Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vương Hân Vy
Xem chi tiết
Phương Thảo
2 tháng 3 2017 lúc 9:38

Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử,văn hóa, khoa học, được lưu truyền đời này qua đời khác .

Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
- Nhà nước bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt làm sai lệch di sản văn hóa.
+ Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép,
lấn chiếm đất đai, thuộc di tích lịch sử văn hóa, danh lam
thắng cảnh.
+ Mua bán trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật....
Năm 2001
Điều 10:
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân […] và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá”.
Điều 13:
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá ;
Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá
Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh ;
Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh ; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài ;
Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để thực hiện các hành vi trái pháp luật.
Điều 16
Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá;
2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá;
3. Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hoá bị mất hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại;
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;
5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thu Trang
2 tháng 3 2017 lúc 9:56

- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi tập thể và di sản văn hóa tập thể; là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

- Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa:

*Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

*Nghiên cấm các hành vi:

- Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.

- Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa.

- Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử-văn hoá, danh lam thắng cảnh.

- Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

- Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Có j sai thỉ cho mk xin ý kiến nha! Chúc bạn học tốt!hihi

Tatsu Aiko
Xem chi tiết
Nancy Drew
5 tháng 3 2017 lúc 18:18

1) hành vi phát hiện đồ cổ và giấu đi là hành vi sai trái. Đồ cổ cũng là 1 tài sản của quốc gia. Hơn nữa, luật pháp có những quy định bảo vệ đồ cổ, nếu làm như vậy là vi phạm pháp luật.

2)Hát Xoan Phú Thọ.

Hát Xoan còn được gọi là Khúc môn đình, Ca môn đình (hát cửa đình), là lối hát thờ thần; tương truyền có từ thời các Vua Hùng. Hát Xoan là loại hình dân ca nghi lễ phong tục, với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng Đất Tổ Hùng Vương-Phú Thọ. Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại ngày 24 tháng 11 năm 2011.Theo đánh giá của các chuyên gia thẩm định, hồ sơ Hát Xoan Phú Thọ đã hội đủ các yêu cầu cần thiết của UNESCO để được công nhận là: tính giá trị, tính cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời này qua đời khác; sức sống mạnh mẽ của Hát Xoan cũng như cam kết bảo vệ nghệ thuật này không bị biến mất trong đời sống hiện đại.
Hồ sơ Hát Xoan Phú Thọ là một trong những hồ sơ nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của Hội đồng khoa học xét duyệt sơ khảo và được UNESCO đánh giá là hồ sơ tốt nhất trong quá trình xét duyệt.
Theo truyền ngôn thì Hát Xoan có từ thời các Vua Hùng dựng nước, diễn ra vào những ngày đầu xuân, khi có hội hè, đình đám các làng kết nghĩa mời nhau đến hát và chúc xuân.
Hát Xoan có 3 chặng: Hát nghi lễ, hát quả cách và hát giao duyên (hát hội).
- Hát nghi lễ: gồm các bài: Hát chào Vua / mời Vua, Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang, Đóng đám.
- Hát quả cách: gồm 14 bài (quả là bài; cách là hình thức hát, lối hát): Kiều giang cách; Nhàn ngâm cách; Tràng mai cách; Ngư tiều canh mục cách; Đối dẫy cách; Hồi liên cách; Xoan thời cách; Hạ thời cách; Thu thời cách; Đông thời cách; Tứ mùa cách; Thuyền chèo cách; Tứ dân cách; Chơi dâu cách.
- Hát hội: gồm nhiều bài, hát tự do phóng khoáng, nội dung các bài hát mang tính trữ tình sâu sắc: Thết trầu (còn gọi là Bợm gái); Bỏ bộ; Xin huê - Đố huê; Đố chữ; Hát đúm; Cài huê; Mó cá; trống quân đón đào; Trèo lên cây bưởi hái hoa...
Theo sử sách ghi lại thì Hát Xoan Phú Thọ đã ra đời từ thời các Vua Hùng dựng nước; tồn tại cho đến ngày nay là di sản văn hóa dân gian đặc sắc của cư dân nông nghiệp vùng Đất Tổ. Trên chặng đường dài của lịch sử, Hát Xoan đã được nhiều thế hệ nối tiếp trao truyền; nhiều người có chức sắc; các nhân sĩ trí thức đã nâng đỡ, tạo điều kiện duy trì, phát triển. Do nguồn gốc của Hát Xoan gắn với những câu chuyện truyền thuyết của thời đại Vua Hùng; các làng Xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang như: Kim Đái, Phù Đức, Thét (xã Kim Đức), An Thái (xã Phượng Lâu), thành phố Việt Trì, nên Hát Xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố cổ thuộc tầng sâu của Văn hóa dân gian thời đại bình minh lịch sử dựng nước của dân tộc ta.
Hát Xoan có tổ chức chặt chẽ: Hát Xoan phường, Hát Xoan đoàn và Hát Xoan lễ hội. Phường Xoan là tổ chức văn nghệ làng, phần lớn là những người có quan hệ anh em, họ hàng với nhau. Đứng đầu mỗi phường Xoan là ông Trùm, đồng thời là người dạy nghệ thuật hát múa Xoan và cũng là người quản lý, tổ chức biểu diễn; thành viên của phường là các đào Xoan (thôn nữ dưới 20 tuổi, chưa lấy chồng, xinh đẹp, múa dẻo, hát hay) và các kép Xoan. Trong hát Xoan múa và hát luôn đi cùng, kết hợp với nhau, dùng điệu múa minh họa cho lời ca.
Hát Xoan vừa là sản phẩm văn hóa dân gian đặc sắc, vừa là hiện tượng văn hóa dân gian đặc trưng của vùng Đất Tổ Hùng Vương. Là một loại hình nghệ thuật dân gian cổ truyền phát triển theo phương thức truyền khẩu, truyền ngôn, truyền nghề; có lịch sử lâu đời và có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng của cư dân nông nghiệp. Người dân Phú Thọ quan niệm rằng: đầu xuân năm mới, đi thắp hương Đền Hùng, thờ cúng tổ tiên; được nghe câu Hát Xoan sẽ mang lại sự nhân đôi những điều may mắn trong suốt cả năm.
Hát Xoan đã vượt qua không gian văn hóa Phú Thọ để đến với cộng đồng các dân tộc Việt Nam và cả nhân loại trên toàn thế giới. Hát Xoan Phú Thọ qua ngàn đời vẫn tiềm tàng sức sống.
Janny Janny
Xem chi tiết
Lê Thảo Nhi
6 tháng 3 2017 lúc 9:50

