Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

이진규
Xem chi tiết
im.huong
29 tháng 9 2017 lúc 20:16

Hiện nay vấn đề thiên tai lũ lụt đang là vấn đề nan giải, gây ảnh hưởng xấu tới kinh tế nước nhà và cả hộ gia đình. Mỗi trận lũ lụt,sóng thần đã làm mất đi bao nhiêu tài sản quý của người dân. Việc khắc phục sau mỗi trận lũ quét cũng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nguyên nhân gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai và lũ lụt phần lớn là do con người gây ra, ý thức bảo vệ môi trường của con người chưa cao nên gây ra các hiện tượng như trái đất đang nóng lên,băng ở bắc cực đang tan chảy gây ra tăng mực nước biển và hiệu ứng nhà kính... những hiện tượng này đã tạo ra các cuộc thiên tai lớn sảy ra toàn thế giới.Hạn hán, lũ lụt sảy ra triền miên gây ảnh hưởng xấu tới con người và xã hội nên vì vậy chúng ta hãy chung tay bảo vệ môi trường xanh,sạch đẹp để có 1 cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
Oanh Candy
Xem chi tiết
Trần My
17 tháng 7 2017 lúc 20:35

Câu 3: Cách khắc phục:
Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.

Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau... P/s: Có j bn tham khảo ở ây: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và các giải pháp khắc phục :)
Bình luận (1)
Nguyễn Mậu Duyên
17 tháng 7 2017 lúc 21:35

Câu 1:+ Thực trạng về rác thải của nước ta

-Tốc độ phát sinh rác thải ở nước ta cực nhanh ở cả nông thôn lẫn thành thị. Cùng với mức sống của người dân ngày càng cao và công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phát triển, rác thải cũng từ đó được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp. Xử lí rác thải đang trở thành một vấn đề nóng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

+ Thực trạng về rác thải trên thế giới

-Thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng rác thải ngày càng nghiêm trọng, tạo áp lực tài chính cũng như môi trường cho các quốc gia trên toàn thế giới. Ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác thải ở thành thị sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm, tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn/năm hiện nay trong khi chi phí xử lí rác thải dự kiến lên đến 375 tỷ USD/năm so với mức 205 tỷ USD/năm ở thời điểm hiện tại. Những số liệu trên như một hồi chuông cảnh tỉnh về cuộc khủng hoảng rác thải trong tương lai trong bối cảnh chất lượng sống đô thị đang ngày càng được cải thiện và tình trạng bùng nổ dân số gia tăng.

Câu 2:

- Làm mất mỹ quan.

- Tạo cơ hội cho cấc loài nấm, vi sinh vật và côn trùng có hại phát triển.

- Rác thải gây ra mùi hôi thối, phát triển vi sinh vật làm ô nhiễm các môi trường không khí, nước, đất ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đời sống sinh hoạt của họ.

- Thu hút và phát sinh, phát triển các loài chuột, gián, muỗi và các loại vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cho con người.

- Gánh nặng tài chính cho các quốc gia trên toàn thế giới.

...

Câu 3: Một số giải pháp khắc phục thực trang ô nhiễm do rác thải hiện nay

- Vận động mọi người bỏ thói xấu vứt rác bừa bãi

- Tăng cường giáo dục trẻ em từ vỡ lòng

- Áp dụng hình phạt khắc khe đối với các cá nhân hay doanh nghiệp không tuân thủ quy định trong việc xử lí rác thải.

...

- Thiết lập nhiều thùng rác công cộng thường xuyên đi thu gom rác tránh để lâu phát sinh ô nhiễm môi trường.

Bình luận (1)
Trần My
17 tháng 7 2017 lúc 20:12

Câu 1: Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,... ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền...

Bình luận (0)
Đặng Minh Duyên
Xem chi tiết
Linh Phương
17 tháng 4 2017 lúc 15:23

+) Môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta mới lâu dài và bền vững.
Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và phát triển. Môi trường đang trong tình trạng bị ô nhiễm do chính sự vô ý thức của chúng ta. Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp và đi kèm với các bệnh nan y. Ngoài các căn bệnh nan y chúng ta không thể không nhắc đến các dịch bệnh đang bùng phát một cách mạnh mẽ trong thời gian qua như dịch tả; sốt xuất huyết; bệnh tay chân miệng; bệnh lở mồm long móng.

+) Bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết, và là nhiệm vụ không của riêng ai. Vậy học sinh chúng ta cần phải làm gì để góp một phần công sức trong việc bảo vệ môi trường mà chúng ta đang học tâp, sinh hoạt: chúng ta cần phải xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp.

Bình luận (0)
nguyễn hoàng linh chi
17 tháng 4 2017 lúc 12:39

là giữ cho môi trường luôn trong lành và sạch đẹp

Bình luận (0)
Thảo Phương
15 tháng 5 2017 lúc 19:29

Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.

Bình luận (0)
Fuijsaka Ariko
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Dương
11 tháng 5 2017 lúc 6:28

- Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do tác động tiêu cực của con người đền môi trường (xả rác bừa bãi, không chấp thủ luật để bả vệ môi trường). Dẫn đến nhiều hậu quả xấu(lụt lôi, hạn hán,...).

- Mỗi trường là toàn bộ điều kiện tự nhiên bao quanh con người tá dộng đến đời sống và sự tồn tại của on người.

- Môi trường có tầm quan trọng rất to lón, quyết đinh sự tồn tại và phát triển của một con người(không khí giúp con người có ô-xi; nước cung cấp nước cho cơ thể)

- Con người phải có ý thức bảo vệ môi trường va tài nguyên thiên nhiên, tuân thủ các biện pháp như: thực hiện quy định của pháp luật để bảo vệ nguồn ài nguyên thiên nhiên, tuyên truyền nhắc nhỏ mọi người. Tiết kiêm TNTN, báo với cơ quan chứ trách nếu thấy hiện tượng làm ô nhiễm môi trường.

Là một học sinh em cần: =Nhặt rác và bỏ đúng nơi quy định.

+nhắc nở và tuyên truyền mọi người bảo vệ thiên nhiên.

........

Bình luận (6)
Yetsuno Kame
9 tháng 5 2017 lúc 21:36

- Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo xung quanh cuộc sống con người ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại của con người và thiên nhiên.
- Ý nghĩa của môi trường đối với con người ( Tầm quan trọng của môi trường )
+ là nơi chứa đựng và cung cấp tài nguyên cho đời sống sản xuất của con người chúng ta
+ Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.
+ Tạo phương tiện để sinh sống phát triển trí tuệ, đạo đức.
( Những câu trên là ý kiến của riêng mình, nếu bạn thấy không ổn có thể sửa chữa, xin cảm ơn. - Nếu thích hãy tích ĐÚNG cho mình nhé, tùy vào bạn )

Bình luận (1)
Thảo Phương
10 tháng 5 2017 lúc 9:50

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."

Ys nghãi:

Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật. Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở... cũng như các hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát triển của từng quốc gia và ở từng thời kì. Môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như đất, đá, tre, nứa, tài nguyên sinh vật. Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ thuộc vào mức độ khan hiếm của nó trong xã hội. - Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Bình luận (0)
đào thị bịch ngọc
16 tháng 5 2017 lúc 20:49

môi trường là những vật chất cùng sống vs chúg ta nếu mt bị ô nhiễm thì con người nhanh chết nếu mt (.)sạch thì con ngườ ms sống đc lâu hơn vậy ta pải bt bảo vệ mt (.)xanh sạch đẹp để con người sống lâu hơn

Bình luận (0)
Nguyen Van Thang
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Diệu Linh
22 tháng 5 2017 lúc 19:00

Câu chuyện 1:

Mua hàng Ở Mỹ, hầu như tất cả các loại bao bì sản phẩm, dù bằng giấy, bìa, hay nhựa, nilon đều có thông tin về việc xử lý bao bì sau khi dùng xong. Chẳng hạn, nếu bao bì có thể tái chế được sẽ có dòng chữ: “Please recycle”. Thậm chí như túi đựng hàng của siêu thị Wal-mart, còn in rõ địa chỉ của trung tâm tái chế tại một số tiểu bang mà bạn có thể mang

Hay như túi đựng hàng của siêu thị Target có in 10 cách để tái sử dụng túi (chẳng hạn như dùng để lót thùng rác, mang theo để đựng rác khi đi tàu xe, đựng đồ dùng như bình nước hay hộp cơm trưa khi đi làm...) Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) có rất nhiều sáng kiến trong việc thúc đẩy người dân mua những sản phẩm được tái chế, hoặc mua những sản phẩm tiết kiệm nhiên liệu (như bóng đèn) hay các sản phẩm tiết kiệm nước (máy bơm, hệ thống tưới nước...).

