Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Lê Nhật Ninh
Xem chi tiết
Ngô Hải Nam
29 tháng 1 2023 lúc 19:42

cảm ơn chị=)))))

 

Bình luận (2)
Phước Lộc
29 tháng 1 2023 lúc 19:43

Nghỉ hết mùng 5, mùng 6 đi học :)

Bình luận (11)
Phương Thảo?
29 tháng 1 2023 lúc 19:44

Học k thú vị nha:<

Bình luận (4)
Huy Jeon
Xem chi tiết
Tiểu Linh Linh
13 tháng 5 2022 lúc 20:58

TK

+ khái niệm:Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay.

+ Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: Là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử.

+Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: Tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (Đó là những tình cảm gắn với địa phương).Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang -Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn -lòng yêu nước.Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn.Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc.Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi).

Bình luận (0)
Phạm Chiều Xuân
Xem chi tiết
Phong Thần
25 tháng 4 2021 lúc 12:00

Để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta, bản thân em, cũng như các bạn trẻ ngày nay cần phải cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt để trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước.

Phải biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Là học sinh, chúng ta phải ghi nhớ và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.

Luôn ghi nhớ lịch sử dân tộc và biết ơn những người đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc, cần học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu mạnh.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Đức Tuấn
Xem chi tiết
Amee
26 tháng 3 2021 lúc 13:31

tham khảo ạ

1. Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ được xác định trong Hiến pháp trên các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tê, xã hội, văn hóa, là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể khác của công dân và cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân.

Trong bất kì nhà nước nào, địa vị pháp lý của công dân được hình thành bởi tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa một bên là xã hội, nhà nước với một bên khác là công dân. Nội dung những quy phạm pháp luật tạo nên địa vị pháp lý của công dân ở những nước khác nhau thì có những nét khác nhau, bởi vì địa vị pháp lý của công dân phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nhà nước. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng địa vị pháp lý của công dân các nhà nước trên thế giới ngày nay cũng có nhiều nét giống nhau:

- Ở hầu hết các nhà nước, địa vị pháp lý của công dân về cơ bản được quy định trong hiến pháp - luật cơ bản của nhà nước, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất của nhà nước.

- Địa vị pháp lý của công dân được quy định chủ yếu là các quyền, tự do và nghĩa vụ của công dân.

- Ở các nhà nước thực sự dân chủ, các quyền và nghĩa vụ được quy định gắn liền với các biện pháp bảo đảm thực hiện. Vì pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng do điều kiện kinh tế - xã hội quyết định nên địa vị pháp lý của công dân mỗi nước bị chi phối bởi điều kiện kinh tế - xã hội của nhà nước. Nếu một nước lạc hậu, cơ sở kinh tế nghèo nàn, nhân dân không đủ cơm ăn, áo mặc thì các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội không có điều kiện vật chất để thực hiện đầy đủ. Ngược lại nếu cơ sở kinh tế giàu có, nhân dân có mức sống cao thì sẽ có đầy đủ điều kiện vật chất để thực hiện các quyền mà hiến pháp và pháp luật ghi nhận.

Quy chế pháp lý của công dân bao gồm nhiều chế định khác nhau: quốc tịch, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của công dân, các nguyên tắc hiến pháp của quy chế pháp lý của công dân, các quyền, tự do và nghĩa vụ pháp lý của công dân, các biện pháp đảm bảo thực hiện quy chế công dân. Mỗi chế định điều chỉnh một mặt trong địa vị pháp lý của công dân. Tất cả các chế định đó hợp lại thành quy chế pháp lý của công dân.

Như chúng ta đã biết, quyền và nghĩa vụ của công dân không những được quy định trong hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước mà còn được cụ thể hóa ưong các văn bản pháp luật khác. Tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân tạo nên quy chế pháp lý của công dân. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng trong việc hình thành quy chế pháp lý của công dân, những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong hiến pháp đóng vai trò quan trọng nhất.

