Bài 15. Thương mại và du lịch

Phạm Mai Quỳnh
Xem chi tiết
Hoàng Nghĩa Phạm
15 tháng 3 2018 lúc 19:53

- Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Địa hình: có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Có hơn 200 hang động đẹp, 2 di sản thiên nhiên thế giới (Vịnh Hạ Long, động Phong Nha), 125 bãi biển lớn nhỏ.

+ Khí hậu: đa dạng, phân hoá.

+ Nước: sông, hồ; nước khoáng, nước nóng.

+ Sinh vật: hơn 30 vườn quốc gia; động vật hoang dã, thủy, hải sản.

- Tài nguyên du lịch nhân văn:

+ Di tích: 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghìn đã được xếp hạng), 3 di sản văn hoá thế giới (quần thể kiến trúc Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di lích Mỹ Sơn) và 2 di sản văn hoá phi vật thể thế giới (Nhã nhạc cung đình Huế và không gian Cồng chiêng Tây Nguyên).

+ Lễ hội: diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân.

+ Tài nguyên khác: làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực...

Bình luận (0)
Cua Nhỏ
Xem chi tiết
Mai Phương
1 tháng 2 2018 lúc 20:12

Vai trò của du lịch:

Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…

Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…

Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề việc làm. Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.

Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tốc độ tăng trưởng hơn 14%/năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

Bình luận (0)
Susu
Xem chi tiết
Đào Thị Phương Anh
25 tháng 10 2018 lúc 21:26

do các hoạt động nội thương chỉ phát triển ở những nơi tập trung đông dân cư mà Tây nguyên dân cư thưa thớt, các tỉnh ở đông nam bộ có mật độ dân số đông
nên có đầu bài :v

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Quang Vinh
11 tháng 12 2017 lúc 19:03

Vai trò của Ngoại thương:

– Xuất khẩu:

+ Tạo vốn, kích thích tăng trưởng kinh tế

+ Kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ

+ Thay đổi cơ cấu kinh tế ngành

+ Tăng cường sự hợp tác quốc tế

– Nhập khẩu:

+ Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định

+ Cải thiện nâng cao mức sống nhân dân.

Bình luận (0)
Quyên Bùi
Xem chi tiết
Tuyết Nhi Melody
28 tháng 10 2017 lúc 15:01

Vị trí: thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch .

– Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:

* Địa hình với nhiều cảnh quan đẹp .

* Các tài nguyên khác có thể khai thác để phát triển du lịch ( khí hậu, nguồn nước, sinh vật… ).

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: có nhiều di tích, lễ hội, làng nghề có thể khai thác để phát triển du lịch .

– Các lợi thế khác về kinh tế – xã hội

+ Dân cư: tạo ra thế mạnh về thị trường, nguồn lao động .

+ Sự phát triển kinh tế – xã hội: tạo ra nhiều thuận lợi khác nhau cho sự phát triển du lịch .

Bình luận (0)
Thư Soobin
1 tháng 12 2017 lúc 5:45

– Vị trí: thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch (diễn giải).

– Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:
• Địa hình với nhiều cảnh quan đẹp (dẫn chứng).
• Các tài nguyên khác có thể khai thác để phát triển du lịch (diễn giải: khí hậu, nguồn nước, sinh vật… ).
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: có nhiều di tích, lễ hội, làng nghề có thể khai thác để phát triển du lịch (dẫn chứng).

– Các lợi thế khác về kinh tế – xã hội
+ Dân cư: tạo ra thế mạnh về thị trường, nguồn lao động (diễn giải).
+ Sự phát triển kinh tế – xã hội: tạo ra nhiều thuận lợi khác nhau cho sự phát triển du lịch (diễn giải).

Bình luận (0)
Thương Yoona
Xem chi tiết
Trịnh Ánh Dương
Xem chi tiết
Thời Sênh
17 tháng 10 2018 lúc 13:43

Có tác dụng nhận thức nhiều hơn giải trí

• Thường tập trung ở những nơi quần cư và các thành phố lớn

• Không có tính mùa, ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên

Việc tìm hiểu thường diễn ra trong thời gian ngắn

• Những người quan tâm thường có phông văn hoá, thu nhập cao hơn và yêu cầu cũng cao hơn

• Tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu dựa trên cơ sở định tính xúc cảm và trực cảm

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thanh Thùy
23 tháng 10 2017 lúc 14:25

-đặc điểm của các tài nguyên du lịch

+Tài nguyên du lịch tự nhiên(phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt,...)

+tài nguyên du lịch nhân văn(các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử, các làng nghề truyền thống, văn hóa dân gian,...)

Bình luận (0)
Sói Đen
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Thiết Ngọc Nhã Thuần
11 tháng 10 2017 lúc 21:09

1d

2c

3a

4b

5h

6i

7e

8g

Bình luận (0)