Câu chuyện 2:

Quét dọn đường cũng có lịch cụ thể cho từng khu phố. Ví dụ ngày thứ 3 tuần đầu tiên và tuần thứ ba trong tháng, dọn đường bên phải, thứ 3 tuần thứ hai và tuần thứ tư trong tháng dọn đường bên trái. Nhớ lịch của bên phố nhà mình, tối hôm trước ngày dọn đưòng, nhà nào cũng phải lo đậu xe ô tô ở phía bên kia. Sáng sớm có xe cảnh sát đi tuần một vòng, nhà nào còn chưa dời ô tô sang phía đường bên kia sẽ được nhắc nhở. Nhắc đến lần thứ hai mà chưa dời thì sẽ bị phạt 48 USD. Câu chuyện 3:

Chương trình truyền hình Kênh Discovery và HD Theatre cứ 15 phút một lần lại phát những hàng chữ/tiểu mục để phổ biến kiến thức về những sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc cách sử dụng các đồ gia dụng sao cho tiết kiệm năng lượng (ví dụ để máy giặt, lò nướng, máy sấy ở nhiệt độ bao nhiêu, thời gian bao lâu).

Câu chuyện 5:

Không bắn chim đã là luật bất di bất dịch. Muốn sãn bắn sẽ có những khu vực và luật quy định riêng. Hơn nữa bản thân mỗi người dân đều có ý thức nâng niu, không xâm phạm đến cây cối, chim chóc. Nếu bị bắt gặp đang bắt hay bắn trộm thì sẽ bị phạt 50 USD.

Trong thành phố Atlantic và những thành phố lân cận, cảnh từng đàn ngỗng trời, vịt trời béo múp thong thả đi lại, hay chim bồ câu (cũng béo múp) không sợ người sà xuống nơi công viên hay hè đường là hết sức phổ biến.

Có lần đàn vịt đẻ, cảnh sát lập rào chắn riêng một khu vực để không ai vào quấy rầy chúng. Bạn cũng sẽ bị phạt 50 USD nếu như đi câu cá, bắt được những con cá nhỏ mà không chịu thả ra. Ở đây, nếu con cá có chiều dài dưới 38cm là người đi câu phải thả cá về lại hồ hoặc vịnh hoặc biển để cá có thể tiếp tục phát triển.

Câu chuyện 4:

Chiếc giày Hãng sản xuất giày thể thao lớn nhất của Mỹ và của thế giới - Nike, đặc biệt sáng tạo trong việc kết hợp nhận thức về môi trường với quá trình thiết kế. Từng đôi giày đều được phân loại dựa trên chỉ số bền vững.

Mới đây, Nike cho ra mẫu giầy thể thao nữ hiệu Pegasus phiên bản thứ 25 nặng khoảng 280g phần mũi giầy bao gồm những vật liệu được tái chế như bọt tạo ra từ rác của quá trình sản xuất giày và bột gỗ; dây giày và phần nhám của bề mặt giày sử dụng polyester tái chế được tạo ra từ rác thải tiêu dùng như chai nhựa; đế giày là loại “cao su xanh” mà các nhà hóa học của Nike đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ 20 năm trước.

Công thức mới này loại bỏ 96% chất độc có trong công thức cũ; phần giữa của đế giày (phần đệm) được gắn với phần đế dưới bằng loại băng keo có thành phần chính là nước, ít độc hại hơn các loại băng keo khác.
Bình luận (0)
Phu Duong
Xem chi tiết
nguyen kieu ly na
8 tháng 5 2017 lúc 9:07

ko vức rác bừa bãi quanh sân trường , ko bức lá bẻ cành, vệ sinh sạch sẽ lớp học, ......

Bình luận (0)
Kelbin Noo
8 tháng 5 2017 lúc 9:08

ta cần:

- trồng cây xung quanh trường

- k xả rách bừa bãi

- cần quét lá cây xung quanh san trường

...

