Bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thắm Lưu Thị Hồng
Xem chi tiết
nguyễn trần hoài nam
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Duyên
14 tháng 5 2022 lúc 13:03

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân , do nhân dân và vì nhân dân.

Bình luận (0)
quangtho le
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
13 tháng 5 2022 lúc 15:41

Tham khảo

Câu 1. Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan?

Xét về mục đích, nếu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có mục đích là thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh, thì ngược lại người hoạt động mê tín dị đoan lợi dụng vào tôn giáotín ngưỡng và các đối tượng  muội, mất niềm tin vào chính họ  cuộc sống của họ để nhằm mục đích kiếm tiền, đem lại thu ...

Câu 2. Thê nào là bộ máy Nhà nước?

Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.

*Bộ máy Nhà nước gồm những cơ quan nào?

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quanCơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

- Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính phủ. Sau đó là các Bộcơ quan ngang Bộcơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm các cơ quan nào?

*Các cấp trong bộ máy Nhà nước?

Sơ đồ bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay

Bình luận (0)
Lê Nam Hiệp
Xem chi tiết

refer

bo may nha nuoc viet nam 

Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là 05 năm.

(Theo Điều 69, 71 Hiến pháp 2013)

Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước. 

(Theo Điều 86, 87 Hiến pháp 2013)

Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.

- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

- Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủvà chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.

Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

Về nguyên tắc, Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. 

(Theo Điều 94, 95 Hiến pháp 2013)

Các cơ quan xét xử

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân gồm:

- Tòa án nhân dân tối cao.

- Tòa án nhân dân địa phương.

- Tòa án quân sự.

- Các tòa án do luật định.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

(Căn cứ Điều 102 Hiến pháp)

Các cơ quan kiểm sát

Theo Điều 107 Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các cơ quan kiểm sát gồm:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Viện kiểm sát nhân dân địa phương.

- Viện kiểm sát quân sự.

Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

Trong đó:  

- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

(Theo Điều 113 Hiến pháp)

- Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.

Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước cấp trên giao.

Bình luận (1)
Relky Over
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Tuấn Hưng 7A14
18 tháng 5 2022 lúc 8:45

Một số việc mà các cơ quan nhà nước cấp cơ sở đã làm để chăm lo đời sống mọi mặt cho dân: Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, chăm lo sức khỏe của nhân dân; tổ chức lại sản xuất để phát triển thế mạnh của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ trật tự trị an, phòng chống tệ nạn xã hội, etc

Bình luận (0)
Duy Quake
Xem chi tiết
RashFord:)
3 tháng 5 2022 lúc 15:57

Sai vì UBND xã sẽ do HĐND xã bầu ra.

Bình luận (0)
Hồng Anh Vũ Thị
Xem chi tiết
Điệp Hoàng
2 tháng 5 2022 lúc 18:18

Cần đến Cơ quan kiểm sát để giải quyết .

Bình luận (0)
Lê Loan
2 tháng 5 2022 lúc 18:23

cần đến cơ quan kiểm sát để giải quyết

Bình luận (0)
Hồng Anh Vũ Thị
Xem chi tiết
Phương Thảo?
2 tháng 5 2022 lúc 17:45

Tham khảo


ve-so-do-phan-cong-va-phan-cap-bo-may-nha-nuoc-cong-hoa-a-hoi-chu-nghia-viet-nam

Bình luận (0)
animepham
2 tháng 5 2022 lúc 17:46

Tham khảo Sơ Đồ Phân Cấp; Phân Công Của Bộ Máy Nhà Nước CHXHCNVN - Hoc24

Bình luận (1)
Vũ Đào Duy Hùng (haeng20...
2 tháng 5 2022 lúc 17:46

undefined

Bình luận (0)
Thủy Phạm
Xem chi tiết
Tiểu Linh Linh
30 tháng 4 2022 lúc 15:18

Nếu là em, em sẽ :

+ Tìm chứng cứ rồi báo cho cơ quan công an có thẩm quyền

+ Cẩn thận, luôn cảnh giác với kẻ đó, có thể họ sẽ báo thù hay làm hại.

+ Cung cấp thêm thông tin nếu có cho cơ quan công an uy tín, tránh bị che dấu sự thật.

.........................

Bình luận (0)
Khanh Pham
30 tháng 4 2022 lúc 15:26

em sẽ chạy trốn để bảo vệ mình , còn sau đó tình hình như nào mặc kệ nó

hiha

Bình luận (0)
kodo sinichi
30 tháng 4 2022 lúc 18:52

em sẽ :

- tìm hiểu và tìm chứng cứ để buộc tội họ

- báo cáo cho người lớn cùng làm vs mik

- luôn cẩn thận và thận trọng khi gặp họ

- sau khi tìm đc báo cáo vs công an nhà nước

-.....

Bình luận (0)