Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản

Hà Lê Ngọc Uyên
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
16 tháng 1 2017 lúc 10:36

*Giống: điều là con trỏ, có nhiệm vụ chính là di chuyển xác định vị trí toạ độ x;y trên màn hình máy tính.
*Khác:
_con trỏ chuột : có nhiệm vụ là di chuyển để chọn các mục tiêu cần đạt tới vd chương trình

Bình luận (1)
congtudeptrai
17 tháng 1 2017 lúc 21:16

Giống: điều là con trỏ, có nhiệm vụ chính là di chuyển xác định vị trí toạ độ x;y trên màn hình máy tính.
*Khác:
_con trỏ chuột(gập nhìu nhất):có nhiệm vụ là di chuyển để chọn các mục tiêu cần đạt tới vd chương trình

Bình luận (0)
Phương Kiều
19 tháng 1 2017 lúc 20:22

Bạn Tú Đức vd là j vậy

Bình luận (0)
Phạm Tiến Nhật
Xem chi tiết
Nguyệt Ly Thư
23 tháng 4 2017 lúc 19:45

Khởi động: Nhấp hai lần vào biểu tượng word hoặc nhấp chuột phải 1 lần --> Open.

Thoát: bấm vào X là đc, nếu nó có hiện lên chữ Save hoặc Don't save có nghĩa là lưu & ko lưu --> Bạn tự chọn thui !!!

♥ Tick cho mk nếu Đ nha ♥

Bình luận (0)
Đào Minh Phượng
Xem chi tiết
nguyễn hải yến
5 tháng 5 2017 lúc 21:36

lệnh Find dùng để tìm kiếm còn lệnh Find and Replace để tìm kiếm và thay thế

chắc là thế, thik thì tk mk na, thanks nhiều ! ok

Bình luận (0)
Tuyet Nhi Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Thư
6 tháng 5 2017 lúc 18:43

-Kí tự: kí tự là con chữ, số, kí hiệu,... Kí tự là thành phần cơ ban nhất của văn bản. Phần lớn các kí tự có thể nhập vào từ bàn phím.

-Từ: là dãy kí tự liên tiếp nằm giữa hai dấu cách hoặc dấu cách và dấu xuống dòng. Từ trong soạn thảo văn bản tương ứng với từ đơn trong tiếng việt

Bình luận (4)
Phạm Tiến Nhật
Xem chi tiết
๖ۣۜß.ŠöÇiµ彡...
28 tháng 4 2017 lúc 19:36

bạn nên tham khảo phần lý thuyết của hoc24:

- bài 14: soạn thảo văn bản đơn giản/ học trực tuyếnbanhqua

Bình luận (0)
Trần Hà
Xem chi tiết
Dương Thu Hiền
1 tháng 2 2017 lúc 11:40

1. Không nên để dấu cách trước các dấu chấm câu, vì: nếu để dấu cách trước các dấu chấm câu, sẽ làm cho chấm câu không nổi bật, khó thấy và nghệch ngỡm.

2. Sự giống nhau và khác nhau về ý nghĩa của con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột:

- Giống nhau:

+ Đều được sử dụng trong quá trình soạn thảo văn bản.

+ Giúp quá trình soạn thảo thuận lợi và nhanh chóng.

- Khác nhau:

+ Con trỏ soạn thảo là vạch đen thẳng đứng nhấp nháy trong vùng soạn thảo văn bản, cho biết vị trí xuất hiện ký tự nhập vào, chỉ di chuyển trong vùng soạn thảo văn bản ( khi di chuyển, con trỏ soạn thảo ko di chuyển theo. )

+ Con trỏ chuột có chữ I trong vùng soạn thảo, hình dạng có thể thay đổi thành hình dáng mũi tên, có thể di chuyển khỏi vùng soạn thảo văn bản, giúp thực hiện nhanh các lệnh mà con trỏ soạn thảo không thực hiện được.

3. Để soạn thảo văn bản và hiển thị văn bản chữ việt trên máy tính, ta cần thêm công cụ hỗ trợ là Unikey để có thể điều chỉnh chữ viết tiếng anh hoặc tiếng việt.

Bình luận (0)
Trịnh Thị Như Quỳnh
1 tháng 2 2017 lúc 11:18

1/ 1. Do nếu để dấu cách trước chấm câu, sẽ làm chấm câu không nổi bật, khó thấy, và nghệch ngỡm.

2/

Con trỏ chuột Con trỏ soạn thảo
Đều là con trỏ trong cửa sổ làm việc của Word.
– Có dạng chữ I trên vùng soạn thảo và hình dáng con trỏ chuột có thể thay đổi thành dạng mũi tên hay mũi tên ngược hoặc các dạng khác khi di chuyển con trỏ chuột đến những vùng khác nhau trên màn hình – có dạng một vạch đứng nhấp nháy trên vùng soạn thảo, cho biết vị trí soạn thảo hiện thời.