Bình luận (0)
Hoilamgj
8 tháng 5 2017 lúc 9:31

Chúng ta cần:

+ Luôn quét dọn trường học thật sạch sẽ.

+ Không xả rác bừa bãi.

+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.

+ Không bứt lá, bẻ cành.

+ Trồng thêm các loài hoa và cây xanh.

Bình luận (0)
Dũng Quốc
Xem chi tiết
Chi Nguyễn Khánh
20 tháng 8 2017 lúc 9:59

Câu 1:

- Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như ô nhiễm môi trường.

- Theo em những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là:

+ Khi khai thác phải có sự cho phép của nhà nước.

+ Khi phát hiện thấy hiện tượng khai thác rừng quá mức hoặc trái phép phải thông báo cho các chú kiểm lâm hoặc các cơ quan chức năng.

- Liên hệ tới bản thân em :

+ Tuyên truyền với mọi người về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

+ ......

Câu 2:

- Ý kiến đó hoàn toàn sai.

- Vì nếu mà phá rừng ngập mặn ra nuôi tôm thì sẽ có nhiều những rủi ro khi mà mùa lũ về thì sẽ cuốn tôm đi gây ra thiệt hại nặng nề.

P/s: đấy là ý kiến của mk bạn cũng có thể tham khảo trên mạng nữa nhé !!!vui

Bình luận (0)
Đặng Thiện
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 5 2017 lúc 9:42

Câu 1:Cai này tự liên hệ trong cuộc sống và bản thân nhé

Câu n2:Chúng ta đều biết câu chuyện về Người dơi, người anh hùng đã đứng lên bảo vệ cho công lý và sự chính trực. Vậy lý do trở thành Người dơi của người anh hùng này là gì? Người dơi muốn đối mặt với nỗi sợ những con dơi của mình bằng cách biến nỗi sợ hãi ấy thành một nguồn sức mạnh vô song. Thậm chí cả những người can đảm nhất cũng vẫn có nỗi sợ hãi của riêng họ. Bạn có sợ thứ gì đó hữu hình như nhện hay độ cao? Cũng có thể bạn sợ thất bại, thay đổi hay điều gì đó khó xác định hơn. Nhưng dù nỗi sợ của bạn là gì, hãy học cách thừa nhận, đối mặt và làm chủ nỗi sợ hãi để không gì có thể ngăn cản bước chân bạn trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Linh Phương
7 tháng 5 2017 lúc 9:53

Câu 1: Liên hệ với bản thân:

- Khi em bị lạc người thân

- Khi em cần sự giúp đỡ của một ai đó về bài tập

- Cần giúp khi có người lạ đòi vào nhà

..................

Câu 2:

- Muốn thành công thì phải có thất bại, muốn vượt qua sợ hãi thử thách thì phải đương đầu với nó...Có người đã từng nói " Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là đương đầu với nó ". Tại sao lại nói như vậy? Vì khi con người gặp những khó khăn, những vật chướng cần phải có cách giairi quyết hợp lí, hay những lúc khó khăn bí nhất chúng ta phải chọn cho mình con đường đi sao cho con đường ấy phải thuận lợi và có mục đích hướng tới mục tiêu của bản thân đưa ra.Nói tóm lại câu nói trên nhằm mục đích định hướng cho con người cách sống, cách thực hiện một công việc không phải thấy khó mà bỏ chạy, nếu có ý chí, có lòng quyết tâm thì phải đương đầu với nó, chiến thắng nó cách dễ dàng nhất.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Diệu Linh
22 tháng 5 2017 lúc 19:03
Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù hầu hết lãnh thổ là bán khô hạn hoặc hoang mạc, song Úc sở hữu các môi trường sống đa dạng từ những bãi hoang núi cao đến rừng mưa nhiệt đới, và được công nhận là một quốc gia đa dạng sinh học siêu cấp. Do là lục địa có tuổi lâu năm, các hình thái thời tiết thay đổi cực độ, và cô lập lâu dài về địa lý, phần lớn quần thể sinh vật của Úc có sự khác biệt và đa dạng. Xấp xỉ 84% loài thú, trên 45% loài chim, và 89% loài cá ven bờ và vùng ôn đới là loài đặc hữu.[3] Úc là quốc gia có số loài bò sát lớn nhất thế giới, với 755 loài.[4]

