Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Lê Mỹ Dung
Xem chi tiết
Trịnh Gang
Xem chi tiết
An Anh Kiều
Xem chi tiết
Nguyễn Thúy Diễm
24 tháng 11 2017 lúc 19:28

Minh có thái độ như vậy là sai. Chúng ta phải ý thức trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của con, cháu đối với đối tượng ông bà, không được tỏ thái độ khó chịu, có hành vi ngược đãi với người lớn tuổi. Mình chỉ góp ý vậy thôi, vui

Bình luận (0)
Bùi Thị Huyền Mai
27 tháng 11 2017 lúc 21:46

do la hanhvi ko ton trong ng lon

Bình luận (0)
Dương Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Thúy Diễm
24 tháng 11 2017 lúc 19:37

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của nhân dân ta có rất nhiềụ câu ca dao nói về truyền thống đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong đó có một câu ca dao nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, đồng thời cũng khuyên chúng ta luôn phải ghi nhớ đền đáp công lao của cha mẹ. Đó là câu: '' ''Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.''

Chữ hiếu ở đây được hiếu theo nghĩa thuận là mang nội dung tốt đẹp, không chỉ là sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ, mà còn là cách cư xử sao cho đúng với giá trị đạo đức của một người con. Hiếu là biểu hiện của lòng biết ơn và sự đền đáp công ơn của chúng ta dù có đi đâu, ở vào hoàn cảnh nào ta cũng phải luôn nhớ về cha mẹ.

Sống ở đời, ai cũng hiếu, con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có cha mẹ. Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, ta đã phải chịu ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Theo thời gian, ta lớn lên là nhờ có dòng sữa ngọt ngào và miếng cơm manh áo mà cha mẹ đã phải đổ mồ hỏi sôi nước mắt mới mang lại được. Suốt tuổi thơ của ta, ta được cha mẹ nâng niu, chiều chuộng. Những bài học đầu tiên của cha và những lời ru của mẹ đã khiến cho tuổi thơ của ta trôi qua êm đềm. Ngay cừ những bước đi đầu tiên, mới chập chừng vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ là những ngọn đèn mà suốt cuộc đời họ soi sáng con đường cho chung ta đi. Ngày ta thực sự trưởng thành có lẽ chính là ngày vui nhất trong đời cha mẹ. Mặc cho tuổi xuân của mình vùn vụt trôi qua, cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con cái, để đánh đổi lấy những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Chính vì vậy mà để ghi nhớ đền đáp công lao to lớn của cha mẹ, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Khi ở gần cha mẹ, ta phải làm cho cha mẹ vui lòng để bù đắp lại những ngày tháng vất vả mà cha mẹ đã nuôi nâng dạy dỗ ta. Suốt cuộc đời của mình, không lúc nào ta không kính trọng, biết ơn và thương yêu cha mẹ. Khi còn nhỏ, ta phải học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, không để cha mẹ buồn lòng. Khi cha mẹ đau ốm, ta sẽ luôn ở bên cha mọ và tận tình chăm sóc. Khi trưởng thành dù có di đâu, ta cũng luôn nhớ về cha mẹ, và ta phải giáo dục con cháu ta sau này luôn luôn ghi nhớ công ơn của ông bà. Có vậy thì ta mới thực sự là một người con hiếu thảo.

Câu ca dao này tuy ngắn gọn nhưng súc tích, dă giúp chúng ta phần nào thấy được trách nhiệm của mình đối với cha mẹ, đồng thời câu ca dao cũng khuyên ta rằng sống ở đời phải luôn ghi nhớ và đền đáp công ơn của cha mẹ.


Bình luận (0)
gia bao
23 tháng 11 2017 lúc 19:48

- Quyền lợi: Lợi ích được hưởng, mà người khác không được xâm phạm đến
- Nghĩa vụ: Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác. Lao động là nghĩa vụ của mỗi người. Nghĩa vụ công dân. Nộp thuế. Nghĩa vụ quân sự ...

Bình luận (0)
nguyen thanh nga
26 tháng 11 2017 lúc 15:32

Quyền là những việc mà một người được làm mà không bị ai ngăn cản, hạn chế.

