Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Cô Nhóc Siêu Quậy
Xem chi tiết
Thục Trinh
8 tháng 1 2018 lúc 17:59

- Nguyên nhân bùng nổ: Do bị áp bức, bóc lột nặng nề.

- Kết quả: Thất bại.

- Nguyên nhân thất bại:

+ Bùng nổ quá sớm.

+ Chưa tập trung được sự đoàn kết toàn dân.

+ Không có chiến lược, kế hoạch cụ thể.

Bình luận (0)
Khổng Thị Tú Quyên
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
5 tháng 12 2016 lúc 16:39

Nhận xét về Vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV : Dựa vào bảng thống kê đã lập, nêu lên những biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế — xã hội bấy giờ để nhận xét về sự suy sụp của nhà Trần, không còn đóng vai trò tích cực, tiến bộ như nửa đầu thế kỉ XIV về trước, bởi vậy sự sụp đổ của nhà Trần là không thể tránh khỏi.
 

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
5 tháng 12 2016 lúc 16:48

Nhận xét về Vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV : Dựa vào bảng thống kê đã lập, nêu lên những biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế — xã hội bấy giờ để nhận xét về sự suy sụp của nhà Trần, không còn đóng vai trò tích cực, tiến bộ như nửa đầu thế kỉ XIV về trước, bởi vậy sự sụp đổ của nhà Trần là không thể tránh khỏi.

Bình luận (0)
cao xuân nguyên
16 tháng 12 2017 lúc 19:35

*Nhận xét về Vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV :

-Về sự suy sụp của nhà Trần, không còn đóng vai trò tích cực, tiến bộ như nửa đầu thế kỉ XIV về trước, bởi vậy sự sụp đổ của nhà Trần là không thể tránh khỏi

Bình luận (0)
khanhhuyen6a5
Xem chi tiết
linh Vũ
19 tháng 12 2017 lúc 20:13

tình hình kinh tế bất lợi , không ổn định . vua và quan lại chỉ lo đến lợi ích của riêng mình, khiến nhân dân khổ cực.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lan
19 tháng 12 2017 lúc 20:16
- Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đẽ điểu. Các công trình thuỷ lợi không còn được nhà nước chăm lo, tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa. Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ.
Bình luận (0)
Lương Quang Trung
1 tháng 12 2018 lúc 8:30

Đàng Trong nhà Nguyễn suy yếu

Bình luận (3)
Bồng Bông cute
Xem chi tiết
Tomori Nao
16 tháng 12 2016 lúc 21:16

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân nửa cuối thế kỉ XIV là do triều đình ăn chơi sa đọa, trong khi giai cấp nhân dân đặc biệt là nông dân, nô tì do bị áp bức, bóc lột nặng nề, vì thế nông dân và nô tì mâu thuẫn sâu sắc với các giai cấp thống trị, họ đã vùng dậy đấu tranh

Bình luận (0)
cao xuân nguyên
14 tháng 12 2017 lúc 9:32

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân nửa cuối thế kỉ XIV là do triều đình ăn chơi sa đọa, trong khi giai cấp nhân dân đặc biệt là nông dân, nô tì do bị áp bức, bóc lột nặng nề, vì thế nông dân và nô tì mâu thuẫn sâu sắc với các giai cấp thống trị, họ đã vùng dậy đấu tranh

TICK GIÙM NHA

batngobatngobatngobatngobatngo

Bình luận (0)
lamiinh
20 tháng 12 2019 lúc 14:48

Nguyên nhân :

Để dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân nửa cuối thế kỉ XIV là do triều đình ăn chơi sa đọa, trong khi giai cấp nhân dân đặc biệt là nông dân, nô tì do bị áp bức, bóc lột nặng nề, vì thế nông dân và nô tì mâu thuẫn sâu sắc với các giai cấp thống trị, họ đã vùng dậy đấu tranh....ngoam
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
võ nguyễn xuân thịnh
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
2 tháng 1 2017 lúc 12:21

bạn tham khảo ở đây nha :

Bài 16 : Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV | Học trực tuyến

kéo xuống phía dưới, câu hỏi 16 nha :)

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
2 tháng 1 2017 lúc 19:18

Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.
Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

Bình luận (0)
Đăng chu quang
6 tháng 1 2017 lúc 12:30

Hồ Quý Ly là 1 nhà cải cách táo bạo và kiên quyết ông đã ban hành nhiều chính sách và biện pháp cải cách trên nhiều phương diện.

Cải cách của ông xét về nội dung nhằm thực hiện 2 mục tiêu:

-Củng cố va tăng cường chế độ tập quyền.