Trong số các động vật nổi tiếng của Úc có các loài đơn huyệt (như thú mỏ vịt và thú lông nhím); một loạt loài thú có túi bao gồm kangaroo (chuột túi), koala (gấu không đuôi), và Vombatidae (gấu túi), và các loài chim như đà điểu châu Úc và chim bói cá kookaburra. Úc là nơi có nhiều loại động vật nguy hiểm, bao gồm một số loài rắn độc nhất trên thế giới.[5] Người Nam Đảo đưa chó Dingo đến Úc- giống người này trao đổi mậu dịch với thổ dân Úc- khoảng năm 3000 TCN.[6] Nhiều loài động thực vật bị tuyệt chủng ngay sau khi những người đầu tiên đến định cư,[7] bao gồm quần thể động vật cỡ lớn Úc (Australian megafauna); nhiều loài khác biến mất sau khi người châu Âu đến định cư, trong số đó có Thylacinus cynocephalus (sói túi).[8][9]

Chim[sửa | sửa mã nguồn]

Hơn 800 loài chim được liệt kê ở Úc,[10] thì có khoảng 50% số loài là không có ở các nơi khác. Chúng bao gồm các loài hút mật từ nhỏ đến lớn, đà điểu không biết bay, đứng cao gần hai mét, đà điểu trong tự nhiên là trên các đồng cỏ, các khu rừng khô sclerophyll và trên các thảo nguyên. Rất nhiều loài chim nước, chim biển và các loài chim cư ngụ trong các khu rừng và các khu rừng sinh thái mở. Ví dụ như đà điểu đầu mèo, thiên nga đen, chim cánh cụt, bói cá, thiên cầm (chim trời) và các loài chim tước currawong. Ngoài ra còn chim cánh cụt trên Đảo Kangaroo ở miền Nam Australia và Đảo Philip ở bang Victoria.

Có thể nhìn thấy thiên cầm Albert ở Công Viên Quốc gia Mt Warning và rừng mưa Gondwana quanh vùng nội địa Golden Coast. Quan sát loài thiên cầm phổ biến hơn ở Dãy Dandenong, Công Viên Quốc gia Kinglake quanh Melbourne, Công Viên Quốc gia Royal và vùng Illawarra ở phía nam Sydney, ngoài ra còn ở bang Victoria và một số các công viên quốc gia dọc theo bờ biển phía đông nước Úc. Chim bói cá, được biết đến nhiều nhất với tiếng kêu giống như tiếng cười ngặt nghẻo của con người, thường thấy nhất vào lúc hoàng hôn và bình minh. Có 55 loài vẹt ở Úc, chúng có màu sắc sặc sỡ, bao gồm một loạt các loài chim đẹp lộng lẫy thuộc cùng họ như vẹt có mào, vẹt có cựa, vẹt lorikeet, vẹt xám, vẹt đuôi dài và yến phụng.

Bò sát[sửa | sửa mã nguồn]

Lục địa Úc có nhiều loài rắn độc hơn bất kỳ châu lục nào, thực tế là có 21 loài trên tổng số 25 loài cực độc trên thế giới. Nhưng không phải tất cả đều là rắn độc, lục địa này cũng có một số loại trăn cảnh và rắn trên cây. Úc còn có các loài cá sấu, các loài nước ngọt và nước mặn. Có năm loài rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng làm tổ và đẻ trứng trên bãi biển theo mùa nhất định và tám loài rùa nước ngọt.

Lục địa Úc cũng có rất nhiều loài thằn lằn, ‘rồng’ và con nhông (thằn lằn chúa), bao gồm loài kỳ thú như Thằn Lằn Da Xếp và Rồng Có Râu. Công viên quốc gia Kimberley có 178 loài bò sát với loài đáng chú ý hơn cả là Thằn Lằn Cổ Xếp và Thằn Lằn ‘ta ta’ ở khắp mọi nơi, thằn lằn gai sống trong môi trường sống sa mạc. Nhiều các loài bò sát bao gồm rồng có râu, thằn lằn lưỡi xanh ở Cao Nguyên Australia và Dải Flinders ở miền Nam Úc.

