức tước như Trần Thị Đoan, Lê Chân, Thiều Hoa, Ngọc Lâm, Vũ Thục Nương... Tổ chức chính quyền của Trưng Vương còn rất sơ khai nhưng là một chính quyền độc lập, tự chủ của nhân dân ta được ra đời sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi và đã cổ vũ tinh thần đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc sau đó.

Mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người, chia làm 2 cánh thuỷ, bộ kéo vào xâm lược nước ta.

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo rất anh dũng, nhưng do lực lượng yếu nên đã bị thất bại.

Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt ở Lãng Bạc. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Trưng Vương phải rút quân về cổ Loa Cổ Loa bị thất thủ, quân Trưng Vương lui về Hạ Lôi và từ Hạ Nội lui về giữ Cẩm Khê (vùng chân núi Ba Vì đến vùng chùa Hương - Hà Tây) Quân Mã Viện dồn sức đánh bại quân Hai Bà ở Cấm Khê. Hai Bà Trưng hi sinh. Đại quân của Hai Bà bị tan vỡ, số còn lại rút về chiến đấu ở Cửu Chân cho đến khi bị tiêu diệt.

b) Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân

Mùa xuân năm 542, nhân lúc nhân dân đang oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta, nổi dậy khởi nghĩa. Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh). Chính quyền đô hộ bị lật đổ. Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ ra đời.

Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng với Thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế phải rút quân về Vĩnh Phúc, rồi Phú Thọ và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục rút quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) tổ chức kháng chiến. Đến năm 550, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Triệu Quang Phục lên làm vua (Triệu Việt Vương).

Năm 571, Lý Phật Tử (một người họ hàng với Lý Nam Đế) bất ngờ đem quân lánh úp Triệu Việt Vương, cướp ngôi. Sử ghi là Hậu Lý Nam Đế. Năm 603, nhà Tuỳ đem quân xâm lược. Lý Phật Tử bị bắt. Nhà nước Vạn Xuân kết thúc.

c) Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ

Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ. Năm 907. Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, tạo điều kiện để đi đến hoàn toàn tháng lợi vào năm 938.

d) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, thay họ Khúc nắm giữ chính quyền tự chủ. Đầu năm 937, ông bị Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Tháng 10 — 938. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Cống Tiễn. Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai.

Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở bên bờ sông. Khi thuỷ triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả lua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô quân ta đổ ra đánh. Thuyền giặc vướng cọc lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ, tướng giặc bị tiêu diệt.

Nhận xét về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVIII viết : “Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”.

Quân 13 nhử địch vâo trận địa 4 4 Bãi cọc ngắm Địch tiến quân A A (giả định) Địch tháo chạy.

Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta ...

Bình luận (7)
Nguyen Kieu Trang
Xem chi tiết
Khanh Tay Mon
20 tháng 4 2019 lúc 17:18

Boi vi nuoc ta bi xam lupoc nhung van co gangdoan ket de thoat ra va chinh su phat trien ay da giup nuoc ta phat trien

Bình luận (0)