Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Bành Thị Kem
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Thy
28 tháng 4 2018 lúc 14:48

Khi cần phải thu thập những tài liệu hoặc đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Khánh
Xem chi tiết
Trịnh Ánh Ngọc
28 tháng 4 2017 lúc 12:08

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, có nghĩa là : Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

- Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác.

Còn ví dụ thì bạn có thể tham khảo ở SGK Giáo dục công dân ở phần bài tập.

Chúc bạn học tốt.

Bình luận (0)
Nguyễn Vi Lâm
Xem chi tiết
maihoangtan
25 tháng 4 2018 lúc 19:30

Điều 22 Luật Hiến pháp năm 2013 quy định

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Điều 46 bộ luật dân sự năm 2005 cũng có quy định cụ thể về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như sau

Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý.

Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Trong trường hợp chủ thể có hành vi xâm phạm chỗ ở hợp pháp của người khác thì sẽ chịu gánh chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Vân Ánh
Xem chi tiết
Lina Minh Linh
3 tháng 5 2018 lúc 20:08

Vì đó là quyền cơ bản và quan trọng của mỗi công dân được quy định tại điều 22, hiến pháp 2013.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
Jenny Phạm
14 tháng 5 2017 lúc 20:09

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là một trong những quyền cơ bản của mỗi công dân . Mỗi công dân có quyền được cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng về chỗ ở của mình. Không ai được phép vào nhà người khác khi người đó chưa cho phép, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

- Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác và đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình . Phê phán, tố cáo những người làm trái pháp luật về xâm phạm đến chỗ ở của người khác

Câu này giống vs câu thi khảo sát chất lượng của mình

Bình luận (0)
Thảo Phương
14 tháng 5 2017 lúc 20:38

-

Q​​​​​​uy định là :

Quyền bất khả xâm phạm là quyền cơ bản nhất của mọi công dân .

+ Chở ở của công dân được nhà nước , mọi người tôn trọng và bảo vệ.

+ Ko ai dc xâmphạm, tự ý vào chỗ ở của người khác , trừ trường hợp pháp luật cho phép .

Chỉ dc khám chỗ ở khi :

+ Cần bắt người phạm tội đang lẩn trốn

+ Cần thu thập tang vật , chứng cứ liên quan đến hành vi phạm tội

*Bản thân e:+Tôn trọng chỗ ở của ng khác

+Phê phán tố cáo ng lm trái pháp luật,xâm phạm chỗ ở của ng khác

Bình luận (1)
banoheto
7 tháng 6 2017 lúc 20:37

Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân, quyền đó yêu cầu chúng ta rằng phải tôn trọng đến chỗ ở của người khác, đồng thời nên tự biết bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán người làm trái pháp luật. Bản thân em đã thực hiện quyền này như là:

-Xin phép trước khi vào nhà của người khác.

-Không tự ý ra vào nhà của người khác khi chưa được người đó cho phép.

-Tôn trọng chỗ ở của người khác.

-Tố cáo người làm trái với pháp luật.

-Biết bảo vệ chỗ ở của mình.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Vân Anh
Xem chi tiết
Lina Minh Linh
3 tháng 5 2018 lúc 20:15

Vì đó là quyền cơ bản được quy định tại điều 22, hiến pháp 2013.

Còn VD bạn tự tìm nha.

Bình luận (0)
Trân Nguyễn Huyền
Xem chi tiết
Linh Phương
24 tháng 4 2017 lúc 6:32

- Điều 22 Luật Hiến pháp năm 2013 quy định

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Điều 46 bộ luật dân sự năm 2005 cũng có quy định cụ thể về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như sau

Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý.Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

- Trong trường hợp chủ thể có hành vi xâm phạm chỗ ở hợp pháp của người khác thì sẽ chịu gánh chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Bình luận (0)
Thảo Phương
24 tháng 4 2017 lúc 17:30

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một quyền Hiến định được quy định tại Điều 22 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định”.

Điều 12 Luật cư trú hiện hành diễn giải khái niệm về chỗ ở hợp pháp của công dân như sau: “Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, chỗ ở của một người là nơi người đó sống đời sống riêng thường ngày, cũng là nơi “ẩn chứa” những bí mật của cá nhân, của gia đình (bí mật đời tư). Vì vậy, mỗi cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, được toàn quyền cho phép hoặc không cho phép người khác vào nơi ở của mình. Điều 46 Bộ luật dân sự hiện hành quy định: “Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Theo quy định tạo Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu điện, bưu phẩm thì việc khám chỗ ở chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong chỗ ở của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Việc khám chỗ ở cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã. (Tất nhiên việc khám chỗ ở phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định).

Như vậy, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không phải là quyền tuyệt đối. Nhà nước chỉ bảo hộ quyền đó của công dân để chống lại sự xâm phạm bất hợp pháp của những cá nhân, tổ chức khác đối với chỗ ở hợp pháp của công dân; còn khi công dân lợi dụng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở để che giấu hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật thì quyền này không còn được pháp luật bảo vệ.

Bình luận (0)
minh thu
Xem chi tiết
minh thu
22 tháng 4 2018 lúc 20:12

mk ko bt

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Khanh
25 tháng 4 2018 lúc 20:36

Không. Nếu là em thì em cũng sẽ xông vào dùng nước để dập tắt lửa, gọi cho cứu hỏa và gọi báo cho chủ nhà biết

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Cô Chủ Nhỏ
30 tháng 3 2017 lúc 11:00

a) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì ?

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân :

+ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền này được các cơ quan nhà nước, được mọi người tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

+ Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu như không được người đó cho phép.

+ Không ai được tự ý khám xét nơi ở của người khác khi không được pháp luật cho phép.

b) Những hành vi nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân ?

Những hành vi là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân là:

+ Tự ý vào nơi ở của người khác khi họ chưa đồng ý.

+ Tự ý vào nhà người khác khi vắng chủ.

+ Khám xét chỗ ở không đúng quy định pháp luật.

Bình luận (0)
Nguyễn Bích Ngọc
Xem chi tiết
nguyễn hải yến
9 tháng 4 2017 lúc 20:27

- tự ý vào chỗ ở của người khác mà chưa đc người đó đồng ý

- vào chỗ ở của người khác khi họ không có nhà

- tự ý khám nhà khi không có lệnh của cấp có thẩm quyền

tk mk na, thanks nhiều! ok

Bình luận (1)