-Giải quyết các mâu thuẫn kinh tế – xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu lịch sử do cuộc khủng hoảng đặt ra.

Những mục tiêu nói trên của công cuộc cải cách chứng tỏ ông đã nhận thức được những ghi nhận sâu xà của cuộc khủng hoảng cuối thời Trần và mạnh dạn tiến hành các chính sách cải cách và biện pháp cải cách ông đã đảm nhận vài trò người khởi xướng và tổ chức lãnh đạo công cuộc cải cách để thực hiện mục tiêu, định hướng đã đề ra. Có thể kiên định rằng Hồ Quý Ly đã đóng vài trò là người mở đầu 1 thời điểm cải cách quan trọng trong lịch sử trung đại Việt Nam.

Xét về định hướng, mục tiêu và kết quả của công cuộc cải cách, ta thấy Hồ Quý Ly đã loại bỏ được tầng lớp quý tộc Trần vra khỏi bộ máy nhà nước và ngày càng bổ sung được đội ngũ quan liêu – nho sỹ mới vào nắm chính quyền; bộ máy hành chính và quan lại từ địa phương được chấn chỉnh lại làm cho chế độ cai trị mang tính pháp trị cao hơn. Do đó đã có tác dụng làm chuyển dần thiết chế chính trị từ chế độ quân chủ quan liêu đó chưa được xây dựng hoàn chỉnh dưới triều Hồ do cuộc xâm lược của nhà Minh (cuối 1406 đầu 1407) đã làm cho công cuộc cải cách bị bỏ dở, song nó sẽ được tiếp nối và hoàn chỉnh ở nửa cuối thế kỷ XV dưới triều đại vua lê Thánh Tông (1460 – 1497). Điều đó cho thấy trong điều kiện lịch sử Việt Nam bấy giờ, mục tiêu, định hướng và kết quả của công cuộc cải cách là đúng hướng đáp ứng những yêu cầu khách quan nằm trong xu thế phát triển nội tại của nước ta, là 1 bước tiến của lịch sử Đại Việt không chỉ ở mặt thiết chế chính trị, mô hình nhà nước mà còn ở lĩnh vực kinh tế – xá hội, xóa bỏ loại hình kinh tế điền trang đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp và cản trở sự phát triển sức sản xuất và yêu cầu củng cố quốc gia thống nhất, tập quyền.

Tuy nhiên, cải cách của ông còn bộc lộ 1 số hạn chế quan trọng như sau:

+Trong quá trình thực hiện cải cách đã thiếu triệt để trong 1 số chính sách cơ bản như: hạn điền trang, hạn nô phát hành tiền giấy, hạn chế số lượng ruộng đất của “thứ dân” và quan lại (trừ đại vương trưởng công chúa) đã hạn chế sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất. Tình hình đó không phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử đương thời, cần thiết lập 1 chế độ tập quyền.

+Công cuộc cải cách của ông được thực hiện trong hoàn cảnh lịch sử đầy những khó khăn, phức tạp vừa phải giải quyết cuộc khủng hoảng của xã hội trên nhiều mặt, vừa phải đối phó với nạn ngoại xâm đang đến gần và sự chống đối quyết liệt của quý tộc tổn thất nhà Trần.

Những hạn chế trong công cuộc cải cách đã tác dụng xấu đến khả năng đoàn kết toàn dân để chống giặc ngoại xâm của nhà Hồ. Cùng với những sai lầm trong tổ chức và chỉ đạo chiến tranh trong cả chiến lược và chiến thuật, không tổ chức và thực hiện được 1 cuộc chiến tranh nhân dân, chỉ sau hơn nửa năm cuối 1406 đầu 1407) Quân Minh xâm lược, cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo đã thất bại, vì Hồ Quý Ly chỉ lo xây dựng thế trận phòng thủ bằng thành lũy mà không biết xây dựng thế trận lòng dân. Chính Hồ Nguyên Trừng con trai cả của ông cũng đã nói lên điều đó khi phát biểu “Tôi không sợ đánh giặc mà chỉ sợ lòng dân không theo”. Và ông cũng đã thừa nhận khi thưởng cho Hồ Nguyên Trừng hộp trầu vàng. Cuộc kháng chiến bị thất bại kéo theo sự sụp đổ của vường triều Hồ và làm thất bại cuộc cải cách đang dang dở của Hồ Quý Ly. Cuộc xâm lược của nhà Minh là 1 nhân tố bên ngoài góp phần quyết định sự thất bại của cải cách Hồ Quý Ly.