3/ Để soạn thảo và hiển thị văn bản chữ việt trên máy tính ta cần thêm các công cụ: unikey để điều chỉnh kiểu gõ...

Bình luận (0)
Yuriko Lộc
21 tháng 9 2017 lúc 18:38

1.Theo em tại sao ko nên để dấu cách trước các dấu chấm câu?

\(\Rightarrow\)Không nên để dấu cách trước các dấu chấm câu vì nếu để dấu cách trước chấm câu, sẽ làm chấm câu không nổi bật, khó thấy và nghệch ngỡm.

2.Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau về ý nghĩa của con trỏ soạn thảo và con trỏ chuột. Khi ta di chuyển chuột con trỏ soạn thảo có di chuyển theo không?

*Giống nhau: điều là con trỏ, có nhiệm vụ chính là di chuyển xác định vị trí toạ độ x;y trên màn hình máy tính.

*Khác nhau :
con trỏ soạn thảo : là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình Word, cho biết vị trí xuất phát của kí tự được gõ
con trỏ chuột : là một con trỏ dùng để khởi động các ứng dụng, các lệnh.
Chi chuyển chuột, con trỏ soạn thảo ko di chuyển theo.Nhưng con trỏ soạn thảo chỉ đứng ở vị trí mà con trỏ chuột đứng khi nhấn chuột trái tại vị trí đó.

3.Để soạn thảo và hiển thị văn bản chữ việt trên máy tính ta cần thêm các công cụ hỗ trợ gì?

\(\Rightarrow\)Để soạn thảo và hiển thị văn bản chữ Việt trên máy tính ta cần thêm phần mềm gõ chữ Việt và các phông chữ Việt. Ví dụ: phần mềm VietKey, UniKey,...

Bình luận (0)
Chiến Phạm Ngọc
Xem chi tiết
Amano Ichigo
9 tháng 5 2017 lúc 13:24

Nếu là chọn phần văn bản thôi thì bạn làm như sau:

B1: Bôi đen phần văn bản bằng con chuột.

B2: Nhất tổ hợp phím Ctrl + X

Bình luận (0)
Hacker no.55
Xem chi tiết
Hacker no.55
24 tháng 4 2017 lúc 18:57

Hu hu giúp mình với

Bình luận (0)
Yuriko Lộc
21 tháng 9 2017 lúc 18:41
Một số quy tắc soạn thảo văn bản cơ bản


Soạn thảo văn bản: khó hay dễ? Các bạn có ngạc nhiên lắm không? Tôi dám chắc rằng thậm chí một số bạn trẻ còn nổi cáu nữa. Bây giờ đã là thời đại gì rồi mà còn dạy gõ văn bản nữa? Máy tính từ lâu đã trở thành một công cụ không thể thiếu được trong các văn phòng, công sở với chức năng chính là soạn thảo văn bản.

Ngày nay chúng ta không thể tìm thấy một văn bản chính thức nào của nhà nước mà không được thực hiện trên máy tính. Công việc soạn thảo văn bản giờ đây đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm vững các nguyên tắc gõ văn bản cơ bản nhất mà chúng tôi sắp trình bày hôm nay. Bản thân tôi đã quan sát và nhận thấy rằng 90% sinh viên tốt nghiệp các trường đại học không nắm vững (thậm chí chưa biết) các qui tắc này!

Vì vậy các bạn cần bình tĩnh và hãy đọc cẩn thận bài viết này. Đối với các bạn đã biết thì đây là dịp kiểm tra lại các thói quen của mình, còn đối với các bạn chưa biết thì những qui tắc này sẽ thật sự bổ ích. Các qui tắc này rất dễ hiểu, khi biết và nhớ rồi thì bạn sẽ không bao giờ lặp lại các lỗi này nữa khi soạn thảo văn bản.

Một điều nữa rất quan trọng muốn nói với các bạn: các qui tắc soạn thảo văn bản này luôn đúng và không phụ thuộc vào phần mềm soạn thảo hay hệ điều hành cụ thể nào.


Khái niệm ký tự, từ, câu, dòng, đoạn

Khi làm việc với văn bản, đối tượng chủ yếu ta thường xuyên phải tiếp xúc là các ký tự (Character). Các ký tự phần lớn được gõ vào trực tiếp từ bàn phím. Nhiều ký tự khác ký tự trắng(Space) ghép lại với nhau thành một từ (Word). Tập hợp các từ kết thúc bằng dấu ngắt câu, ví dụ dấu chấm (.) gọi là câu(Sentence). Nhiều câu có liên quan với nhau hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó tạo thành một đoạn văn bản (Paragraph).

