Bài 19. Phong trào Cách mạng trong những năm 1930 - 1935

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Kim Thương
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Mai
16 tháng 3 2017 lúc 21:24
Cuối năm 1931, Pháp đã thi hành chính sách khủng bố trắng, thẳng tay đàn áp, làm cho lực lượng cách mạng Việt Nam bị tổn thất nặng nề: + Hàng ngàn chiến sĩ cộng sản, hàng vạn người yêu nước bị bắt; bị giết hoặc tù đày. + Các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ trung ương đến địa phương lần lượt bị phá vỡ. ->Phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống. Mặc dù bị khủng bố ác liệt, các đảng viên cộng sản yêu nước vẫn tìm cách nối lại liên lạc để gây dựng lại lực lượng cách mạng: + Các đảng viên trong tù tìm cách liên lạc với nhau và bắt liên lạc với bên ngoài để hoạt động. + Số đảng viên còn lại bên ngoài bí mật tìm cách gầy dựng lại các tổ chức cơ sở của Đảng. Đến cuối năm 1934 đầu 1935, hệ thống tổ chức Đảng trong nước đã được khôi phục: + Các xứ ủy Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ được lập lại. + Các đoàn thể như công hội, nông hội…cũng được lập lại. + Đến tháng 03/1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng đã họp ở Macao (Trung Quốc) chuẩn bị cho một thời kì đấu tranh mới.
진혜미
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 4 2020 lúc 20:04

Sau khi nắm chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã đưa ra một loạt các chính sách thể hiện tính dân chủ cao:

- Về chính trị: chính quyền cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thành lập các đoàn thể cách mạng dưới hình thức các Nông hội, Công hội, Hội tương tế,...

- Về kinh tế: chia lại ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ.

- Về văn hóa, giáo dục: khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội, tuyên truyền ý thức chính trị cho quần chúng...

⟹ Như vậy thông qua những việc làm trên, Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.


LTP TV
Xem chi tiết
Liêu Anh tú
16 tháng 1 2018 lúc 20:55

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở Mĩ (tháng 10-1930) rồi lan nhanh sang các nước tư bản khác, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, xã hội của các nước tư bản.
- Pháp là nước tư bản nên chịu chung tác động của cuộc khủng hoảng này. Khủng hoảng diễn ra ở Pháp rồi lan nhanh ra các thuộc địa và phụ thuộc của Pháp, trong đó có Việt Nam.
- Dưới tác động của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế, xã hội Việt Nam bị khủng hoảng nặng nề :
+ Nông nghiệp, công nghiệp bị suy sụp, xuất nhập khẩu bị đình đốn, hàng hóa khan hiếm (do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp).
+ Khủng hoảng kinh tế đã tác động tới tất cả các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam, làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ (nhà máy bị đóng cửa, công nhân không có việc làm hoặc có việc làm thì lương rất thấp ; sản xuất nông nghiệp sa sút do xuất khẩu lúa gạo bị đình trệ, nông dân bị bần cùng hoá...; đời sống của tư sản, tiểu tư sản bấp bênh...).
+ Thực dân Pháp còn tăng cường chính sách thuế khóa, làm cho đời sống của nhân dân càng thêm cùng cực

LTP TV
Xem chi tiết
Liêu Anh tú
16 tháng 1 2018 lúc 20:54

Các đảng viên trong nhà tù của bọn thực dân Pháp đã nêu cao khí phách kiên cường, bất khuất, kiên trì đấu tranh bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng, biến nhà tù thành trường học cách mạng và vẫn tìm mọi cách để liên hệ với các cơ sở Đảng ở bên ngoài.

mancheung
Xem chi tiết
Phạm Kiều Anh
Xem chi tiết
Hà Phước
13 tháng 4 2018 lúc 13:15

– Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã tác động nặng nề đến nền kinh tế Đông Dương. Nhiều nhà máy, xí ngiệp , đồn điền đã bị thu hẹp quy mô sản xuất . Hàng vạn công nhân bị sa thải. Đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động vô cùng khó khăn….do đó họ chỉ có một con đường là vùng dậy đấu tranh.

