Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

Nguyen Tran Quynh Lan
Xem chi tiết
Phạm Thị Huệ
18 tháng 11 2016 lúc 18:20

Khối lượng khí thải vào năm 2000 của :
Hoa Kì là : 20 X 281421000 = a tấn
Pháp là: 6 X 59330000 = b tấn
Khối lượng khí thải năm 2000 của 2 nước này là : a + b tấn

Bình luận (0)
Phạm Hồng Ngọc
23 tháng 10 2017 lúc 19:27

phép chia

Bình luận (0)
Đào Ngọc Quý
Xem chi tiết
Ánh Thuu
24 tháng 10 2017 lúc 20:06

- Thủy triều đỏ là do sự phát triển cực thịnh của những loài tảo nhỏ li ti, thủy triều đỏ làm nước biển đổi màu từ trong xanh đến vàng nhạt -> vàng thẫm -> đỏ như pha máu. Tảo sinh sôi nảy nở và chết đi với tốc độ cực nhanh, nó làm nước đại dương bị nhiễm độc nặng

- Tình trạng chất lượng nước hồ giảm đột ngột nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng loạt trong nhiều ngày được gợi là thủy triều đen

Bình luận (0)
Hải Đăng
26 tháng 10 2017 lúc 14:49
Hiện tượng thủy triều đỏ có liên quan chặt chẽ tới sự phú dưỡng của thủy vực. Nguyên nhân của hiện tượng trên có liên quan đến các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn và hàm lượng muối dinh dưỡng cũng như các trường khí - thủy văn. Ngoài ra, các chất thải từ hoạt động của con người như nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch, sự phát triển của các nhà máy chế biến thủy sản, hóa chất… cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự hình thành Thủy triều đỏ. H

ầu hết các loài vi tảo biển nở hoa thường đưa đến hậu quả làm cho môi trường xấu đi, hàm lượng oxy hòa tan suy giảm nhanh chóng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thủy sinh vật.

Tảo chết và chìm xuống đáy thủy vực và bị phân hủy bởi các vi sinh vật khác đặc biệt là vi khuẩn.

Kết quả gây nên hiện tượng thiếu ôxy trong các tầng nước làm chết các loài thủy sản. Quá trình này làm thay đổi thành phần hóa học trong nước, gây tăng các khí độc. Đến nay, các nhà khoa học đã xác nhận có khoảng trên 300 loài vi tảo đã hình thành sự nở hoa làm thay đổi màu nước. Trong đó có khoảng 1/4 loài (70 - 80 loài) gây hiện tượng nở hoa có khả năng sản sinh độc tố đang là mối đe dọa đến khu hệ động vật và thực vật tự nhiên ở nước, nghề nuôi trồng thủy sản và sức khỏe của con
người (nguyên nhân do độc tố tảo có thể được tích lũy trong vài loài động vật thân mềm sò, ốc hay cá… và không bị phá hủy trong quá trình đun nấu, không ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm. Do vậy cả ngư dân cũng như người tiêu dùng khó có thể xác định được các thực phẩm biển bị nhiễm độc do tảo gây ra. Hiện nay, có 5 loại triệu chứng ngộ độc do tiêu thụ thực phẩm biển nhiễm độc tố tảo xảy ra với con người. Trong đó, đặc biệt dạng ngộ độc gây tê liệt cơ (PSP) có thể gây tử vong và
dạng ngộ độc Ciguatera rất phổ biến trong vùng nhiệt đới. Theo các nhà khoa học, trong vài thập kỷ qua, hiện tượng Thủy triều đỏ và nở hoa nước đang gia tăng ở cả 2 khía cạnh tần số/cường độ xuất hiện và phân bố địa lý.
Tình trạng chất lượng nước hồ giảm đột ngột nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng loạt trong nhiều ngày kể từ thập niên 1970. Hiện tượng này được các nhà khoa học gọi tên là “thủy triều đen”

Phân tích các mẫu nước hồ lấy từ nhiều nước trên thế giới cho thấy hiện tượng “thủy triều đen” thường xảy trong hồ nước vào mùa thu. Khi đó, chất hữu cơ dưới đáy hồ bắt đầu phân hủy dưới tác dụng của các vi sinh vật, làm thiếu ôxy dưới đáy hồ, giảm hàm lượng pH và tăng nồng độ các gốc axít kali nitrat. Chu kỳ này làm tăng tình trạng thiếu ôxy trong nước và lây lan hợp chất sunfua biến nước hồ có màu đen và mùi hôi. Trong quá trình thay đổi chất lượng nước, các hoạt động của con người như thải chất thải công nghiệp và sinh hoạt vào hồ cũng có thể tạo ra “thủy triều đen” Chúc bạn học tốt!
Bình luận (2)
Tâm Trà
9 tháng 11 2018 lúc 9:09