Động vật biển[sửa | sửa mã nguồn]

Môi trường biển của nước Úc là nơi sinh sống của khoảng 4000 trong tổng số 22.000 loài cá, cũng như 30 trong số 58 loại tảo biển trên thế giới. Nơi đây cũng có hệ san hô rộng lớn nhất trên thế giới, rặng san hô Great Barrier Reef nằm trong danh sách di sản thế giới, ở đó có rất nhiều loài cá nhiều màu sắc, bao gồm cả loài cá hề và có khoảng 1700 loại san hô khác nhau.

Các loài sinh vật biển lớn hơn có thế kể đến là loài cá mập trắng, cá voi lưng gù, cá voi orca, bò biển, rất nhiều loài cá heo và một số loài cá mập. Cá heo sống dọc các bãi biển ở bờ đông và bờ tây từ Tháng Năm đến Tháng Mười Một. Rặng san hô Ningaloo ở miền Tây Úc là một trong những nơi sống của cá voi. Đảo Kangaroo là nơi hải cẩu Úc sống trong tự nhiên.

Thú[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Dê hoang ở Úc Một con chuột túi

Nước Úc không có những loài động vật ăn thịt to lớn, chó dingo, hay chó hoang, là loài động vật ăn thịt lớn nhất ở đây, đặc biệt là Quỷ Tasmanian.[11] Những loài động vật ăn thịt khác gồm có thú ăn kiến có túi, chồn đốm, nhưng không có loài nào trong số này lớn hơn kích thước trung bình của một con mèo nuôi. Người ta có thể thấy chó hoang dingo khắp nước Úc, trừ vùng Tasmania. Nơi có thể thấy chúng nhiều nhất là Đảo Fraser ở Queensland, Kimberly ở Tây Úc và trên các sa mạc của Vùng Tự Trị Miền Bắc và Nam Úc.

Thú ăn kiến có túi có ở miền Tây Úc. Thú Tasmanian trong tự nhiên ở vùng Tasmania. Rất khó để quan sát loài chồn đốm đang có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên, nhưng chúng sinh sống trong những khu rừng ẩm ướt ở vùng đông nam nước Úc và khu vực Tasmania, và một khu vực nhỏ ở miền bắc Queensland. Ngoài ra còn chuột túi Bilby, một thành viên của gia đình chuột túi ở Tây Úc.

Nước Úc có hơn 140 loài thú có túi, như kangaroo, wallaby, koala, và wombat, với hơn 55 loài kangaroo và wallaby bản địa khác nhau. Kangaroo và wallaby có kích thước và trọng lượng rất khác nhau, dao động từ nửa kilôgram đến 90 kilôgram. Sự khác biệt chính giữa chúng là kích thước — wallaby thường nhỏ hơn. Ước tính số kangaroo của Úc nằm trong khoảng từ 30 đến 60 triệu con.

Có thể dễ dàng thấy kangaroo trong tự nhiên ở hầu hết các vùng nông thôn nước Úc. Ở Victoria, Wallaby có mặt ở khắp nơi trên đất nước Úc, đặc biệt là ở những vùng hẻo lánh, vùng núi đá và vùng có địa hình gồ ghề. Thú có túi koala không phải là một con gấu, sống ở dọc theo bờ biển phía đông. Wombat là loài động vật đào hang to khỏe, có cân nặng lên đến 36 kilôgram. Cũng rất khó thấy chúng trong tự nhiên.

Một nhóm động vật khác chỉ có ở Úc là động vật đơn huyệt, hay còn gọi là các loài động vật có vú đẻ trứng. Loài đặc biệt nhất là loài thú mỏ vịt, một loài động vật sống ở dưới sông với cái mỏ giống như mỏ vịt, lông không thấm nước và bàn chân có màng. Thủ mỏ vịt thường sống trong những hang đào ở bờ sông. Chúng rất nhút nhát và rất khó nhìn thấy chúng, chúng ở các bờ biển phía đông trong các dòng suối nhỏ và các con sông tĩnh lặng. thú lông nhím, hay loài ăn kiến, là một loài đơn huyệt khác, có lưỡi dài và dính và bộ lông đầy gai giống như con nhím

Bình luận (0)