– Nhân dân ta vốn có truyền thống đấu tranh anh dũng. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930), thực dân Pháp đã lập Hội đồng đề hình thường trực, đưa hàng loạt chiến sĩ yêu nước lên máy chém. Lòng căm thù của các tầng lớp nhân dân Việt Nam đối với bọn thực dân đế quốc càng sâu sắc. Do đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam phong trào đấu tranh của quần chúng đã phát triển mạnh mẽ khắp ba miền Bắc-Trung-Nam, phong trào phát triển thành cao trào cách mạng diễn ra hết đợt này đến đợt khác cho tới giữa năm 1931.

– Nghệ Tĩnh là nơi phong trào cách mạng phát triển nhất: Khí thế phong trào sục sôi , quyết liệt, rộng khắp ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Một hình thức chính quyền nhân dân kiểu Xô-Viết được thành lập.

Nguyễn Trần Anh Vũ
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 4 2020 lúc 10:24

Là học sinh chúng ta cần :

- Học tập thật giỏi để trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ trở thành người có ích cho xã hội .

- Tuyên truyền truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

-Biết ơn,tưởng nhớ các vị anh hùng của dân tộc.

- Biết quý trọng và giữ gìn những gì tổ tiên, ông cha để lại.

Trúc chó
Xem chi tiết
Trịnh Long
29 tháng 1 2021 lúc 19:54

Điểm giống nhau giữa luận cương chính trị và cưỡng lĩnh của Đảng

Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách. Phương hướng chiến lược đã phản ánh xu thế của thời đại và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam.

 

Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc.

 

Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.

 

Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.

 

Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.

 

Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản. “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam”. Sự giống nhau trên là do cả hai văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917.

Bên cạnh những điểm giống nhau, hai cương lĩnh trên có một số điểm khác sau: Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam còn Luận cương rộng hơn (Đông Dương).

 

Điểm khác nhau giữa luận cương chính trị và cưỡng lĩnh của Đảng

Một là, xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng: Trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng( nhiệm vụ dân tộc và dân chủ). Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết. Như vậy mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa. Trong Luận cương chính trị thì xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”.

 

Hai nhiệm vụ chiến lược dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng một lúc có quan hệ khăng khít với nhau. Việc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầu khách quan đồng thời giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc. Tuy nhiên, Luận cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.

Hai là, về lực lượng cách mạng: Trong Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng.

 

Như vậy, ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc. Với Luận cương thì xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là đông lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Điều đó cho thấy ta chưa phát huy được khối đoàn kết dân tộc, chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.

 

Tóm lại, Luận cương đã thể hiện là một văn kiện tiếp thu được những quan điểm chủ yếu của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt, xác định được nhiệm vụ nòng cốt của cách mạng.

Tham khảo ạ!

Nguyễn Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Trịnh Long
31 tháng 1 2021 lúc 12:41

undefined

︵✰Ah
31 tháng 1 2021 lúc 13:30

Mất luôn bài đăng

Tôn Tuệ Như
Xem chi tiết

- Khi chính quyền của đế quốc, phong kiến ở nhiều huyện bị tê liệt, nhiều xã tan rã, các ban chấp hành nông hội xã do các Chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

- Căn cứ vào các ý : Ai là người quản lí công việc ở thôn, xã ? Hình thức chính quyền ra sao ? Các chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội để khẳng định Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng

 + Về chính trị : chính quyền cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thành lập các đoàn thể cách mạng dưới hình thức các nông hội, Công hội, Hội tương tế...

+ Về kinh tế: chia lại ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ.

+ Về văn hóa, giáo dục : khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội, tuyên truyền ý thức chính trị cho quần chúng...