Bài 14 : Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Đinh Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
Thời Sênh
21 tháng 10 2018 lúc 8:25

4.8.1914
Bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất

1914- 1918
Giai đoạn thứ nhất. Đức đánh Pháp chiến tranh diễn ra Châu âu, lan rộng thế giới. Từ 1916 chuyển sang giai đoạn cầm cự

Mùa xuân 1917- 11. 1918
Giai đoạn thứ hai. Phe hiệp ước phản công, phe Liên minh thất bại, đầu hàng

7.11.1917
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi

9.11.1918
Cách mạng Đức thắng lợi – lật đổ chế độ quân chủ, thành lập nền cộng hòa

11.11.1918
Chính phủ mới ở Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới kết thúc

Bình luận (0)
Trần Hữu Vĩ
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Phong
29 tháng 10 2017 lúc 20:25

-Cách mạng tư sản Hà Lan:mở đầu thời kì lịch sử thế giới cận đại.

-Cách mạng tư sản Pháp:cuộc cách mạng triệt để nhất.

-Phong trào công nhân:cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản.

-Sự ra đời của chủ nghĩa Mác:vũ khí đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới.

-Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga 1917:mở ra một thời kì mới-thời kì lịch sử thế giới hiện đại.

Học tốt nha!ok

Bình luận (0)
họ tên đầy đủ
Xem chi tiết
Mai Quỳnh Lan
Xem chi tiết
Trần Dương
22 tháng 10 2017 lúc 9:05

1. Đế quốc Anh : Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.

Bình luận (0)
Trần Dương
22 tháng 10 2017 lúc 9:06

2. - Đông Nam Á là một khu vực có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.

- Từ nửa sau thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm 3 nước Đông Dương; Tây Ban Nha rồi Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.

- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành “vùng đệm” của tư bản Anh và Pháp

Bình luận (0)
Trần Dương
22 tháng 10 2017 lúc 9:06

3. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là Đảng kiểu mới vì đấu tranh kiên quyết cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác. dựa vào quần chúng nhân dân lao động đấu tranh vì sự tiến bộ của xã hội.

Bình luận (0)
Nhoo Nhi
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
4 tháng 10 2017 lúc 10:10

- Anh:
- Cuối thế kỉ XIX- đầu XX, mặc dù Anh mất dần về vị trí công nghiệp song quá trình tập trung TB ở Anh đc đẩy mạnh với sự xuất hiện của nhiều tổ chức độc quyền kiểm soát các ngành KT lớn như công nghiệp luyện kim, đóng tàu khai thác mỏ.
- Sự tập trung TB trong tay các ngân hàng lớn hình thành những tập đoàn TB tài chính chi phối toàn bộ đời sống KT của Anh như sự xuất hiện của 5 ngân hàng lớn ở Luân đôn
- Anh tăng cường xâm lc thuộc địa và xuất cảng TB. Anh đầu tư TB vào các nc thuộc địa và bóc lột thuộc dịa về mặt tài nguyên, nhân công, thị trường để đem lại nguồn cách xù cho chính quốc. Do đó hệ thống thuộc địa của Anh có mặt khắp các châu lục. Người Anh luôn tự hào là nc " MTrời ko bao h lặn". Lê nin gọi đây là chủ nghĩa đế quốc thực dân

Bình luận (0)
Võ Thu Uyên
8 tháng 10 2017 lúc 21:36

1. Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là "chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì : Cho đến cuối thế kỉ XIX, cả hai đảng Tự do và Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều thực hiện chính sách tích cực mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải khắp Địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Giai cấp tư sản Anh đã tự hào là "Mặt Trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Anh", Anh đã trở thành cường quốc thực dân hạng nhất. Khác với Pháp, Đức, phần lớn tư bản xuất cảng của Anh đều nằm ngoài châu Âu, chủ yếu là đầu tư sang các thuộc địa. Các công ti lũng đoạn thuộc địa của Anh đã dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thu vẻ những khoản lợi nhuận kếch xù.

Bình luận (0)
Võ Thu Uyên
8 tháng 10 2017 lúc 21:36

2. Đặc điểm của đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến"
Chủ nghĩa đế quốc Đức là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến" vì nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thống quân phiệt Phổ, đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến : để cao chủng tộc Đức. đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang. Do kinh tế phát triển mạnh nhưng lại bị thua thiệt do ít thuộc địa, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

Bình luận (0)
Ju Moon Adn
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
15 tháng 10 2017 lúc 20:24

cách mệnh pháp cũng là cách mệnh Mỹ nghĩa là cách mệnh tư bản ,cách mệnh ko đến nơi,tiếng là cộng hòa và dân chủ , kì thực trong thì nó tước đoạt thuộc địa , ngoài ra áp bức công nông

Bình luận (0)
Trần Cẩm Linh
Xem chi tiết
Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
10 tháng 4 2017 lúc 21:00

Tại Gia Định, quân triều đình mắc sai lầm lớn rằng cứ phòng thủ trong thành, không chịu đánh trực tiếp với giặc, đây là lối đánh phòng thủ, ko biết tấn công, làm cho từ đầu quân ta đã ở vào thế bị động, dù có điều kiện thuận lợi hơn.
Điều này làm cho quân giặc chiến thăng nhanh chóng, lấy 1 phần đất của việt nam, tạo đà cho các trận đánh khác.

Bình luận (6)
Đoàn Bảo Ngọc
10 tháng 4 2017 lúc 22:15

Ái chà chà, biết đề rồi hả?

Bình luận (1)
Huyền Anh
Xem chi tiết
Đặng Quỳnh Ngân
8 tháng 11 2016 lúc 17:11

- Sự ra đời, phát triển của nén sản xuất mới - TBCN : mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản.
* Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên :
+ Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển.
+ Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì vẫn còn ngôi vua và cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư sản, lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển, nhưng chỉ có giai cấp tư sản và chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất có ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu, đã đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà chuyên chính dân chủ cách mạng, giải quyết quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt về ruộng đất.
+ Nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau ờ nhiều nước làm cho chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước phát triển kinh tế chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
+ Các nuớc tư bản thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông.
+ Công nhân ở các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ. Nhật Bản đấu tranh ngày càng mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Các tổ chức quốc tế của công nhân được thành lập.
+ Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật phát triển (nhiều máy chế tạo công cụ ra đời, nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng, nhiều phát minh mới về vật lí, hoá học, sinh học, nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhạc sĩ. họa sĩ nổi tiếng xuất hiện).
+ Nguyên nhân, tính chất, diễn biến và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
8 tháng 11 2016 lúc 19:17

- Sự ra đời, phát triển của nén sản xuất mới - TBCN : mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản.
— Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên :
+ Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển.
+ Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì vẫn còn ngôi vua và cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư sản, lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển, nhưng chỉ có giai cấp tư sản và chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất có ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu, đã đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà chuyên chính dân chủ cách mạng, giải quyết quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt về ruộng đất.
+ Nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau ờ nhiều nước làm cho chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước phát triển kinh tế chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
+ Các nuớc tư bản thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông.
+ Công nhân ở các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ. Nhật Bản đấu tranh ngày càng mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Các tổ chức quốc tế của công nhân được thành lập.
+ Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật phát triển (nhiều máy chế tạo công cụ ra đời, nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng, nhiều phát minh mới về vật lí, hoá học, sinh học, nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhạc sĩ. họa sĩ nổi tiếng xuất hiện).
+ Nguyên nhân, tính chất, diễn biến và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

 

Bình luận (0)
Phạm Thu Uyên
Xem chi tiết