Nghĩa vụ là việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác.

Bình luận (0)
lê trần văn minh
15 tháng 1 2018 lúc 21:26
Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn luôn là một chế định cơ bản của luật Hiến pháp Việt Nam. Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản bao giờ cũng giữ một vị trí quan trọng.

Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, do đó mối quan hệ Nhà nước – công dân là mối quan hệ qua lại cùng có trách nhiệm. Mối quan hệ Nhà nước – công dân đó thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Các nghĩa vụ của nhà nước được xác định trong Hiến pháp nói riêng, trong pháp luật nói chung dưới hình thức các nhiệm vụ của Nhà nước, của các cơ quan nhà nước cụ thể hoặc dưới hình thức các quyền công dân và những đảm bảo của nó. Còn trách nhiệm của công dân đối với nhà nước và xã hội được ghi trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật dưới hình thức nghĩa vụ công dân.

Các quyền và nghĩa vụ công dân được ghi nhận trong Hiến pháp được gọi là các quyền và nghĩa vụ cơ bản, trước hết vì nó xác định những mối quan hệ cơ bản nhất giữa nhà nước và công dân. Thứ hai, vì những quyền và nghĩa vụ ấy được qui định trong luật cơ bản của nhà nước. Bởi lẽ đó, các quyền và nghĩa vụ của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp là cơ sở chủ yếu, có ý nghĩa quyết định để xác định địa vị pháp lý của công dân. Đó là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ khác của công dân, ở mọi cấp độ và trong mọi ngành luật.

Chúng ta có thể định nghĩa quyền và nghĩa vụ cơ bản của mọi công dân như sau:

Quyền cơ bản là khả năng của mỗi công dân được tự do lựa chọn hành động. Khả năng đó được nhà nước ta ghi nhận trong Hiến pháp và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Nghĩa vụ cơ bản là sự tất yếu phải hành động của mỗi công dân vì lợi ích của toàn thể Nhà nước và xã hội. Sự tất yếu đó được Nhà nước qui định trong Hiến pháp và bảo đảm thực hiện bằng mọi biện pháp, kể cả biện pháp cưỡng chế.

Bình luận (0)
Anh Thơ Nguyễn
Xem chi tiết
nguyenthihab
28 tháng 9 2017 lúc 21:47

con cái cx có vai trò rất quan trọng trong gia đình,gia đình luôn quan tâm con cái đúng mực ko nuông chiều quá mức thì con lớn lên sẽ là một người tốt có ích cho gđ xh đất nước.khi về gia con cái chăm sóc ông bà cha mẹ,xử lý mọi việc.Có con cái trong nhà như thêm một mục đích sống vui cửa vui nhả ,nhộn nhịp vui tươi tiếng cười cx từ đó mà xuất hiện nhiều lên trên môi mỗi người.gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi tâm hòn trẻ ...ý thức trẻ cx bắt nguồn từ gia đình,cx như câu ns của xu-khôm-lin-xki:"Con người ta có ba điều bất hạnh : cái chết, sự già nua và con cái hư hỏng. Sự già nua là điều không tránh khỏi, cái chết rất nghiệt ngã. Trước những nỗi bất hạnh này, không ai đóng kín cửa nhà mình lại được. Nhưng gia đình có thể phòng ngừa những đứa con hư như phòng ngừa hỏa hoạn. Điều này không chỉ tùy thuộc vào cha mẹ mà còn tùy thuộc vào các em là những đứa con.