2. Ý nghĩa và nội dung quyền cơ bản của công dân
 

Quyền cơ bản của công dân có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với công dân và nhà nước; nó là cơ sở để nhà nước quy định các quyền cụ thể của công dân.

Các quyền cơ bản của công dân bao gồm các quyền cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, các quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân.

Ở Việt Nam, các quyền cơ bản của công dân về chính trị gồm có: quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, quyền bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo. Các quyền cơ bản của công dân về kinh tế - xã hội gồm có: quyền lao động, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, quyền xây dựng nhà ở, quyền bình đẳng nam nữ, quyền hôn nhân và gia đình, quyền được hưởng chế độ bảo vệ về sức khoẻ, quyền được học tập, lao động, giải trí của thanh niên, quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em, quyền được ưu đãi của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, quyền được giúp đỡ của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Các quyền cơ bản của công dân về văn hoá, giáo dục gồm có: quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học và hoạt động sáng tạo. Các quyền cơ bản về tự do dân chủ và tự do cá nhân của công dân gồm có: quyền tự do ối lại, cư trú, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyển bất khả xâm phạm về chỗ ở.

3. Phân loại các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân
Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có thể được phân chia thành ba nhóm: các quyền dân sự (tự do cá nhân), chính trị; các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; các nghĩa vụ cơ bản của công dân. Cơ sở để phân định các quyền công dân thành hai nhóm: các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa là do thời gian hình thành và tính chất của hai nhóm quyền này có nhiều điểm khác nhau. Các quyền dân sự, chính trị của công dân thường xuất hiện sớm hơn các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Phần lớn các quyền dân sự, chính trị của công dân thường được xác lập khi thành lập nhà nước dân chủ, còn phàn lớn các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội được thiết lập muộn hơn phụ thuộc nhiều vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặt khác, việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị chủ yếu phụ thuộc ý thức chính trị, ý thức dân chủ của nhân dân, còn việc thực hiện các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa lại phụ thuộc phần lớn vào điều kiện vật chất, điều kiện kinh tế, xã hội của nhà nước. Chẳng hạn quyền được bảo đảm an sinh xã hội, quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, quyền có điều kiện sống xứng đáng là những quyền xuất hiện muộn hom và việc thực hiện các quyền này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu khái niệm “các quyền dân sự” theo nghĩa thông dụng mà người nước ngoài hiểu là “civil rights”, thuật ngữ này được giải thích đó là các quyền tự do cá nhân (The individual rights of personnal liberty), vì vậy việc phân định nhóm các quyền dân sự, chính trị cũng đồng nghĩa với việc phân định nhóm các quyền tự do cá nhân và các quyền chính trị. Các quyền tự do cá nhân và các quyền chính trị mặc dù thuộc vào thế hệ thứ nhất của các quyền con người và công dân, các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa thuộc vào thế hệ thứ hai của các quyền con người và công dân song hai nhóm quyền này cũng phụ thuộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau, sự phát triển nhóm quyền này thúc đẩy sự phát triển các nhóm quyền khác. Điều này lí giải vì sao các nước có nền kinh tế phát triển, có mức bình quân thu nhập đầu người cao thì có khả năng cao trong việc ghi nhận và thực hiện đầy đủ các quyền công dân cả hên hai nhóm dân sự, chính trị và kinh tế, xã hội, văn hóa, trong khi đó các nước kinh tế kém phát triển thì không những nhóm quyền kinh tế, xã hội, văn hóa mà cả nhóm quyền dân sự, chính trị cũng không được ghi nhận đầy đủ hoặc thực hiện đầy đủ trên thực tế.

4. Các đặc trưng của quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Vậy khác với các quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có những đặc trưng gì?

Phân tích những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ta thấy chúng có những đặc trưng sau đây:

- Quyền cơ bản của công dân thường được xuất phát từ các quyền tự nhiên thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc và là các quyền được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận.

