Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Mary Tạ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
19 tháng 1 2018 lúc 20:49

vì:

Giải phóng Nghệ An, Tân Bình , Thuận Hóa , lực lượng nghĩa quân đã trưởng thành , khu giải phóng dài từ Thanh Hóa đến Hải Vân , làm đà tiến công ra Bắc .

Đều là sự chiến đấu quyết liệt của nhân dân ta

Bình luận (0)
pi lùn pé
Xem chi tiết
nguyễn thị thảo ngân
18 tháng 1 2018 lúc 13:35

bn hc sach vnen a.

Bình luận (2)
Ngô Thanh Hoài
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Bé
19 tháng 5 2016 lúc 14:34

vì  Nghệ An là vùng đất rộng, người đông địa hình hiểm trở xa trung tâm của địch

Bình luận (0)
Phạm Thái Dương
19 tháng 5 2016 lúc 15:57

Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời rừng núi Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An là nơi đất rộng người đông và cũng rất hiểm yếu để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông Đô.

Bình luận (0)
tran le nhu hoa
16 tháng 1 2018 lúc 20:20

co moi day minh hom qua nha

nguyen chich dua ra ke hoach chuyen dia bang hoat dong ve nghe an noi dat rong nguoi dong dia the hiem yeu va ke hoach nay duoc le loi chap nhan nghia quan theo duong nui vao nghe an

Bình luận (0)
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Nghiêm Hồng Oanh
3 tháng 1 2018 lúc 21:39

a) Lực lượng còn yếu nên phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công của quâm Minh. Lương thực thiếu trầm trọng.

Dẫn chứng : - Nhiều lần phải rut quân lên núi Chí Linh

- Phải mổ voi , ngựa ( cả của Lê Lợi ) để nuôi quân

- Phải tạm hòa với nhà Minh

b) Lê Lai quê ở thôn Dựng Tú , Lương Giang nay là xã Kiên Thọ , huyện Ngọc Lặc , tỉnh Thanh Hóa. Là con của Lê Kiều, nối dời làm chức phụ đạo trong vùng. Lê Lai tính cương trực , dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt, lo việc hậu cần cho Lê Lợi.

Bình luận (0)
Hà Thanh Thảo
Xem chi tiết
Đinh Trâm Anh ( Yêu Đ )
16 tháng 1 2018 lúc 19:23

Em thích nhất nhân vật Lê Lai. Vì ông đã hi sinh bản thân để cứu Lê Lợi, ông đã dũng cảm cải trang thành Lê Lợi để chết thay cho ông.

Khi Lê Lợi bắt đầu tập hợp quân đội vào năm 1416, Lê Lai là một trong những người đầu tiên tham gia. Lê Lai nhanh chóng trở thành một trong những người đàn ông đáng tin cậy nhất của Lê Lợi, và trong một cuộc họp tại Lũng Nhai, Lê Lợi và 18 người khác bao gồm Lê Lai đã tuyên thệ để bảo vệ Việt Nam với chi phí cho dù những hậu quả có thể xảy ra. Tháng 2 năm 1418, cuộc nổi dậy trở nên sôi động sau khi Lê Lợi tự tuyên bố mình là vua của tỉnh Bình Định. Trong thời gian đó Lê Lai được bổ nhiệm làm một trong những người chỉ huy cấp dưới của Lê Lợi, giữ chức vụ này cho tới khi ông đứng cuối Chí Linh .Tháng 4/1418, hai tháng sau khi Lê Lợi tuyên bố là vua của tỉnh Bình Định, quân Minh bao vây một đội phiến quân Việt Nam bao gồm Lê Lai và Lê Lợi tại núi Chí Linh trong mười ngày. Trong 10 ngày đó, quân đội Việt Nam thiếu lương thực, nước và bị ốm do thời tiết lạnh. Bị lo sợ rằng quân đội sẽ sớm bị quân đội nhà Minh xé nát và biết rằng việc chiếm Lê Lợi sẽ chấm dứt cuộc nổi dậy của Việt Nam, Lê Lai tình nguyện giả vờ Lê Lợi bằng cách mặc áo giáp Lê Lợi và tấn công một số quân đội Việt Nam còn lại chống lại quân đội Minh, dành thời gian cho Lê Lợi trốn thoát. Trong khi lén lút làm việc, Lê Lai đã bị bắt và bị hành quyết bởi quân đội Minh sau khi quân đội của ông bị đè bẹp trong cuộc tấn công.Do sự hy sinh của Lê Lai, Lê Lợi sẽ phải chiến đấu với quân Minh trong chín năm nữa cho đến khi đạt được thắng lợi và độc lập cho Việt Nam vào năm 1427. Mặc dù cuộc đời của ông trước cuộc nổi dậy chưa được biết đến rộng rãi nhưng Lê Lai vẫn được coi là một biểu tượng lòng dũng cảm và lòng yêu nước ở Việt Nam. Câu chuyện về hy tế của ông vẫn được kể lại ở Việt Nam thông qua sách lịch sử, truyền hình và truyện tranh. Sau khi đánh bại quân Minh và trở thành hoàng đế của Việt Nam, Lê Lợi tuyên bố rằng nếu sau khi chết thì tưởng niệm một vị trí tưởng niệm, một ngày tưởng niệm Lê Lai phải được tổ chức một ngày trước mình như một phương tiện để vinh danh chủ nghĩa anh hùng của Lai và hy sinh trong cuộc nổi dậy. Đài tưởng niệm cho cả hai người vẫn được tổ chức tại Việt Nam ngày hôm nay, với sự kiện tưởng niệm Lê Lợi vào ngày 22 tháng 8, và Lê Lai vào ngày 21 tháng 8.