đúng vậy,cái chêt,sự già nua và con cái hư hỏng là ko thể tránh khỏi...cái chết có thể đến vs ta bất kì lúc nào hôm này ,ngày mai tương lai ko ai bt trước đc,có nhiều cái chết:chết vì bệnh , chết vì tai nạn hay những cái chết dường như vô nghĩa:thất tình,vì tiền ..tóm lại có vô vàn thứ chết ,cx đều là chết nhưng những cái chết đó đều có sự khác nhau, người ta ns đó là bất hạnh thư nhất,cái bất hạnh thứ 2 đó là sự già đi,một con người cx như cái cây ngào trời kia giờ đang xanh tốt nhưng khi thời gian trôi qua thì thanh xuân cx từ đó mà trôi theo ko có ji là mãi mãi cx chẳng có ji là vĩnh hằng chẳng qua chỉ theo lẽ thự nhiên thôi ai cx sẽ già đi rồi chết,đó là lẽ thường thôi nhưng cx ko một ai tránh khỏi.ngoài ra có những thứ khác như hỏa hoạn , con hư thì lại có thể đề phòng ngừa:sự giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống,góp phần tạo nên hạnh phúc của mỗi gia đình nói riêng và xã hội nói chung.Song giáo dục ngoài yếu tố nhà trường cũng còn ảnh hưởng bởi những yếu tố vô cùng quan trọng khác như:cha mẹ và bản thân mỗi đứa trẻ.Mỗi gia đình,ngay từ bây giờ,hãy chung tay xây đắp việc giáo dục con em mình ,tạo nên hạnh phúc gia đình là đã góp một phần vô cùng quan trọng vào tương lai của chính bản thân mình,của con em mình và cho cả xã hội. cha mẹ nuôi dương ta chỉ là một phần còn tùy thuộc vào chính bản thân ta.nhưng điều mà ta nên bt cha mẹ sẽ rất đau khổ nếu họ mất đi đứa con của mk,vs họ con cái luôn là nguồn động viên lớn nhất,luôn là mục đích sống của họ,giúp họ đứng lên sau một lần vấp ngã và ta cx vậy . tất cả nằm trong tay ta,nếu ta bt giữ lấy thì thứ đó luôn tồn tại nhưng khi mà mất đi rồi thì tìm lại là rất khó.

Bình luận (0)
lê trần văn minh
15 tháng 1 2018 lúc 21:28

bài giảng gdcd 7 bài 10 giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ

Bình luận (1)
Narry Candy
Xem chi tiết
Trần Minh Phong
28 tháng 7 2017 lúc 20:05

Theo mk thì việc nấu cơm dọn dẹp nhà cửa k vi phạm quyền trẻ em

bởi:

+) Việc nấu cơm dọn dẹp nhà cửa chỉ thể hiện sự quan tâm ( chia sẻ,giúp đỡ nhau trong công việc ) đối với cha mẹ ,ông bà trong cuộc sống hàng ngày.

+)Theo nghĩa vụ và bổn phận của trẻ em thì việc giúp đỡ,chăm sóc,....ông bà cha mẹ là 1 việc hiển nhiên , dù chỉ là 1 việc nhỏ thì chúng ta cũng nên làm . Nếu đến những việc nhỏ nhoi vừa sức mk mà chúng ta k làm thì sẽ bị coi là đứa con bất hiếu ,sống k có đạo đức và sẽ bị xh lên án.Bởi thế mà k chỉ giúp đỡ các thành viên trong gia đình bằng việc dọn dẹp nhà cửa hay nấu ăn ,chúng ta còn lên làm nhiều việc hơn nữa để k phụ sự yêu thương , chăm sóc của cha mẹ dành cho mỗi đứa con như chúng ta.

Bình luận (0)
Quách Thị Anh Thư
29 tháng 7 2017 lúc 20:42

Có đấy bạn ạ nếu bạn là người con bất hiếu!

Bình luận (3)
Vô Danh
30 tháng 7 2017 lúc 12:43

Câu hỏi hay đến ... dễ sợ batngo

Chắc vua mới k lm những vc đấyhiha

Bình luận (0)
Huong Nguyen
Xem chi tiết
thiên thương nguyễn ngọc
30 tháng 7 2017 lúc 13:30

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ÔNG BÀ

- cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, ko đc phân biệt đối xử giữa các con, ko đc ngược đãi, xúc phạm con

- ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu thành niên

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CON CHÁU

- con cháu có bổn phận yêu quí, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, nghiêm cấm hành vi xúc phạm ông bà, cha mẹ

