Kết cục của chiến tranh thế giới lần 2 ảnh hưởng đến cách mạng như thế nào?
Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.
- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
* Nội dung
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến gây nên những tổn thất về người và của lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc chiến kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít, dẫn đến những biến đổi căn bản trong tình hình thế giới. |
Trước khi khai chiến, đồng ý với đề nghị của Đức, Liên Xô đồng ý chủ trương đàm phán với Đức vì đây là giải pháp tốt nhất để tránh một cuộc chiến tranh và bảo vệ quyền lợi của quốc gia trong tình thế bị cô lập lúc bấy giờ (Do: Anh, Pháp đang thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, Mĩ thực hiện chính sách trung lập).
=> Liên Xô đã kí với Đức bản “Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau” (23-8-1939).
Hiệp định không xâm phạm Xô – Đức, được ký vào ngày 23 tháng 8 năm 1939, là bản hiệp định mở đường cho cuộc xâm lược của Đức cho việc chiếm đóng Ba Lan vào tháng Chín , sau đó là Pháp và hầu hết phần còn lại của Tây Âu, mà không phải lo lắng về bất kỳ mối đe dọa nào và không có sự can thiệp của Liên Xô . Không chỉ mở đường cho cuộc xâm lược Ba Lan mà còn đánh dấu cho sự khởi đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Hiệp ước không xâm phạm ngày 23 tháng 8 chứa một giao thức bí mật cung cấp cho phân vùng Ba Lan và phần còn lại của Đông Âu vào các lĩnh vực Liên Xô và Đức quan tâm .
— Là một trong những trụ cột chính cùng với Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
— Giữ vai trò quan trọng trong việc làm cho phát xít Đức suy yếu và giải phóng các nước ở Đông Âu.
Ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đối với Việt Nam:
Chủ nghĩa phát xít Đức khuynh đảo thế giới trong một thời gian dài. - Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng: ngày 1 – 9 – 1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. - Tháng 6/1940, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ phản động Pê-tanh lên cầm quyền. - Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh thay đổi. Ở Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, tién sát biên giới Việt – Trung. Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương. - Ở Đông Dương, thế lực phản động thuộc địa ngóc đầu dậy, thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ; thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức. - Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.
Câu 9: Quan hệ Mĩ – Nhật trở nên căng thẳng ở sự kiện nào trong chiến tranh thế giới thứ 2?
C. Nhật tấn công hạm đội của Mĩ ở Thái Bình Dương.
Câu 10: Các nước phát xít sau khi hình thành liên minh đã có hành động gì?
A.Tăng cường các hoạt động quân sự, gây chiến tranh xâm lược ở nhiều nơi trên thế giới.
Câu 11: Đỉnh cao sự nhân nhượng của Anh – Pháp đối với phe phát xít thể hiện qua sự kiện nào?
A. Hội nghị Muy-Ních.
Câu 12: Âm mưu sâu xa của Mĩ khi ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2?
B. Buộc phát xít Nhật nhanh chóng đầu hàng.
Câu 13: Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
D. Đều bắt nguồn từ mâu thuẩn giữa các nước tư bản.
Câu 14: Điểm khác biệt trong quan hệ quốc tế trước Chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
D. Bắt nguồn từ mâu thuẩn giữa các nước tư bản với chủ nghĩa phát xít.
Câu 15: Nguyên nhân nào khiến chính phủ Anh, Mĩ đã phải dần thay đổi thái độ bắt tay với Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?
D. Anh, Mĩ đã nhận ra sai lầm của mình trong đường lối đối ngoại trước đây.
Câu 16: Qua cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, bài học cho các nước trên thế giới trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố hiện nay?.
A. Sự hợp tác quốc tế, đặc biệt là các cường quốc lớn.
Câu 17: Từ hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Việt Nam rút ra bài học gì trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền hiện nay?.
A. Giải quyết tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình.
Câu 18: Sự trưởng thành của giai cấp vô sản các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) được thể hiện qua sự kiện nào?
A. Sự thành lập các Đảng Cộng Sản
Câu 19: Để khắc phục hậu quả chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), thực dân Pháp tăng cường chính sách
A. khai thác thuộc địa ở các nước Đông Dương.
Câu 20: Sự kiện nào đánh dấu phong trào cách mạng các nước Đông Dương chuyển từ tự phát sang hoàn toàn tự giác.
A. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc về cơ bản đã làm thay đổi một số lượng tư duy chính trị của nhiều quốc gia. Theo đó, một số hệ quả lâu dài mà các nước tham chiến phải chịu như:
Các cường quốc Châu Âu mất đi nhiều năng lực quân sự và kinh tế Tâm lý các dân tộc Châu Âu bị ảnh hưởng do thời kỳ bị Đức chiếm đóng, khiến họ nhất ra hệ luỵ của chủ nghĩa thực dân và tư duy bá quyền chính là nguyên do tạo ra chiến tranh. Uy tín của Anh – Pháp – Mỹ bị tàn phá và ảnh hưởng nặng nề đối với chế độ thuộc địa của họ sau sự chiếm đóng của phe đế quốc. Các tư tưởng xoá bỏ chủ nghĩa thực dân ở các nước muốn đi theo con đường xã hội chủ nghĩa dần được hình thành.