Mặc dù thất bại, ông không hề nản chí trước muôn vàn khó khăn, thử thách to lớn, quyết tâm cải cách để đổi mới và đánh giặc để bảo vệ đất nước, điều đó chứng tỏ rằng là 1 người yêu nước thiết tha. Cải cách của ông cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV có ý nghĩa mở đầu cho 1 bước phát triển mới trong lịch sử Việt Nam thời kỳ trung đại, để sau đó vào cuối thế kỷ XV được tiếp tục và hoàn chỉnh với những cải cách của Lê Thánh Tông.

Nền hành chính nước ta dưới thời lê sơ – thế kỷ XV

Bình luận (0)
Risa Mizuno
Xem chi tiết
༺ℒữ༒ℬố༻
1 tháng 1 2018 lúc 19:39

1. Trần Thủ Độ
2. Trần Quốc Tuấn
3. Trần Quốc Toản
4. Trần Nhân Tông
5. Trần Quang Khải
6. Trần Khánh Dư
7. Trần Bình Trọng
Em đã học tập được gì qua những tấm gương đó​
em cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, lao động để làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. , cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách để chiếm lĩnh những đỉnh cao mới với tinh thẩn “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta" , mà nên tự hỏi “ta đã làm gì Cho Tổ quốc thân yêu”. em sẽ cố gắng đem hết tài năng và trí tuệ của mình để làm giàu một cách chính đáng cho bản thân và cho xã hội. và phải cố gắng hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ của mình, biết hưởng các quyền lợi nhưng đồng thời cũng phải thực hiện tốt mọi nghĩa vụ của công dân, phấn đấu góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

Bình luận (0)
Trịnh Long
9 tháng 1 2020 lúc 15:33

1. Trần Thủ Độ

2. Trần Quốc Tuấn

3. Trần Quốc Toản

4. Trần Nhân Tông

5. Trần Quang Khải

6. Trần Khánh Dư

7. Trần Bình Trọng

8.Yết kiêu
Em đã học được những gì từ tấm gương đó
+Em cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, lao động để làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội.

+Cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách để chiếm lĩnh những đỉnh cao mới với tinh thẩn “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta" , mà nên tự hỏi “ta đã làm gì Cho Tổ quốc thân yêu”.

+Em sẽ cố gắng đem hết tài năng và trí tuệ của mình để làm giàu một cách chính đáng cho bản thân và cho xã hội. và phải cố gắng hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ của mình, biết hưởng các quyền lợi nhưng đồng thời cũng phải thực hiện tốt mọi nghĩa vụ của công dân, phấn đấu góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
lê nguyễn anh thư
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
1 tháng 1 2018 lúc 20:28

1. Trần Thủ Độ
2. Trần Quốc Tuấn
3. Trần Quốc Toản
4. Trần Nhân Tông
5. Trần Quang Khải
6. Trần Khánh Dư
7. Trần Bình Trọng
Em đã học tập được gì qua những tấm gương đó​
em cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, lao động để làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. , cố gắng vượt qua những khó khăn thử thách để chiếm lĩnh những đỉnh cao mới với tinh thẩn “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta" , mà nên tự hỏi “ta đã làm gì Cho Tổ quốc thân yêu”. em sẽ cố gắng đem hết tài năng và trí tuệ của mình để làm giàu một cách chính đáng cho bản thân và cho xã hội. và phải cố gắng hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ của mình, biết hưởng các quyền lợi nhưng đồng thời cũng phải thực hiện tốt mọi nghĩa vụ của công dân, phấn đấu góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

Bình luận (1)
Phan Khánh Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Hưng
14 tháng 12 2017 lúc 9:16

1 Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền để hạn chế bớt số ruộng đất của vương hầu, quý tộc cũng như hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất, đặc biệt là điền trang của quý tộc Trần. Còn về chính sách hạn nô, nhà Hồ thực hiện chính sách này nhằm hạn chế nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại, tiết kiệm và có thể tận dụng được nguồn nhân lực trong nước.

2Đây là một chính sách tích cực, sáng tạo: thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường, củng cố quân sự và quốc phòng, làm lại sổ đinh để tăng quân số, tích cực sản xuất vũ khí và chế vũ khí mới như súng thần cơ và loại thuyền chiến mới gọi là lâu thuyền. Nhà Hồ còn sáng tạo cho xây dựng một số thành viên kiên cố như thành Tây Đô ở Thanh Hóa ( còn gọi là thành nhà Hồ(, thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội).