Bình luận (0)
lê trần văn minh
15 tháng 1 2018 lúc 21:29

Có câu nói "Trái tim người mẹ là vực sâu muôn trượng mà ở dưới đáy, bạn sẽ luôn tìm thấy sự tha thứ". Đúng vậy, mẹ luôn bao dung cho mọi khuyết điểm của mình. Bà không hề phàn nàn hay trách cứ chúng ta mỗi khi chúng ta thất bại. Nuôi con khó nhọc từ khi còn trong trứng nước đến khi con trưởng thành mẹ chẳng hề than vãn. Tần tảo sớm khuya mẹ vì con,vì gia đình bỏ quên cả nhưng mơ ước hoài bão ấp ủ trong lòng. Khi thấy con trưởng thành, trở thành một người tốt, thành công trong cuộc đời mẹ tự hào, mẹ vui mừng. Một đời khó nhọc mẹ chưa bao giờ nói ra.
Ngày 20/10 đến gần, con xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các bà mẹ trên thế giới. Cảm ơn mẹ đã cho con hình hài, sự sống. Cảm ơn mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên người. Hai tiếng cảm ơn chẳng đủ để đáp lại công ơn trời biển của mẹ. Mẹ ơi!

Người phụ nữ tôi yêu nhất đó chính là mẹ. Người đã ban cho tôi hình hài, sự sống, cho tôi những bước chân chập chững đầu đời.Và có câu nói "Trái tim người mẹ là vực sâu muôn trượng mà ở dưới đáy, bạn sẽ luôn tìm thấy sự tha thứ"
Đúng vậy, mẹ luôn bao dung cho mọi khuyết điểm của mình. Con nhớ những ngày còn bé, mẹ thường bắt tay cho con tập viết, mỗi tối mẹ dạy con làm toán, tập đọc, mùi thơm dìu dìu tỏa ra từ người mẹ khiến con cảm thấy an tâm. Khi lớn hơn một chút, mẹ dạy con nấu cơm, nấu thức ăn, dạy con làm những chiếc bánh ngọt xinh xắn.
Mẹ biết không, ngày mẹ đi, con đã rất rất buồn. Nhiều lúc con từng nghĩ có phải con đã làm gì sai nên mẹ mới rời đi hay không? Từ ngày mẹ đi, ngôi nhà mình thiếu đi tiếng người, bố cũng trở nên lạnh lùng hơn, nghiêm khắc hơn và cũng ít nói hơn nữa. Mỗi tối con vẫn thấy bố lôi ảnh cưới của bố và mẹ ra nhìn, từ trong mắt bố con thấy được sự đau đớn giằng xé. Anh trai cũng trưởng thành hơn, biết suy nghĩ tính toan cho gia đình. Nhưng có lẽ, một lần tổn thương, còn và anh trai sẽ tự xây dựng cho mình một bức tường bao bọc lấy mình và không cho ai đến gần nữa đâu. Bời vì con sợ, sợ lòng ích kỷ của con người sẽ lại cướp đi thứ tình cảm mà con quý trọng một lần nữa.
Mẹ không hề phàn nàn hay trách cứ chúng ta mỗi khi chúng ta thất bại. Nuôi con khó nhọc từ khi còn trong trứng nước đến khi con trưởng thành mẹ chẳng hề than vãn. Tần tảo sớm khuya mẹ vì con,vì gia đình bỏ quên cả nhưng mơ ước hoài bão ấp ủ trong lòng. Khi thấy con trưởng thành, trở thành một người tốt, thành công trong cuộc đời mẹ tự hào, mẹ vui mừng. Một đời khó nhọc mẹ chưa bao giờ nói ra.
Cho dù bao năm tháng trôi qua, tôi cũng không thể quên được sự săn sóc dịu dàng của mẹ như đang nâng niu và yêu quý một trân bảo vô giá. Mẹ là người đã dắt bước tôi vào cuộc sống, cho tôi dũng khí để bước tiếp trên con đường đời đầy trông gai này.
Con xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các bà mẹ trên thế giới. Cảm ơn mẹ đã cho con hình hài, sự sống. Cảm ơn mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên người. Hai tiếng cảm ơn chẳng đủ để đáp lại công ơn trời biển của mẹ. Mẹ ơi!