- Thủy triều đỏ là do sự phát triển cực thịnh của những loài tảo nhỏ li ti, thủy triều đỏ làm nước biển đổi màu từ trong xanh đến vàng nhạt -> vàng thẫm -> đỏ như pha máu. Tảo sinh sôi nảy nở và chết đi với tốc độ cực nhanh, nó làm nước đại dương bị nhiễm độc nặng

- Tình trạng chất lượng nước hồ giảm đột ngột nghiêm trọng và tình trạng cá chết hàng loạt trong nhiều ngày được gợi là thủy triều đen .

Bình luận (0)
Linh Sun
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
31 tháng 10 2016 lúc 21:56

Các biện pháp chống ô nhiễm không khí:

- Không thải các khí thải công nghiệp ra ngoài môi trường.

- Trồng cây xanh quanh các nhà máy và hai bên đường để lọc khí.

 

Bình luận (2)
Nguyễn Trần Thành Đạt
31 tháng 10 2016 lúc 21:56

Các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước:

- Không xịt thuốc quanh nguồn nước.

- Không xả rác xuống nguồn nước,...

Bình luận (1)
nguyen khanh duy
12 tháng 11 2017 lúc 21:18

-Biện pháp chống ô nhiễm không khí:

+Hạn chế khí thải cacbon dioxit(CO2) từ các nhà máy.

+Giảm khói do xe cộ thải ra bằng cách trồng nhiều cây .

+ Sử dụng hiệu quả các thiết bị lọc bụi, khí thải ra từ các nhà máy.

+Đổi mới công nghệ.

-Biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước;

+Hạn chế rác thải ra sông hồ

+nước thải sinh hoạt phải được xử lí trước khi thải ra sông ngòi
+các nhà máy công nghiệp phải xử lí nước thải trước khi thải ra sông ngòi
+ko làm ô nhiễm đất vì chất thải sễ ngấm vào nguồn nước ngầm
+ko thải qua nhiều co2 ra ko khí vì sẽ tạo ra mưa axit và ô nhiễm nước
+sử dụng năng lượng sạch
+tích cực bảo vệ môi trường

Bình luận (0)
marathon shukuru
Xem chi tiết
Emma Watson
26 tháng 10 2017 lúc 18:25

5 nước thải nhiều khí ddiooxit cacbon

Tên nước Lượng khí thải Hoa Kì Trung Quốc Liên bang Nga Nhật Bản Liên bang Đức 5228 3006 1547 1150 884

5 nước có lượng khí thải bình quân đầu người Tên nước Bình quân lượng khí thải Hoa Kì Canada Liên bang Đức Liên bang Nga Anh 19,88 15,9 884 10,47 9,64

Bình luận (0)
Hoàng Tràn Bích Hòa
31 tháng 10 2017 lúc 18:51
stt Tên nước Lượng khí thải
1 Canađa 470
2 Hoa Kì 5228
3 Anh 564
4 Pháp 326
5 Đức 884

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Vân
18 tháng 11 2016 lúc 18:12

* Vẽ biểu đồ hình cột, trục tung thể hiện tấn/năm/người, trục hoành thể hiện các nước Hoa Kì và Pháp.

+ Thể hiện đúng các số liệu và địa danh đã cho.

+ Các cột phải có tỉ lệ tương ứng với số liệu đã cho.

+ Số liệu đặt bên trên từng cột, địa danh đặt bên dưới từng cột.

* Tính tổng lượng khí thải của từng nước nói trên trong năm 2000: + Hoa Kì: 20 tấn/năm/người x 281.421.000 người = 5.628.420.000 tấn.

+ Pháp: 6 tấn/năm/người x 59.330.000 người = 355.980.000 tấn

 

Bình luận (4)
Phan Thùy Dương
1 tháng 11 2017 lúc 19:30

undefined

Bình luận (0)
Đào Ngọc Quý
Xem chi tiết
Ánh Right
24 tháng 10 2017 lúc 20:11

undefined

Bình luận (0)
Hải Đăng
26 tháng 10 2017 lúc 14:50

Bình luận (13)
Kha Han Phan
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
2 tháng 11 2017 lúc 21:15

*Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát tảo biển nở hoa, nó gây ra bởi một số loại tảo sống và nở hoa mang đến màu đỏ hoặc nâu.