. Sau khi tìm hiểu và tham quan di sản văn hóa Vịnh Hạ Long, em đã rất vui, học hỏi được khá nhiều điều từ di sản này. Ngoài việc tham quan phong cảnh hữu tình ở đây, em còn được nghe kể nhiều điều và qua những điều đó em lại càng thấy tự hào hơn vì đất nước mình có được một Di sản tuyệt vời như thế ! ^^

Mai Nhật Lệ
6 tháng 3 2017 lúc 10:05

Tối mình trả lời cho, bây giờ đang ở trường nên không có vở

Nguyễn Minh Thu
Xem chi tiết
Hải Anh
12 tháng 3 2017 lúc 15:15

VD: Cồng chiêng Tây Nguyên.

Đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới năm 2005. VÀ sau NHã nhạc cung đình Huế, nó được coi là di sản văn hóa phi vật thể thứ 2 của việt nam. Là

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau[1]: Ê đê, Jarai, Ba Na, Mạ, Lặc...

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,...), v.v.

Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Tây nguyên, Lễ hội Cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách.

Hoshizora Hotaru
2 tháng 3 2018 lúc 20:50

Nhã nhạc cung đình Huế

Lần đầu tiên, một loại hình văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đó là Nhã nhạc cung đình Huế. Tháng 11.2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đây là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam.

Nghi lễ kéo co

Ngày 2.12.2015, tại phiên họp Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO diễn ra ở thành phố Windhoek, nước Cộng hòa Namibia, nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines đã được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên Việt Nam tham gia đệ trình và được chấp thuận.

Dân ca quan họ Bắc Ninh

Tháng 9.2009 Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO ghi danh dân ca quan họ Bắc Ninh hay dân ca quan họ Bắc Ninh.

Ca trù

Cũng tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO, loại hình văn hóa thứ hai của Việt Nam được vinh danh là ca trù. Theo đánh giá của UNESCO: Nghệ thuật ca trù của Việt Nam đã bộc lộ sự quyến rũ, thanh tao, thể hiện chiều sâu văn hóa, chiều sâu tâm hồn của cộng đồng người Việt, là nơi hội tụ những tinh hoa của văn hóa dân tộc, tạo nên sự độc nhất vô nhị không có ở bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác.

Hội Gióng

Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Ngày 16.11.2010 UNESCO đã công nhận lễ hội Gióng ở đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hát xoan

Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ Hùng Vương. Hát Xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa...Ngày 24.11.2011, Hát Xoan được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Tháng 12.2012, tại kỳ họp lần thứ 7, Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo đánh giá, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý, truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn ân đức của tổ tiên trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Đàn ca tài tử Nam Bộ

Tháng 12.2013, tại phiên họp lần thứ 8 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Baku (Azecbaijan), Di sản Đàn ca tài tử Nam Bộ đã được ghi tên vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Dân ca ví-giặm Nghệ Tĩnh

Ngày 27.11.2014, tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể ở Paris (Pháp), Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với 100% số phiếu tán thành. Dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh là loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên

Tháng 11.2015, thêm một loại hình văn hóa nữa được Unesco công nhận, đó là Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên. Không gian này trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc…

Nguyễn Thị Thanh Huyền
11 tháng 3 2019 lúc 19:12

Hát xoan là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng Tổ Hùng Vương. Hát xoan Phú Thọ thuộc hình dân ca, lễ nghi, phong tuc, hát cửa đình. hội tụ đa các yếu tố như nhạc, múa, hát,....Ngày 24/11/2011, Hát xoan chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

HAY THÌ CHO LIKE NHÉ!

Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Thu Trang
7 tháng 3 2017 lúc 20:10

1. Theo em, nhà nước nghiêm cấm săn bắt động vật quý hiếm vì nếu săn bắt động vật quý hiếm nhiều, các loài động vật sẽ không còn nữa, sẽ bị tuyệt chủng, nên nhà nước nghiêm cấm săn bắt động vật quý hiếm và động vật quý hiếm đó được vào sổ đỏ.

2. Ông T làm vậy là sai vì cái bình đó có thể là của người nào đó đánh rơi. Việc ông T cất cái bình đi là việc làm không tốt, không phải đồ của ông T mà ông T đem cất cái bình đi, thì ông T đã ăn cắp tài sản của người khác.

Bn tham khảo nha, có j đúng thì bn tick cho mk nha, có j sai thì bn cho mk xin ý kiến nha! Chúc bn học tốt!hihi

Dang Thi Thuy Linh
Xem chi tiết
Linh Phương
7 tháng 3 2017 lúc 21:32

a, Hành động của ông ấy là sai. Vì khj chúng ta nhặt được một đồ vật quý giá chúng ta không thể nào cho rằng của mình và lấy đi một cách tùy tiện.

b, Em sẽ đem món đồ đó đưa cho tổ trưởng phường, xã, quận để được cất giữ món đồ đó hoặc là món đồ này có giá trị cao.

Nguyễn Đức Khải
7 tháng 3 2017 lúc 21:32

hành động của ông Tân sai

nếu là mình thì mình sẽ đem nộp cho công an xã(huyện,tỉnh)

Lê Thảo Nhi
8 tháng 3 2017 lúc 8:42

. Theo em, hành động của ông Tân là hoàn toàn sai. Vì chưa biết rõ đó là của ai, có thể người ta đã bị mất từ lâu nhưng không tìm lại được. Nên ông Tân đáng lí ra là phải đến trình báo cho Công an để họ khám xét. Còn mặc khác, ông ấy lại đem về cất, mặc dù ông biết rõ đó không phải của mình.
. Nếu là em, việc trước tiên em làm là đem chiếc lọ cổ đến trình báo Công an nhờ họ tìm giúp người bị mất rơi để trả lại cho họ, còn nếu vẫn không có ai nhận chiếc bình là của mình thì em sẽ gửi lên Công an nhờ họ cất giữ đến khi có người lại nhận.

Trần Võ Lam Thuyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu
11 tháng 3 2017 lúc 20:14

d) di sản văn hóa phi vật thể: Trang phục áo dài truyền thống: Là 1 tác phẩm mĩ thuật tuyệt vời và là niềm tự hào của dân tộc

di sản văn hóa vật thể: Phố cổ Hội An: Là trung tâm buôn bán lớn của đất nước VN và là 1 trong những trạm đố chính của thương thuyền vùng Viễn Đông

câu d mk cki bt tke tkoi

đ) Hành vi bảo vệ :

-Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa

-Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoauj di sản văn hóa

Hành vi phá hoại :

-Đập phá các di sản văn hóa

-Vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ hữu di sản văn hóa

-vứt rác bửa bãi trên các di sản văn hóa

mk cki bt ckut ít đó tkoi

chúc bạn học thật tốthaha

Nguyễn Thị Thanh Hải
Xem chi tiết
๖ۣۜHoàng♉
9 tháng 3 2017 lúc 21:06

Đất đai là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia Việt Nam, được hình thành, tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã bỏ ra biết bao công sức khai phá, cải tạo đất, cũng như xương máu để gìn giữ từng tấc đất của quốc gia. Vì vậy nhà nước đã quy định nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu

heocon1234
Xem chi tiết
Nguyễn T.Kiều Linh
13 tháng 3 2017 lúc 20:04
Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại.
anh chàng bí ẩn
14 tháng 3 2017 lúc 8:51

Ý nghĩa chủa di sản văn hóa là:

-Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước ,là tài sản của dân tộc.

-Di sản văn hóa thể hiện truyền thống ,công đức kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

-Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

-Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến ,đậm dà bản sắc văn hóa dân tộc ,góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

Sa Cơ
24 tháng 4 2019 lúc 13:17

Ghi vô bài là sGK hoặc em ko thik làm rr nộp auto ra trường sớm

Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
Quỳnh Như
16 tháng 3 2017 lúc 10:52

*Giống nhau: Đều là sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

*Khác nhau:
-
Di sản văn hóa phi vật thể được lưu truyền qua trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, lễ hội, nghề truyền thống,...
Ví dụ: ca dao, dân ca, chèo, tuồng, múa rối, hát xoan,...
- Di sản văn hóa vật thể bao gồm danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, di tích lịch sử-văn hóa, bảo vật quốc gia...
Vì dụ: cố đô Huế, phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long,...