3Đánh giá nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly : Cần xem xét về nhân vật Hồ Quý Ly trong bối cảnh lịch sử nước Đại Việt nửa cuối thế kỉ XIV, những biểu hiện về sự suy sụp của nhà Trần, xã hội rối loạn để hiểu và nêu được nhận xét về Hồ Quý Ly (trong tình trạng đất nước khủng hoảng, ông đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành thực hiện cuộc cải cách trên nhiều mặt nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, cuộc cải cách có nhiều mặt tiến bộ) từ đó rút ra nhận xét Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử có tài năng, có hoài bão, có đóng góp cho xã hội vào nửa cuối thế kỉ XIV. Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.

Bình luận (1)
cao xuân nguyên
14 tháng 12 2017 lúc 9:23

1 Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền để hạn chế bớt số ruộng đất của vương hầu, quý tộc cũng như hạn chế và xóa bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất, đặc biệt là điền trang của quý tộc Trần. Còn về chính sách hạn nô, nhà Hồ thực hiện chính sách này nhằm hạn chế nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại, tiết kiệm và có thể tận dụng được nguồn nhân lực trong nước.

2Đây là một chính sách tích cực, sáng tạo: thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường, củng cố quân sự và quốc phòng, làm lại sổ đinh để tăng quân số, tích cực sản xuất vũ khí và chế vũ khí mới như súng thần cơ và loại thuyền chiến mới gọi là lâu thuyền. Nhà Hồ còn sáng tạo cho xây dựng một số thành viên kiên cố như thành Tây Đô ở Thanh Hóa ( còn gọi là thành nhà Hồ(, thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội).

3Đánh giá nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly : Cần xem xét về nhân vật Hồ Quý Ly trong bối cảnh lịch sử nước Đại Việt nửa cuối thế kỉ XIV, những biểu hiện về sự suy sụp của nhà Trần, xã hội rối loạn để hiểu và nêu được nhận xét về Hồ Quý Ly (trong tình trạng đất nước khủng hoảng, ông đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành thực hiện cuộc cải cách trên nhiều mặt nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, cuộc cải cách có nhiều mặt tiến bộ) từ đó rút ra nhận xét Hồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử có tài năng, có hoài bão, có đóng góp cho xã hội vào nửa cuối thế kỉ XIV. Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông.

TICK GIÙM NHA

Bình luận (0)
PRKEU
14 tháng 12 2017 lúc 9:44

1.Hạn chế tập trung ruộng đất vào tay quý tộc,địa chủ làm suy yếu thế lực của quý tộc,tôn thất họ trần

-Tăng nguồng thu của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

-Hạn chế số gia nô của quan lại, quý tộc tăng cường lực lượng lao động cho nhà nước

2.Trong khi nhà Minh đang có tham vọng bành trướng lãnh thổ,chính sách quân sự,quốc phòng của Hồ Qúy Ly là đúng đắn ,thiết thực,nhằm tăng cường và củng cố quân sự quốc phòng.

3.Hồ quý Ly là một người tài năng(tạo ra một số cải cách khi còn là quan lại) là một người yêu nước thiết tha, tiến bộ là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử thời xưa

cách tui ngắn hơn

Bình luận (3)
Võ Thiên Thanh
Xem chi tiết
Linh Mery
27 tháng 12 2017 lúc 17:30

-Đây là những biện pháp cải cách toàn diện chứng tỏ Hồ Quý Ly là một người có tài , có lòng yêu nước sâu đậm .

- Góp phần hạn chế sự tập chung ruộng đất vào các giai cấp quý tộc -địa chủ .

-Tăng cường quyền lực và nguồn thu cho nhà nước .

- Tuy nhiên 1 số chính sách chưa đáp ứng triệt để , chưa phù hợp đối với nhu cầu bức thiết của nhân dân.

Bình luận (0)
Đạt Trần
27 tháng 12 2017 lúc 18:05

- Về chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan, đặt lại tên một số đơn vị hành chính.

- Về kinh tế: Cho phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền.

- Về xã hội: Hạn chế số nô tỳ.

- Về văn hóa_ giáo dục: Bắt những nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, dịch sách ra chữ Nôm. Sửa đổi chế độ thi cử, học tập.

- Về quân sự: Tăng cường, củng cố quân sự và quốc phòng.

* Ý nghĩa: Hạn chế nạn tập trung ruộng đất của quý tộc tôn thất họ Trần. Tăng cường quyền lợi nhà nước.

* Hạn chế: Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chưa giải quyết đc các vấn đề bức thiết trong xã hội.

Bình luận (0)
Jack Viet
Xem chi tiết
Lưu Thị Ánh Huyền
30 tháng 12 2017 lúc 19:35

Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

Bình luận (0)