Trong các phần mềm soạn thảo, đoạn văn bản được kết thúc bằng cách nhấn phím Enter. Như vậy phím Enter dùng khi cần tạo ra một đoạn văn bản mới. Đoạn là thành phần rất quan trọng của văn bản. Nhiều định dạng sẽ được áp đặt cho đoạn như căn lề, kiểu dáng,… Nếu trong một đoạn văn bản, ta cần ngắt xuống dòng, lúc đó dùng tổ hợp Shift+Enter. Thông thường, giãn cách giữa các đoạn văn bản sẽ lớn hơn giữa các dòng trong một đoạn.

Đoạn văn bản hiển thị trên màn hình sẽ được chia thành nhiều dòng tùy thuộc vào kích thước trang giấy in, kích thước chữ... Có thể tạm định nghĩa dòng là một tập hợp các ký tự nằm trên cùng một đường cơ sở (Baseline) từ bên trái sang bên phải màn hình soạn thảo.

Như vậy các định nghĩa và khái niệm cơ bản ban đầu của soạn thảo và trình bày văn bản là Ký tự, Từ, Câu, Dòng, Đoạn.


Nguyên tắc tự xuống dòng của từ:

Trong quá trình soạn thảo văn bản, khi gõ đến cuối dòng, phần mềm sẽ thực hiện động tác tự xuống dòng. Nguyên tắc của việc tự động xuống dòng là không được làm ngắt đôi một từ. Do vậy nếu không đủ chỗ để hiển thị cả từ trên hàng, máy tính sẽ ngắt cả từ đó xuống hàng tiếp theo. Vị trí của từ bị ngắt dòng do vậy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như độ rộng trang giấy in, độ rộng cửa sổ màn hình, kích thước chữ. Do đó, nếu không có lý do để ngắt dòng, ta cứ tiếp tục gõ dù con trỏ đã nằm cuối dòng. Việc quyết định ngắt dòng tại đâu sẽ do máy tính lựa chọn.

Cách ngắt dòng tự động của phần mềm hoàn toàn khác với việc ta sử dụng các phím tạo ra các ngắt dòng "nhân tạo" như các phím Enter, Shift+Enter hoặc Ctrl+Enter. Nếu ta sử dụng các phím này, máy tính sẽ luôn ngắt dòng tại vị trí đó.

Nguyên tắc tự xuống dòng của từ là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của soạn thảo văn bản trên máy tính. Đây là đặc thù chỉ có đối với công việc soạn thảo trên máy tính và không có đối với việc gõ máy chữ hay viết tay. Chính vì điều này mà đã nảy sinh một số qui tắc mới đặc thù cho công việc soạn thảo trên máy tính.


Một số quy tắc gõ văn bản cơ bản

Bây giờ tôi sẽ cùng các bạn lần lượt xem xét kỹ các "qui tắc" của soạn thảo văn bản trên máy tính. Xin nhắc lại một lần nữa rằng các nguyên tắc này sẽ được áp dụng cho mọi phần mềm soạn thảo và trên mọi hệ điều hành máy tính khác nhau. Các qui tắc này rất dễ hiểu và dễ nhớ.

1. Khi gõ văn bản không dùng phím Enter để điều khiển xuống dòng.

Thật vậy trong soạn thảo văn bản trên máy tính hãy để cho phần mềm tự động thực hiện việc xuống dòng. Phím Enter chỉ dùng để kết thúc một đoạn văn bản hoàn chỉnh. Chú ý rằng điều này hoàn toàn ngược lại so với thói quen của máy chữ. Với máy chữ chúng ta luôn phải chủ động trong việc xuống dòng của văn bản.

2. Giữa các từ chỉ dùng một dấu trắng để phân cách. Không sử dụng dấu trắng đầu dòng cho việc căn chỉnh lề.

Một dấu trắng là đủ để phần mềm phân biệt được các từ. Khoảng cách thể hiện giữa các từ cũng do phần mềm tự động tính toán và thể hiện. Nếu ta dùng nhiều hơn một dấu cách giữa các từ phần mềm sẽ không tính toán được chính xác khoảng cách giữa các từ và vì vậy văn bản sẽ được thể hiện rất xấu.

Ví dụ:

Sai: Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều phải trải qua việc tặng quà và nhận quà tặng từ người khác.
Đúng: Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều phải trải qua việc tặng quà và nhận quà tặng từ người khác.