Bình luận (0)
BW_P&A
16 tháng 1 2017 lúc 20:43

Tầm quan trọng của những ai trong gia đình hả bạn

Hay tất cả luôn

Bình luận (0)
BW_P&A
16 tháng 1 2017 lúc 20:45

Trong tiến trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người, GĐ đóng vai trò hết sức quan trọng. Mỗi con người từ khi mới là phôi thai trong bụng mẹ, rồi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay đều gắn liền với GĐ. Trong cuộc sống mỗi người rất khác nhau, giàu nghèo, sang hèn, địa vị cao thấp..., nhưng tất cả đều gắn liền với GĐ. Từ xa xưa, cha ông ta đã có “Đạo minh gia huấn” để giáo dục nhân cách sống cho mỗi cá nhân trong từng GĐ, cùng với những luật lệ nghiêm khắc đối với những hành vi sai trái của mỗi con người trước GĐ, dòng họ và xã hội. GĐ chính là chỗ dựa vững chắc bảo vệ cho mỗi cá nhân, mỗi thành viên của GĐ trước mọi phong ba trong cuộc sống. GĐ là nơi tổ ấm của mỗi người, là nơi con người được sinh ra và lớn lên, gửi gắm tình cảm, đón nhận tình cảm và sự yêu thương suốt cả cuộc đời. GĐ là trường học đặc biệt đầu tiên của mỗi người, tại trường học đầu tiên và đặc biệt này, người cha, người mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách, cũng như phát triển về thể lực, trí lực của con cái.

Trong GĐ, ông bà, cha mẹ, anh chị, cô dì, chú bác là những tấm gương sáng để các thế hệ nối tiếp noi theo. Việc giáo dục và hình thành nhân cách cho mỗi con người trong GĐ có tính chất đặt nền móng, mang tính truyền thống gia phong, thực hiện những bước đi đầu tiên. GĐ là trung tâm xuất phát điểm của giáo dục con người, là cơ sở của những nền tảng giáo dục con người, GĐ có vai trò đặc biệt trong việc xã hội hóa giáo dục con người. Như vậy, tầm quan trọng của GĐ trong việc hình thành nhân cách con người mang đậm nét đặc trưng của con người Việt Nam đối với thực tế xã hội trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hội nhập quốc tế nhằm xây dựng và củng cố thiết chế GĐ Việt Nam là việc làm cấp bách hết sức cần thiết.

Từ những lý do trên, các cơ quan chức năng và toàn thể xã hội hãy cùng chung tay, thường xuyên tuyên truyền, vận động và có những giải pháp hữu hiệu kết hợp cùng GĐ ngăn chặn để các tệ nạn xã hội không có cơ hội thâm nhập vào con em mình, vào GĐ mình, dòng họ mình. Bằng những hành động cụ thể, thiết thực tích cực như: tuyên truyền, học tập, nâng cao kiến thức về mọi mặt, đặc biệt là trang bị kiến thức về cách phòng, chống các loại tệ nạn xã hội cho mọi thành viên trong xã hội. Xây dựng và giữ gìn hạnh phúc GĐ trên nền móng vững chắc là mọi thành viên trong GĐ luôn quan tâm chăm sóc lẫn nhau, dành mọi tình cảm yêu thương cho nhau trong GĐ, phần ưu tiên dành cho con trẻ, điều đặc biệt là phải giáo dục con cái bằng tình yêu thương của cha mẹ nhưng không nuông chiều con cái thái quá, không nên mắng chửi, sỉ nhục hoặc đánh đập con cái, cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn cho con cái, gần gũi, tâm tình, chia sẻ cởi mở cùng con cái như những người bạn, định hướng giúp đỡ con cái tháo giỡ những khó khăn, vướng mắc, tránh vấp ngã, sai lầm trong cuộc sống. Cha mẹ luôn quan tâm tới các mối quan hệ của con cái, chỉ dẫn giúp con cái phân biệt những điều đúng, sai, xấu, tốt.Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, hơn bao giờ hết vai trò giáo dục con cái trong mỗi GĐ càng phải được chú trọng, nhưng không ít khó khăn, phức tạp. Đạo đức xã hội đang bị xuống cấp và ngày càng có nhiều cặp vợ chồng ly hôn, mối liên kết GĐ tan vỡ, đẩy con cái lâm vào cảnh bế tắc về tinh thần cũng như mọi mặt trong cuộc sống. Mặt khác, các bậc cha mẹ bị cuốn hút nhiều vào công việc làm ăn, ít có thời gian dành cho con cái và GĐ, nhiều GĐ phó mặc con em mình cho nhà trường và xã hội, làm cho trẻ em bị thiếu thốn, bị hụt hẫng về tình cảm cũng như mọi mặt của cuộc sống, dễ bị bạn bè và các phần tử xấu rủ rê, lôi kéo vào con đường xấu như: trốn học, tụ tập, cờ bạc, trộm cắp, tiêm chích ma tuý...