* Mưa axit :Độ acid được đo bằng thang pH (thang logarith), trong đó pH = 7 để chỉ các dung dịch trung tính. Thông thường pH = 5,6 (pH 5,6 là mức pH của nước bão hoà khí CO2) được coi là cơ sở để xác định mưa acid. Điều này có nghĩa là bất kỳ một trận mưa nào có độ acid thấp hơn 5,6 được gọi là mưa acid. Cũng cần nói thêm rằng, trong giới chuyên môn đôi khi người ta dùng thuật ngữ "sự lắng đọng acid" (Acid deposition), thay vì mưa acid (acid rain). Hai thuật ngữ này khác nhau ở chỗ acid deposition là sự lắng đọng của acid trong khí quyển xuống bề mặt Trái đất (kế cả dạng khô [các hạt bụi] hay dạng ướt [mưa acid]), còn mưa acid chỉ thuần túy nói về sự lắng đọng acid trong khí quyển xuống bề mặt Trái đất ở dạng ướt.

Bình luận (0)
Tuệ Phạm
2 tháng 11 2017 lúc 21:26

thuỷ triều đen là cách mô tả các vụ tràn dầu trên biển làm mặt biển có nhiều dầu màu đen, gọi là thuỷ triều đen.:cool::cool::cool::cool:leuleu

Bình luận (0)
Huyền Thụn
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
1 tháng 11 2017 lúc 20:48

1, Ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi

2, Ô nhiễm từ chất thải nghề làm bún.

3, Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp.

4, Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt.

IV, Hậu quả của sự ô nhiễm môi trường.

V, Các giải pháp đề xuất.

Thực trạng ô nhiễm môi trường tại địa phương tôi

I,Đặt vấn đề:

Nông thôn Việt Nam nói chung và địa phương em nói riêng là nơi sinh sống chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Tuy nhiên trong những năm qua, kinh tế địa phương tôi tương đối phát triển mạnh nhờ sản xuất đa ngành, từ một địa phương thuần nông nay xuất hiện nhiều ngành nghề như làm bún truyền thống, nuôi trâu bò, nuôi lợn, nuôi gà,trồng hoa màu, một số hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng xuất hiện…nhờ đó đã làm cho đời sống kinh tế của người dân địa phương tôi có những bước phát triển mới. Cùng với sự phát triển đó thì đời sống bà con địa phương được nâng lên. Các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sôi nổi; nhà nhà làm kinh tế, người người làm kinh tế. Công ăn việc làm ở địa phương cơ bản được giải quyết. Tình trạng nông nhàn sinh ra các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc hầu như không đáng kể. Các hộ nghèo giảm hẳn. Nhà của của bà con được xây dựng khang trang kiên cố. Đường xá được bê tông hóa nên giao thông đi lại rất thuận tiện. Ai đi xa lâu ngày khi trở về quê đều không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi lớn của địa phương. Tuy nhiên, từ đó cũng nảy sinh vấn đề xã hội nan giải là ô nhiễm môi trường. Địa phương tôi cũng phải sống trong cảnh môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng từ nước thải chuồn trại gia súc không đảm bảo, nước thải sản xuất bún , sản xuất nông nghiệp, rác thải sinh hoạt…

Nghiên cứu tác động của ô nhiễm môi trường đến môi trường xã hội địa phương, tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này là công việc hết sức cấp bách nhằm ổn định xã hội về phát triển kinh tế, bảo vệ sức khỏe cho bà con, phòng chống các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh dịch có sức lây lan nhanh như xuất huyết, tiêu chảy cấp…qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống từ vật chất đến tinh thần cho bà con địa phương, xây dựng nếp sống làng xã ngày một văn minh hơn.

II, Thực trạng:

Hiện nay, địa phương có khoảng 180 hecta trồng lúa, 20 hecta rau màu, 200 hộ nuôi lợn( Mỗi hộ bình quân nuôi từ 10 đến 20 con lợn), khoảng 20 hộ nuôi gà( tất cả khoảng 10 ngàn con), 10 hộ nuôi trâu bò( Khoảng 200con) và khoảng 30 hộ làm bún truyền thống. Đây là tiềm lực kinh tế lớn của địa phương nhưng cũng là những ngành nghề gây ô nhiễm nhất.