3. Các dấu ngắt câu như chấm (.), phẩy (,), hai chấm (:), chấm phảy (;), chấm than (!), hỏi chấm (?) phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu trắng nếu sau đó vẫn còn nội dung.

Lý do đơn giản của qui tắc này là nếu như các dấu ngắt câu trên không được gõ sát vào ký tự của từ cuối cùng, phần mềm sẽ hiểu rằng các dấu này thuộc vào một từ khác và do đó có thể bị ngắt xuống dòng tiếp theo so với câu hiện thời và điều này không đúng với ý nghĩa của các dấu này.

Ví dụ:

Sai:
Hôm nay , trời nóng quá chừng!
Hôm nay,trời nóng quá chừng!
Hôm nay ,trời nóng quá chừng!

Đúng:
Hôm nay, trời nóng quá chừng!

4. Các dấu mở ngoặc và mở nháy đều phải được hiểu là ký tự đầu từ, do đó ký tự tiếp theo phải viết sát vào bên phải của các dấu này. Tương tự, các dấu đóng ngoặc và đóng nháy phải hiểu là ký tự cuối từ và được viết sát vào bên phải của ký tự cuối cùng của từ bên trái.

Ví dụ:

Sai:
Thư điện tử ( Email ) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
Thư điện tử (Email ) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
Thư điện tử ( Email) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
Thư điện tử(Email) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.
Thư điện tử(Email ) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.

Đúng:
Thư điện tử (Email) là phương tiện thông tin liên lạc nhanh chóng và hữu ích.

Chú ý


1. Các qui tắc gõ văn bản trên chỉ áp dụng đối với các văn bản hành chính bình thường. Chúng được áp dụng cho hầu hết các loại công việc hàng ngày từ công văn, thư từ, hợp đồng kinh tế, báo chí, văn học. Tuy nhiên có một số lĩnh vực chuyên môn hẹp ví dụ soạn thảo các công thức toán học, lập trình máy tính thì không nhất thiết áp dụng các qui tắc trên.

2. Các qui tắc vừa nêu trên có thể không bao quát hết các trường hợp cần chú ý khi soạn thảo văn bản trên thực tế. Nếu gặp các trường hợp đặc biệt khác, các bạn hãy vận dụng các suy luận có lý của nguyên tắc tự xuống dòng của máy tính để suy luận cho trường hợp riêng của mình. Tôi nghĩ rằng các bạn sẽ tìm được phương án chính xác nhất.


Gõ văn bản: dễ mà khó

Các bạn vừa được thấy một số nguyên tắc gõ văn bản thật đơn giản trên máy tính. Các nguyên tắc này hình như chưa được ghi lại trong bất cứ một quyển sách giáo khoa nào về tiếng Việt hay Máy tính. Công việc soạn thảo văn bản trên máy tính thường được hiểu là một việc đơn giản, ai cũng làm được. Đúng là đơn giản, nhưng để gõ chính xác hoàn toàn không xảy ra các lỗi đã mô tả ở trên lại không phải là dễ. Khi bạn đã có thói quen gõ đúng thì hầu như không bao giờ lặp lại các lỗi này nữa. Nhưng một khi bạn chưa bao giờ biết về chúng thì việc gõ văn bản có lỗi là điều dễ xảy ra.

Tôi mong rằng bài viết ngắn này sẽ giúp các bạn nhiều trong công việc soạn thảo của mình. Soạn thảo văn bản trên máy tính là công việc học 'gõ chính tả' mà mỗi chúng ta đều phải trải qua từ các lớp tiểu học, bây giờ với máy tính chúng ta cũng bắt buộc phải trải qua các bài học vỡ lòng đó. Bài viết của tôi sẽ không còn ý nghĩa nữa nếu như 90% học sinh và sinh viên của chúng ta đều gõ văn bản trên máy tính chính xác không lỗi.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Minh Châu
Xem chi tiết
Quỳnh Phương Nguyễn
21 tháng 4 2017 lúc 19:00

(A) Dấu cách

Bình luận (0)
qwerty
21 tháng 4 2017 lúc 20:32

Khi soan thao van ban tren may tinh thi cac tu cach nhau boi:

(A) dau cach;

(B) dau phay;

(C) dau cham;

(D) dau cham phay.

Bình luận (0)
Trần Khánh Linh
22 tháng 4 2017 lúc 14:55

a, dấu cách

Bình luận (0)
ttyytftff
Xem chi tiết
CÔNG CHÚA CỦA BA
22 tháng 4 2017 lúc 12:26

Theo mình biết, các thành phần chính của mạng internet là :

+ Email

+ Facebook

+ Google +

+ Gmail

+ Trình duyệt Google

+ Trình duyệt Cốc Cốc

+ Trình duyệt Internet

Bình luận (0)