- Nghĩa vụ cơ bản của công dân là các nghĩa vụ tối thiểu mà công dân phải thực hiện đối với nhà nước và là tiền đề đảm bảo cho các quyền cơ bản của công dân được thực hiện.

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thường được quy định trong hiến pháp - văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất.

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp là cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản quy định trong hiến pháp là cơ sở đầu tiên cho mọi quyền và nghĩa vụ khác của công dân được các ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới ghi nhận.

Ví dụ: các quyền về lao động của công dân do luật lao động quy định đều dựa trên cơ sở quyền làm việc của công dân được ghi nhận trong hiến pháp. Tất cả mọi quyền và nghĩa vụ khác của công dân đều bắt nguồn từ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi trong đạo luật cơ bản của nhà nước. Đó là cơ sở, nền tảng của mọi quyền và nghĩa vụ khác của công dân.

- Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là nguồn gốc phát sinh các quyền và nghĩa vụ khác của công dân. Cơ sở phát sinh duy nhất của các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là quyền công dân - nghĩa là người có quốc tịch Việt Nam còn cơ sở phát sinh các quyền và nghĩa vụ khác của công dân là sự tham gia của họ vào các quan hệ pháp luật, là các sự kiện pháp lý ...

- Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thể hiện tính chất dân chủ, nhân văn và tiến bộ của nhà nước.

 

Nhìn vào các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ghi nhận trong hiến pháp và thực tiễn thực hiện các quy định đó, chúng ta có thể đánh giá mức độ dân chủ, nhân đạo, tiến bộ và mối quan hệ giữa nhà nước, xã hội và cá nhân.

Bình luận (0)
Karry Đoàn
Xem chi tiết
Mysterious Person
31 tháng 5 2018 lúc 10:36

vị trí là : trên hết ; giá trị là : vô giá :))

Bình luận (0)
Đặng bạch Dương
Xem chi tiết
An An
Xem chi tiết
YếnChiPu
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Lực
Xem chi tiết
Lưu Thị Thảo Ly
10 tháng 11 2017 lúc 20:54

Để chiến thắng giặc ngọai xâm có lực lượng vật chất lớn hơn ta nhiều lần, nhân dân Việt Nam phải đòan kết dân tộc thành một khối. Đòan kết tòan dân sẽ tạo thành nguồn sức mạnh lớn lao của dân tộc.

Cả nước chung sức đánh giặc, thực hiện tòan dân đánh giặc, đánh giặc tòan diện, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc, để chiến thắng quân xâm lược có lực lượng vật chất lớn hơn ta.

- Thời Trần 3 lần đánh thắng quân Mông – Nguyên, chủ yếu vì “ bấy giờ vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên giặc mới bó tay”.

- Nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh bởi vì “ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, “ nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương dân chúng”.

- Chúng ta thắng thực dân Pháp, đế quốc Mĩ chủ yếu bởi vì, “quân, dân nhất trí, mọi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, cả nước là một chiến trường giết giặc”. “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì đứng lên đánh Pháp cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước”.

Đoàn kết quốc tế.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn luôn có sự đòan kết giữa các nước trên bán đảo Đông Dương và các nước khác trên Thế giới, vì độc lập dân tộc của mỗi quốc gia, chống lại sự thống trị của các nước lớn.

- Chúng ta đòan kết với các nước trên bán đảo Đông Dương và các nước trên thế giới.

- Mục đích đòan kết, vì Độc lập Dân tộc của mỗi quốc gia, cùng chống lại sự thng trị của kẻ thù xâm lược.

- Đòan kết quốc tế được biểu hiện trong lịch sử :

+ Trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, có sự hổ trợ của cuộc đấu tranh của nhân dân Campuchia ở phía Nam; có sự tham gia của một đội quân người Trung Quốc trong đạo quân của Trần Nhật Duật cùng chống ách thống trị của Mông – Nguyên.

+ Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, ND ta đã được sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ quốc tế lớn lao.

Bình luận (1)