Hơn nữa mấy năm địa phương chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Chưa nhận thức rõ môi trường tác động đến đời sống xã hội như thế nào. Hiện nay địa phương tôi cũng rất lúng túng chưa có hướng giải quyết nhằm cải thiện về vấn đề môi trường để địa phương có nếp sống văn minh, thôn sóm sạch đẹp, cải thiện chất lượng cuộc sống của bà con qua đó phòng ngừa một số dịch bệnh sống cho bà con địa phượng, ổn định xã hội. Nhiều cuộc họp dân với sự tham gia của chính quyền địa phương nhưng vấn đề này chưa có hướng giải quyết. Cũng chưa có cuộc nghiên cứu đánh giá cụ thể nào về ô nhiễm môi trường tác động đời sống xã hội của nhân dân địa phương.

Nhìn chung ô nhiễm môi trường ở địa phương tôi diễn ra ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của bà con địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi, tác động đến cảnh quan môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội.

III, Nguyên nhân:

Qua tìm hiểu thì tôi nhận thấy những thực tế điều kiện hoàn cảnh thực trạng vấn đề như sau:

1, Ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi:

Hầu hết các hộ chăn nuôi tự phát theo hộ gia đình, quy mô nhỏ, có khi nuôi gia súc thả rong, làm chuồng trại tạm bợ không đạc tiêu chuẩn. Các chất thải từ chuẩn trại không không được xử lý. Chất thải nầy vừa gây ô nhiễm nguồn nước, tạo cơ hôi cho các dịch bệnh phát triển lại vừa gây ra mùi khó chịu làm ô nhiễm không khí.

2, Ô nhiễm từ chất thải nghề làm bún:

Đây cũng tác tác nhân gây ô nhiễm không kém. Tương tư như chăn nuôi, các chất thải hữu cơ từ nghề làm bún cũng gây ô nhiễm nguồn nước và không khí, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của địa phương, ảnh hương đến sưc khỏe đời sống của bà con ở địa phương.

3, Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp:

Do kinh nghiệm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón của bà con ta còn hạn chế, tùy tiện nên xảy ra tình trạng dư lượng thuốc và phân tồn đọng trong môi trường và trên sản phẩm nông nghiệp gây ảnh hương không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng. các chai lọ bao bì đựng phân thuốc vất ngổn ngan ra môi trường làm thêm ô nhiễm, nếu không có biện pháp hạn chế ngăn chặn thì lâu dài là rất nguy hiểm.

4, Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt:

Do chưa có đội ngũ thu gom xử lý rác thải sinh hoạt đồng thời ý thức bà con vất rác đúng nơi quy định của bà con địa phương còn hạn chế. Vì vậy đi đâu cũng thấy rác làm mất vệ sinh và cảnh quang thôn xóm, cũng là tác nhân gây ô nhiễm trầm trọng.

IV, Hậu quả của sự ô nhiễm môi trường:

Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sông bà con địa phương. Kinh tế phát triển, đời sống bà con được nâng lên rõ rệt, nhưng đồng thời sức khỏe cư dân địa phương bị đe dọa trầm trọng. Các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh ngoài da… có dấu hiệu phát triển mạnh, ảnh hưởng trầm trộng đến chất lượng sống của cư dân trên địa bàn.

Đặt biệt ô nhiễm cũng gây thiệt hại kinh tế to lớn; dịch bệnh từ chăn nuôi diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn cho hàn chục gia đình chăn nuôi ở địa phương.

V, Các giải pháp đề xuất:

-Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững thì lãng đạo địa phương học hỏi kinh nghiệm địa phương khác về mô hình chuồn trại khép kín: chuồn thông thoáng, phân được xử lý sử dụng làm phân bón cho nông nghiệp. đặc biệt tuyên truyền vận động bà con xây hầm bi-o-ga vừa kinh tế vừa bảo đảm vệ sinh môi trường. Lãnh đạo địa phương có trách nhiệm hướng dẫn bà con kỹ thuật và hỗ trợ một phần kinh phí.

– Về nghề bún thì hướng dẫn vận động các hộ sản xuất áp dụng các hình thức sản xuất mới khép kín vệ sinh. Xây dựng các bể xử lý chất thải sử dụng các chất vi sinh, nuôi bèo bể để nước thải được xử lí trước khi thải ra môi trường.