Bình luận (1)
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
19 tháng 3 2017 lúc 11:06

Lý do giảng hòa bởi vì:
+ Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều gian nan, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao ⇒ tạm hoãn để tranh thế bao vây
+ lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn ⇒ củng cố lực lượng

Bình luận (1)
qwerty
19 tháng 3 2017 lúc 10:59

Lý do giảng hòa bởi vì:
+ Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều gian nan, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao---->>> tạm hoãn để tranh thế bao vây
+ lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn--->>> củng cố lực lượng
Quân minh đồng ý vì
+ dụ hòa lê lợi để làm mất ý chí của nghĩa quân
+ tập trung lực lượng để giao chiến với quân mông cổ đang quấy nhiễu phía bắc

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
19 tháng 3 2017 lúc 11:01

Lý do giảng hòa bởi vì:
- Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều gian nan, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao \(\rightarrow\)tạm hoãn để tranh thế bao vây
- Lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn \(\rightarrow\) củng cố lực lượng

Bình luận (0)
hoai thu nguyen
Xem chi tiết
Musa Fairy Of Music
6 tháng 1 2017 lúc 20:57

mình cũng đag có câu hỏi giống bn

Bình luận (0)
Lê Hiếu
6 tháng 1 2017 lúc 21:14

- Đọc đoạn trích dưới đây và cho biêt em liên tưởng đến sự kiện lịch sử: cuộc khởi nghiã Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.

- Những hiểu biết của em về một số nhân vật lịch sử liên quan đến sự kiện mà em biết là :Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú, Trịnh Vô, Vũ Uy, Lê Liễu và Lê Xa Lôi, Nguyễn Chích,...

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Hoài Thư
6 tháng 1 2017 lúc 22:25

cho mình hỏi chút : đoạn trích trên là ở cuốn sách nào vậy bạn ? Bình Ngô Đại Cáo hay cuốn nào ????

Bình luận (7)
Trương Tuấn KIệt
Xem chi tiết
Huyền Tô
28 tháng 12 2017 lúc 20:46

lũng nhai : huyện thưỡng xuân , thanh hóa

chí linh huyện lang chánh , thanh hóa

linh sơn lang chánh , thanh hóa

khôi huyện :khôi sách , miền tây ninh binh

ngọc lặc : thanh hóa

Bình luận (2)
Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Thiên Phong
12 tháng 1 2018 lúc 21:54

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Giải phóng Tản Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba. tiến thẳng vào Đông Quan.
Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

Bình luận (0)
trandanhtuankiet
Xem chi tiết
Lê Thị Ánh Thuận
8 tháng 4 2017 lúc 20:58

Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang là một loạt trận đánh diễn ra từ ngày 18 tháng 9 năm 1427 đến cuối tháng 10, năm 1427 giữa lực lượng khởi nghĩa Lam Sơn của Việt Nam và 2 đạo quân viện binh nhà Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Quân Lam Sơn đã giành được chiến thắng quyết định.

Chiến thắng này khiến cho tướng nhà Minh là Vương Thông hết hy vọng, quyết định giảng hoà, khi chưa được sự cho phép của triều đình nhà Minh.

Bình luận (2)
Phương Anh Lê
12 tháng 1 2018 lúc 20:09

Tích cực “đánh vào lòng người”, làm lung lay ý chí quân xâm lược, tăng thêm sức mạnh cho các lực lượng tiến công. Đây là nghệ thuật kết hợp tài tình, khéo léo giữa chính trị với quân sự của Nghĩa quân, nhằm mục đích giành thắng lợi với tổn thất ít nhất không chỉ cho ta mà cho cả địch. Khi biết Liễu Thăng chỉ huy một đạo quân tiến vào nước ta, để kích động tính kiêu ngạo, khinh thường kẻ khác của Liễu Thăng, Nguyễn Trãi đã khéo léo dụ Liễu Thăng bằng những lời lẽ của người chắc thắng (nên lui quân, nếu không sẽ bị đánh, hối không kịp), làm cho Liễu Thăng càng hung hăng, mất cảnh giác. Vốn là tên tướng kiêu ngạo, khi nhận được thư của Nguyễn Trãi, Liễu Thăng đã không thèm quan tâm, cứ dẫn quân tiến vào Chi Lăng. Đối với đạo quân của Mộc Thạnh, Nghĩa quân Lam Sơn sử dụng nghệ thuật “khuếch trương chiến quả” bằng tin thắng lợi của các trận Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát (mang bằng sắc, ấn tín của Liễu Thăng) và bức thư của Lê Lợi đến báo tin cho Mộc Thạnh biết rằng đạo quân Quảng Tây đã bị thiệt hại nặng, đang sắp bị tận diệt. Mộc Thạnh nhận được thư, trông thấy ấn tín, bằng sắc của Liễu Thăng và nghe tin Lương Minh, Lý Khánh tử trận, vô cùng kinh hãi “sợ mà vỡ mật” (Bình Ngô đại cáo). Hắn vội vàng ra lệnh rút quân về nước ngay trong đêm và một mình một ngựa tẩu thoát về Vân Nam. Trận này, Nghĩa quân toàn thắng “mà không tốn một mũi tên” (Bình Ngô đại cáo). Trong lúc quân địch bị bao vây khốn đốn, Nguyễn Trãi lại gửi cho địch một bức thư như một tối hậu thư, nói rõ là mở đường về cho chúng, trong ba ngày phải lên đường... đã làm lung lay ý chí quân xâm lược, tạo điều kiện cho trận Xương Giang toàn thắng.

Bình luận (0)