Trong trường hợp không may cho những GĐ có trẻ em hư, GĐ phải có thái độ mềm mỏng, dịu dàng nhưng kiên quyết, cha mẹ dùng tình yêu thương của mình để khuyên ngăn con cái, tìm mọi giải pháp giúp cho con cái đoạn tuyệt với những sai lầm mà con cái đã mắc phải, trong trường hợp này cha mẹ phải thật sự là tấm gương cho con cái noi theo và là chỗ dựa vững chắc nhất về mọi mặt để con cái vượt qua chính mình trở thành người tốt, tự tin hòa nhập trở lại với GĐ, dòng họ và cộng đồng. Giúp cho con cái làm quen, thực hiện các chuẩn mực trong GĐ và ngoài xã hội, điều chỉnh nhận thức để có khả năng giao tiếp phù hợp trong các mối quan hệ xã hội. Việc GĐ giáo dục con cái và các thành viên trong GĐ thông qua các mối quan hệ đặc biệt giữa vai trò của những thành viên trong GĐ. Đó là quan hệ ruột thịt giữa mẹ và con, quan hệ huyết thống giữa cha và con, tình cảm của anh chị em ruột, của bố mẹ, của ông bà. Quá trình xã hội hóa con cái và các cá nhân bắt đầu từ khi mỗi thành viên có sự xác định vị trí, vai trò của từng cá nhân trong mối quan hệ ấy. GĐ thông qua thái độ, tâm lý, tình cảm và mối liên hệ thường xuyên, bền bỉ, khéo léo truyền thụ cho mỗi cá nhân những mẫu mực, hành vi xã hội để ứng xử trong GĐ và ngoài xã hội. Qua mối quan hệ đặc biệt, thái độ, tình cảm tâm lý GĐ từng bước uốn nắn những lệch lạc hành vi, ngăn chặn những hành vi trái với chuẩn mực xã hội ở từng cá nhân.

GĐ còn là nơi lưu gữi, bảo tồn, truyền dạy, phát huy tốt nhất cho các thành viên trong GĐ những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như tiếp nhận những giá trị văn hóa hiện đại tạo nên những giá trị văn hoá tốt đẹp, vừa truyền thống vừa hiện đại. Từ đó, góp phần hình thành nên nhân cách con người Việt Nam hoàn thiện và chuẩn mực vừa truyền thống, góp phần gữi gìn bản sắc văn hoá GĐ truyền thống của dân tộc, vừa hiện đại góp phần đưa GĐ truyền thống Việt Nam hòa nhập vào xu thế hiện đại, nhưng vẫn phải giữ được sắc thái riêng không bị trộn lẫn vào cái chung và kế thừa, tiếp thu có chọn lọc. Cần phải củng cố thiết chế GĐ, xây dựng mạng lưới liên kết giữa GĐ - nhà trường - xã hội trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho mỗi thành viên trong xã hội. Để có thể xây dựng, củng cố GĐ mãi mãi là pháo đài vững chắc không còn riêng của mỗi GĐ mà là việc cấp bách, cần thiết của các cơ quan chức năng, các cấp, ngành và toàn xã hội.

Bình luận (0)