-Tuyên truyền vận động bà con cách sử dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách tránh lãng phí, hiệu quả kinh tế. Đặc biệt tuyên truyền cho bà con hiểu chai lọ bao bì phân thuốc bảo thực vật là rác rất nguy hiểm cầ phải vất đúng chỗ để tiện thu gom xử lý.

-Về rác thải sinh hoạt thì rất cấp bách; phải tuyên truyền bà con thải rác đúng nơi quy định. Xây dựng đội ngũ thu gom rác tự quản. Kinh phí thì vận động mỗi hộ gia đình đóng 10 ngàn đồng/tháng để đội này hoạt động thường xuyên hiệu quả. Hình cho được dịch vụ thu gom rác hoạt động một cách bền vững. tuyền từng gia đình ý thức bảo vệ môi trường , hợp tác nhau triệt để

Trên đây là những đề những đề xuất có nghiên cứu từ thực tiển. Nếu được nghiên cứu triển khai đồng bộ thì tôi tin chắc rằng môi trường địa phương tôi sẽ được cải thiện, ô nhiễm môi trường sẽ được khống chế và đẩy lùi. Kinh tế địa phương sẽ phát triển một cách bền vững, sức khỏe bà con trên địa bàn sẽ được đảm bảo; hạn chế, đẩy lùi các dịch bệnh. Đời sống vật chất lẫn tinh thần của bà con sẽ được nâng cao toàn diện.

Bình luận (2)
Noo Phước Thịnh
2 tháng 11 2017 lúc 12:34

I. Thực trạng:

1, Ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi

2, Ô nhiễm từ chất thải nghề làm bún.

3, Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp.

4, Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt.

II. Nguyên nhân:

1, Ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi:

Hầu hết các hộ chăn nuôi tự phát theo hộ gia đình, quy mô nhỏ, có khi nuôi gia súc thả rong, làm chuồng trại tạm bợ không đạc tiêu chuẩn. Các chất thải từ chuẩn trại không không được xử lý. Chất thải nầy vừa gây ô nhiễm nguồn nước, tạo cơ hôi cho các dịch bệnh phát triển lại vừa gây ra mùi khó chịu làm ô nhiễm không khí.

2, Ô nhiễm từ chất thải nghề làm bún:

Đây cũng tác tác nhân gây ô nhiễm không kém. Tương tư như chăn nuôi, các chất thải hữu cơ từ nghề làm bún cũng gây ô nhiễm nguồn nước và không khí, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của địa phương, ảnh hương đến sưc khỏe đời sống của bà con ở địa phương.

3, Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp:

Do kinh nghiệm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón của bà con ta còn hạn chế, tùy tiện nên xảy ra tình trạng dư lượng thuốc và phân tồn đọng trong môi trường và trên sản phẩm nông nghiệp gây ảnh hương không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng. các chai lọ bao bì đựng phân thuốc vất ngổn ngan ra môi trường làm thêm ô nhiễm, nếu không có biện pháp hạn chế ngăn chặn thì lâu dài là rất nguy hiểm.

4, Ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt:

Do chưa có đội ngũ thu gom xử lý rác thải sinh hoạt đồng thời ý thức bà con vất rác đúng nơi quy định của bà con địa phương còn hạn chế. Vì vậy đi đâu cũng thấy rác làm mất vệ sinh và cảnh quang thôn xóm, cũng là tác nhân gây ô nhiễm trầm trọng.

III. Hậu quả của sự ô nhiễm môi trường:

- Sức khỏe cư dân địa phương bị đe dọa trầm trọng. Các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh ngoài da… có dấu hiệu phát triển mạnh, ảnh hưởng trầm trộng đến chất lượng sống của cư dân trên địa bàn.

- Gây thiệt hại kinh tế to lớn; dịch bệnh từ chăn nuôi diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn cho hàn chục gia đình chăn nuôi ở địa phương.

Bình luận (0)
KISS X SIX
12 tháng 11 2017 lúc 21:58

Thực trạng: Bầu ko khí bị ô nhiễm trầm trọng, các nhà máy và xe cộ đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Kiều Thư
Xem chi tiết
0oNeko-chano0
3 tháng 11 2017 lúc 11:39

Vì Mỹ là môt nước phát triển về ngành công nghiệp nên có rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp làm ô nhiễm nước và ko khí chính vì thế Mỹ lo sợ rằng tình trạng này ko thể hết nên đã ko kí nghị định thư Kyoto

Bình luận (0)